Hồng hoa
Hồng hoa là một loại thực vật lâu đời nhất thế giới, nổi tiếng với nhiều công dụng tuyệt vời trong cả đời sống và sức khỏe con người. Đây là vị thuốc Đông y được dùng nhiều để chữa đau bụng kinh, điều hoà kinh nguyệt, hậu sản, viêm dạ con, viêm dạ dày, viêm phổi, cấm khẩu,… Tìm hiểu về vị thuốc quý này cũng như các các bài thuốc chữa bệnh, lưu ý khi dùng trong bài viết dưới đây.
Cây hồng hoa là cây gì?
Mặc dù là một loại thực vật lâu đời rất quen thuộc trên thế giới nhưng không phải ai cũng biết đến loại cây này. Mỗi địa phương khác nhau lại có những tên gọi khác nhau dành cho loại cây này.
- Tên gọi chung: Cây Hồng hoa. Ngoài ra, hoa của cây gọi là hoa Rum, hạt của cây gọi là hạt kham.
- Các tên gọi khác: Hồng lam hoa, Thảo hồng hoa, Đỗ hồng hoa, Hồng hoa thái, Mạt trích hoa, Tạng hồng hoa, Sinh hoa, Hồng lan hoa, Kết hồng hoa, Tán hồng hoa, Trích hoa, Đơn hoa, Thạch sinh hoa, Tây Tạng hồng hoa, Tiền bình hồng hoa, Lạp hồng hoa, Hoàng lan hoa, Nguyên hồng hoa, Dương hồng hoa,…
- Danh pháp hai phần Carthamus Tinctorius L thuộc họ Cúc – Asteraceae.
Lý giải về nguồn gốc tên gọi như sau: Thực chất cây có bông hoa đặc trưng bởi màu vàng tươi, da cam và đỏ. Tại Việt Nam và Trung Quốc chủ yếu xuất hiện loại hoa màu đỏ nên mới quen gọi là hồng hoa.
Đặc điểm thực vật và phân biệt
Trong thiên nhiên, cây hồng hoa mang nhiều đặc điểm của họ Cúc, là một cây thân thảo.
Dưới đây là những đặc điểm thực vật của cây.
- Cây thân thảo mọc thẳng đứng, cao khoảng từ 0.6 – 1m hoặc hơn, thân cây nhỏ, nhẵn, trên thân có các vạch dọc, phía trên phân thành cành.
- Lá cây mọc so le, gần như không có cuống, gốc lá ôm lấy thân cây, dài khoảng 5 – 8cm, rộng 2 – 3 cm. Đầu lá nhọn, mép có răng cưa nhọn không đều, phiến lá trơn, có màu xanh sẫm, gân chính giữa lá lồi cao.
- Hoa mọc thành cụm, một cụm hoa chứa nhiều hoa nhỏ mọc gộp lại thành gù hình cầu rất đẹp ở ngọn và chót cành, có nhiều lá bắc có gai bao quanh. Hoa có màu đỏ cam, có ống dài hình tên, phần trên có 5 cánh đỏ, ở giữa là hoa cái nhuỵ vàng. Khi mới nở, hoa có các sợi màu vàng dài khoảng 2 – 4cm, sau đó chuyển dần sang màu đỏ, thường nở rộ vào tháng 6 đến tháng 8.
- Cây kết quả dưới ống vào tháng 7 – tháng 9, quả hồng hoa là quả bế có hình trứng, có 4 cạnh lồi.
Nhiều người thường nhầm lẫn cây hồng hoa với cây atiso. Hoa atiso cũng có tên gọi khác là hồng hoa nhưng đây là hai loại khác nhau.
Ngoài ra, hồng hoa sau khi thu hoạch rất giống với nhuỵ hoa nghệ Tây Saffron, đều có những sợi màu đỏ. Tuy nhiên sợi Saffron dài hơn và giá thành cũng đắt hơn rất nhiều.
Nguồn gốc và phân bổ địa lý
Cây hồng hoa là giống cây quý, được phát hiện nhiều nhất ở các nước Trung Quốc, Ai Cập, Ấn Độ, Pháp, Đức, Nhật,…
Trong đó, giống cây trồng ở Tứ Xuyên, Hà Nam, An Huy, Tây Tạng (Trung Quốc) có giá trị được ưa chuộng nhất.
Đặc biệt, hồng hoa Tây Tạng (Phiên hồng hoa, Lệ hồng hoa) được tìm thấy ở Tây Tạng và Âu Uyên rất đắt tiền và tốt nhất trong các loại hồng hoa.
Tại Việt Nam, loại cây này được trồng nhiều ở khu vực cao nguyên, thung lũng, chủ yếu ở Hà Giang và đang được nhân giống bằng hạt ra nhiều tỉnh thành khác thuộc trung du miền núi phía Bắc.
Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, sản lượng hồng hoa tại nước ta chưa cao, không đủ để đáp ứng nhu cầu trong nước. Do đó, nước ta vẫn phải nhập khẩu dược liệu này từ Trung Quốc.
Thu hoạch và bào chế dược liệu
Vào mùa hè, hoa bắt đầu nở rộ, khi cánh hoa chuyển từ màu vàng sang màu đỏ thì có thể thu hoạch được. Lưu ý không nên thu hoạch hoa đã rụng, hoa vừa nở có màu vàng, chỉ lấy hoa có màu đỏ tươi.
Sau khi thu hoạch về, người ta tiến hành bào chế dược liệu theo các cách sau:
- Cách 1: Sơ chế hoa, bỏ đài hoa chỉ giữ lại cánh hoa, sau đó gói thành từng bánh, đem phơi ở nơi thông thoáng, nhiều gió và có ánh nắng cho khô. Lưu ý có thể phơi dưới bóng râm nhưng không phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời tránh bị đổi màu.
- Cách 2: Bỏ đài hoa, giữ lại cánh hoa rồi giã nát, vắt thành từng bánh, đem phơi khô.
Hạt của cây hồng hoa có chứa nhiều protein và dầu, nên tận dụng để ép lấy dầu sử dụng hàng ngày.
Sau khi bào chế, dược liệu hồng hoa có những đặc điểm như:
- Cánh hoa hình ống dài hơn 13mm, khô teo lại như tơ, xẻ thành 5 thuỳ có phiến thuỳ hình dải hẹp, dài khoảng 6.5mm.
- Có màu hồng hoặc hồng tím, nhị đực màu vàng nhạt, chính giữa có trụ đầu màu nâu nhạt.
- Chất nhẹ xốp, có mùi rất thơm và đặc trưng.
Lưu ý: Dược liệu này rất dễ bị đổi màu, mất dược tính, dễ bị hút ẩm, hay bị rơi vụn, mốc, do đó cần để nơi thoáng mát, trong túi kín và có gói hút ẩm.
Những tác dụng của hồng hoa dược liệu
Từ hàng ngàn năm nay, dược liệu hồng hoa đã được tin dùng và sử dụng. Không chỉ thế, có rất nhiều nghiên cứu khoa học hiện đại cũng chứng minh rằng, đây là dược liệu rất tốt cho sức khỏe con người.
Công dụng của hồng hoa theo Y học cổ truyền
Các tài liệu cổ ghi chép rằng, vị thuốc hồng hoa có vị cay, tính ấm và được quy vào 2 kinh Tâm, Can.
Dược liệu này có tác dụng hoạt huyết, khu ứ, phá ứ huyết, sinh huyết mới, thông kinh,…
Chủ trị các chứng bế kinh, kinh ứ trệ, đau bụng kinh, sản dịch sau sinh, đau bụng sau sinh, chứng trưng hà tích tụ, hôn mê cấm khẩu, thai chết lưu, lở sưng tấy, đau nhức, máu huyết ứ đau do chấn thương, ban chẩn, đau khớp,…
Nghiên cứu hiện đại về dược liệu
Theo nghiên cứu, trong cây hồng hoa có chứa 2 sắc tố chủ đạo là gluxit và carthamin, chiếm 0.3 – 0.6%, màu đỏ không tan trong nước còn màu vàng tan trong nước. Khi đi vào cơ thể sẽ chuyển hoá iso carthamin thành luteolin 7 – glucoside, carthami và 3 – rhamnoglucoside.
Ngoài ra, trong thảo dược còn chứa các thành phần như: 25 – 30% tinh dầu (với 90% hàm lượng glycerin, axit béo, nonanl, galactose,…),15% protein, benzene, ethyl acetate, decanal, gatatose, hexanol,…
Trong hạt hồng hoa có chứa 12 – 15% protein, 20 – 30% dầu. Dầu hoa chứa thành phần glycerid của acid béo không trung hoà.
Nhờ đó, cây thuốc này có rất nhiều công dụng như:
- Tăng co bóp tử cung, giúp tử cung co bóp đều, nếu dùng lượng lớn làm hoạt động co bóp tăng nhịp có thể làm rung cơ tử cung.
- Tăng hưng phấn thời gian ngắn với cơ trơn của ruột.
- Hạ huyết áp, tăng lưu thông tuần hoàn máu, tăng lưu lượng máu truyền đến tim, động mạch vành.
- Ức chế ngưng tập tiểu cầu, ngừa nhồi máu cơ tim, co mạch máu ở thận, phế quản,…
- Chữa trị các bệnh phụ khoa ở phụ nữ như rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh,…
15 + bài thuốc chữa bệnh từ hồng hoa hiệu quả và đơn giản nhất
Hồng hoa là một dược liệu có dược tính mạnh, được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc Đông y chữa bệnh. Dưới đây là những bài thuốc hữu hiệu nhất, được lưu truyền bao đời nay trong dân gian mà bạn có thể tham khảo sử dụng.
Chữa đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ
Trong Đông y, chứng đau bụng kinh ở phụ nữ còn được gọi là thống kinh, đau bụng quằn quại, khó chịu trong thời kỳ hành kinh.
Dân gian có rất nhiều bài thuốc hay để trị chứng thống kinh như sau:
- Bài thuốc 1 (Hồng lam hoa tửu): Dùng 10g dược liệu sắc cùng 200ml rượu trắng đến khi vơi còn một nửa thì chia thành 3 phần uống hết trong một ngày.
- Bài thuốc 2: Sử dụng 5g hồng hoa, 10g mỗi loại gồm xuyên khung, hương phụ, diên hồ sách, đương quy đem sắc thành nước thuốc để uống. Phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt nên uống liên tục 3 – 5 ngày trước khi đến chu kỳ hành kinh mới.
Trị bế kinh, kinh nguyệt không thông sinh đau bụng
Nhiều phụ nữ gặp phải tình trạng kinh nguyệt không thông hay còn gọi là bế kinh, dẫn đến ứ huyết, tích tụ thành khối cục lớn, sinh ra đau bụng kinh, thậm chí nhiều người còn đau quằn quại không chịu nổi. Khi đó, có thể dùng bài thuốc sau để đả thông kinh huyết.
Bài thuốc 3:
- Chuẩn bị các vị thuốc gồm hồng hoa, diên hồ sách, xích thược, đương quy, ích mẫu, sinh địa, xuyên khung, cân đối lấy chừng 3 – 4 lượng.
- Sắc các vị thuốc cùng 2 bát tô rưỡi nước (khoảng 1 lít) cho đến khi còn ⅓ thì chia thành 3 phần uống 3 buổi khi còn nóng.
- Hoặc đem các dược liệu tán thành bột, luyện cùng mật làm thành viên hoàn to bằng hạt long nhãn. Mỗi lần uống 10 viên cùng với nước đun sôi hoặc rượu trắng.
Hồng hoa chữa các chứng bệnh sau sinh ở phụ nữ
Phụ nữ sau sinh có thể gặp các chứng bệnh như máu xấu không ra hết, chứng huyễn vựng sau sinh (huyết áp tăng cao), buồn bực khó chịu,… có thể dùng hồng hoa để chữa.
- Bài thuốc 4 – Sau sinh máu xấu không ra hết: Dùng 3g hồng hoa, 10g sơn tra, 15g ích mẫu thảo pha cùng đường đỏ vừa uống.
- Bài thuốc 5 – Chữa huyễn vựng sau sinh, buồn bực khó chịu: Dùng 1 lượng dược liệu đem tán thành bột mịn, sắc cùng với rượu để uống. Trong trường hợp bị cấm khẩu thì cạy răng đổ nước thuốc vào, thêm một ít đồng tiện (nước đái trẻ em).
Bên cạnh đó, nếu phụ nữ mang thai không may nóng quá dẫn đến thai chết lưu trong bụng mẹ, phải trục ra ngoài thì dùng cách sau:
Bài thuốc 6 – Trục thai chết lưu
- Rửa sạch dược liệu cùng với nước muối pha loãng, đem sắc thành nước thuốc.
- Cho phụ nữ uống cùng với đồng tiện mỗi ngày một lần đến khi bào thai chết lưu được trục ra ngoài.
Tác dụng của hồng hoa trong điều trị chấn thương ngoại khoa
Khi gặp các chấn thương ngoại khoa gây đau nhức, sưng tấy,…thì dược liệu này là một vị thuốc hữu hiệu để giảm đau, ngăn chặn nhiễm trùng, phục hồi nhanh chóng.
- Bài thuốc 7: Sắc 10g mỗi loại gồm hồng hoa, đào nhân, đương quy, sài hồ, thêm 8g đại hoàng cùng với nước và rượu (tỷ lệ 1:1) để uống hàng ngày.
- Bài thuốc 8: Tán bột mịn các vị thuốc gồm 120g mỗi loại hồng hoa, đương quy, đào nhân, 240g chi tử, rồi trộn đều với giấm thành hỗn hợp sền sệt, đun cho nóng và đắp vào vùng bị đau.
- Bài thuốc 9: Giã nát hồng hoa tươi, chắt lấy phần nước cốt, chia uống liên tục mỗi ngày 3 lần.
Chữa các bệnh tai – mũi – họng
Đây là một dược liệu quý được sử dụng để chữa nhiều bệnh liên quan đến đường tai, mũi, họng.
Các bài thuốc được lưu truyền trong dân gian như sau:
- Bài thuốc 10 – Chữa thối tai, chảy nước vàng: Dùng 5g hồng hoa, 5g lá bạc hà, 5g nước cốt lá kim ty hà diệp tán thành bột, trộn cùng ít phèn chua rồi thổi vào tai bị viêm.
- Bài thuốc 11 – Trị thối tai: Tán 13g hồng hoa, 18g bạch phèn khô thành bột mịn, dùng làm bột thuốc chấm mủ ở lỗ tai cho sach. Nếu trường hợp không có hoa tươi thì có thể dùng cành hoặc lá đều được, hoặc nếu không có bạch phèn có thể dùng độc vị hồng hoa.
- Bài thuốc 12 – Cổ họng bị sưng, tắc nghẽn: Vắt bánh hồng hoa để lấy nước cốt, uống mỗi lần 1 chén, ngày 2 – 3 lần cho đến khi khỏi hoàn toàn.
- Bài thuốc 13 – Nghẹn cổ không ăn được: Hái thứ đầu dược liệu, đem tẩm với giấm và rượu rồi sấy khô, huyết kiệt tán thành bột, đem thuốc bột này trộn tiếp với giấm rượu rồi đem chưng cách thuỷ. Cho người bệnh nuốt dần thuốc ngay khi còn đang nóng.
Chữa xuất huyết não, liệt nửa người
Với bài thuốc này, trước khi dùng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dùng để hỗ trợ điều trị, không nên tự ý sử dụng.
Bài thuốc 14:
- Chuẩn bị các cây thuốc gồm hồng hoa, chỉ hoàng liên, hoàng kỳ, cam thảo, đương quy, bạch thược, sinh địa, đem rửa sạch.
- Sau đó sắc thuốc cùng 700ml nước trong khoảng 30 phút.
Mỗi ngày uống 1 thang thuốc, duy trì sử dụng trong 1 – 2 tháng kết hợp với điều trị theo phác đồ của bác sĩ.
Ứng dụng dược liệu trong chữa bệnh mạch vành
Thầy thuốc Vương Đại Tuấn cho 100 bệnh nhân mắc bệnh mạch vành dùng 50% dịch chiết xuất từ dược liệu hoà cùng dung dịch glucoz, chích bắp, nhỏ giọt tĩnh mạch.
Kết quả cho thấy có 80,8% chuyển biến tốt.
Bên cạnh đó, đối với bệnh cao huyết áp, xơ cứng động mạch não cũng cho kết quả nhất định. Tuy nhiên, tác dụng này cần có thời gian nghiên cứu thêm trước khi ứng dụng vào thực tiễn.
Công dụng của hồng hoa với loét dạ dày tá tràng
Dược liệu này cũng có tác dụng tích cực với bệnh nhân bị loét dạ dày, hành tá tràng.
Bài thuốc 15:
- 60g dược liệu kết hợp cùng 12 quả đại táo rửa sạch rồi sắc cùng 300ml nước cho đến khi còn một nửa.
- Lọc phần nước thuốc, hoà thêm 60g mật ong vào trộn đều, ăn ngay khi còn nóng.
Mỗi ngày ăn một lần, dùng liên tục trong 20 thang sẽ thấy có hiệu quả tích cực, giảm đau bụng, giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh dạ dày.
Phòng và chữa bệnh đậu mùa, sởi
Các bài thuốc thực hiện như sau:
- Bài thuốc 16 – Phòng ngừa bệnh sởi: Mỗi ngày nhai và nuốt 3 – 5 hạt hồng hoa.
- Bài thuốc 17 – Chữa ban sởi, sởi khó mọc ra: Sắc nước thuốc từ 1 chỉ rưỡi hồng hoa, 1 chỉ hoàng liên, 2 chỉ đương quy, 2 chỉ từ hảo, 3 chỉ đại thanh diệp, 3 chỉ ngựa bàng tử, 3 chỉ liên kiều, 3 chỉ cát căn, 8 phân cam thảo cùng 1 lít nước và uống trong ngày.
- Bài thuốc 18 – Phòng đậu mùa hoặc giữ đậu mùa không lan vào mắt: Dùng dược liệu đã chế, bôi xoa lên trên mí mắt, quanh mắt, đuôi mắt lúc mới khỏi lên đậu mùa.
- Bài thuốc 19 – Chữa đậu mùa, đậu mộc, đậu đinh: Tán hồng hoa, băng phiến và trân châu thành bột mịn. Sau đó cạy các nốt đậu cho ra máu độc rồi xức thuốc bột lên, băng bó lại.
Hồng hoa dùng như thế nào cho hiệu quả và an toàn?
Đây là một dược liệu có dược tính rất mạnh, nếu dùng sai cách và tuỳ ý có thể gây ra những tác dụng phụ, thậm chí nguy hại đến sức khoẻ. Do đó, trước khi sử dụng dược liệu này bạn cần lưu ý những điều dưới đây:
- Phụ nữ có thai dùng vào sẽ gây sảy thai cực kỳ nguy hiểm, phụ nữ kinh nguyệt nhiều cũng không được dùng.
- Vị thuốc có tác dụng bổ huyết, nhưng chỉ nên dùng ở liều lượng nhỏ, dùng quá nhiều sẽ gây tiêu huyết, hành huyết, phá huyết, không ngưng được sẽ rất nguy hiểm. Mỗi ngày chỉ nên dùng 3 – 10g dược liệu dạng sắc nước uống.
- Dược liệu này pha với một ít đồng tiện (nước đái trẻ em) có thể giải độc, trị ứ huyết, tan sưng tấy, đau bụng,… rất hiệu quả. Nhưng nếu dùng quá liều sẽ làm huyết đi mãi không thôi, đôi khi huyết đi ngược lên rất nguy hiểm.
- Hồng hoa kỵ với trầm hương, xạ hương, tuyệt đối không dùng chung để tránh nguy hiểm.
- Thảo dược nếu sử dụng đúng cách thì rất an toàn, không gây tác dụng phụ, tuy nhiên một số cơ địa nhạy cảm có thể xuất hiện các triệu chứng dị ứng, bất thường. Trong trường hợp này cần ngưng sử dụng, nếu triệu chứng diễn biến nặng cần đến ngay bệnh viện để kiểm tra.
- Không nên sử dụng dược liệu trong thời gian quá dài có thể ảnh hưởng đến cơ thể. Khi dùng phải tuân thủ tuyệt đối chỉ định của thầy thuốc, dùng đúng liều, đúng lượng, đúng thời gian.
- Để nhận biết hồng hoa thật có thể thử như sau, nếu cho vào chén nước thấy ấm thấy nước chuyển sang màu đỏ tươi như máu hoặc sau khi phơi 2 – 3 lần vẫn giữ nguyên màu đỏ là thật.
- Bên cạnh dùng trong các bài thuốc, dược liệu này còn có thể dùng để nhai sống trực tiếp, sắc nước uống hoặc ngâm rượu thuốc đều rất tốt. Hiệu quả điều trị của các bài thuốc còn tuỳ thuộc vào cơ địa và sự tương thích của từng người, cần kiên trì sử dụng và tuân thủ nghiêm chỉnh hướng dẫn của thầy thuốc.
Hồng hoa giá bao nhiêu, mua ở đâu?
Dược liệu hồng hoa là một vị thuốc rất đắt đỏ và quý hiếm. Hiện nay, giá dược liệu trên thị trường đang dao động trong khoảng 8 trăm nghìn đến 1 triệu đồng/kg tuỳ thuộc sự khan hiếm thị trường.
Đặc biệt, loại hồng hoa Tây Tạng còn có giá đắt hơn rất nhiều nhưng tương đối hiếm, rất dễ bị làm giả.
Bạn có thể tìm mua tại các cửa hàng thuốc Đông y, đại lý dược liệu hoặc mua online nhưng cần cẩn trọng. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều địa chỉ bán dược liệu giả, nhuộm màu, trà trộn cây cỏ không có giá trị hoặc bào chế không đạt chuẩn gây mốc, nấm, đổi màu hoa rất nguy hiểm khi sử dụng.
Vậy nên mua hồng hoa dược liệu ở đâu thì đảm bảo chất lượng tốt nhất và an toàn nhất hiện nay?
Tại trung tâm nghiên cứu và nuôi trồng Vietfarm, hồng hoa được chúng tôi nuôi trồng trực tiếp tại vùng chuyên canh dược liệu Hà Giang. Dược liệu đầu vào cam kết được nuôi trồng đạt chuẩn GACP – WHO, sạch, không dùng hoá chất, phân bón, thuốc trừ sâu,..
Vào thời điểm sáng sớm, khi hồng hoa đã nở rộ và chuyển sang màu đỏ, các chuyên gia nhận định đã đến thời điểm để thu hoạch. Dược liệu sẽ được thu hoạch và bào chế thành dạng sấy khô, đóng gói trong túi sang trọng, không dùng chất bảo quản, trọng lượng 1kg và 0.5kg.
Tại Vietfarm, giá dược liệu đang được niêm yết là 425.000 VNĐ/ túi 0.5kg. Các đại lý mua sỉ hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để nhận báo giá tốt nhất cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn khác.
Hồng hoa là một dược liệu quý và tương đối hiếm, được sử dụng nhiều trong các bài thuốc dân gian chữa bệnh. Trên đây là những thông tin tổng quan về dược liệu mà bạn đọc có thể tham khảo và thực hiện. Tuy nhiên trước khi sử dụng bất kỳ bài thuốc nào, bạn cũng nên tham khảo ý kiến người có chuyên môn để đảm bảo phù hợp với cơ thể và an toàn nhất.