Cây chi tử
Cây chi tử chắc hẳn không còn xa lạ với người dân Việt Nam. Chúng xuất hiện rất nhiều trong các mẹo dân gian và bài thuốc Đông y trị bệnh, rất tốt cho sức khỏe. Mặc dù mọc hoang ở nhiều khu vực, tuy nhiên không ít người bị nhầm lẫn loại cây này với những cây dại khác. Để biết rõ đặc điểm nhận dạng, công dụng và lưu ý quan trọng khi sử dụng, bạn nên tham khảo nội dung được chia sẻ ở bài viết dưới đây.
Thông tin cần biết về cây chi tử
Cây chi tử mọc hoang ở nhiều nơi tại Việt Nam, tuy nhiên lại là cây thuốc quý, có nhiều công dụng đối với sức khỏe. Người ta còn gọi cây chi tử với nhiều cái tên khác nhau như cây dành dành, tiên chi, trư đào, lục chi tử, sơn chi tử, sơn chi, hoàng hương ảnh từ,.. Tên khoa học của nó là Gardenia augusta (L.) Merr. Loại cây này thuộc họ cà phê – Rubiaceae.
Đặc điểm nhận biết của cây chi tử
Chi tử là loại cây mọc hoang, không phải ai cũng biết đến và phân biệt với một số cây dại khác. Một số đặc điểm nhận biết của cây chi tử như sau:
- Đây là cây thân nhẵn, nhỏ, rễ chùm.
- Lá mọc đối xứng hoặc mọc vòng 3, phần phiến lá có hình bầu dục dài, thuôn trái xoan, gân nổi rõ, tạo thành mảng.
- Hoa chi tử màu trắng, rất thơm, mọc đơn độc ở cành và nở từ tháng 4 đến tháng 11, bởi vậy rất nhiều người sử dụng làm cây cảnh trong nhà.
- Loại cây này có quả hình thoi, dài từ 2 – 4,5cm, đường kính từ 1 – 2cm. Quả màu cam, đỏ nâu, nâm xám, hiện rõ 5 – 8 đường gờ chạy dọc theo quả, giữa 2 gờ là rãnh nổi rõ. Ngay trên đỉnh của quả lõm có 5 – 8 lá đài, thường bị gãy cụt, vỏ quả mỏng và giòn.
- Quả chi tử có hạt bên trong nhỏ, màu cam, nâu đỏ hoặc nâu đen, ngoài vỏ có nhiều hạt mịn. Cây cho quả từ tháng 5 đến tháng 12 hàng năm.
Cây chi tử mọc ở đâu và phân bổ như thế nào?
Cây chi tử là một loại cây nhiệt đớt, ưa ẩm và thường mọc lên ngay gần khu vực sông nước. Trên thế giới, cây được tìm ở một số nước châu Á như Triều Tiên, Nhật Bản, Trung Quốc…
Tại Việt Nam, loai cây này mọc hoang ở nhiều nơi tại vùng đồng bằng, trung du phía Bắc như Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam… Ngoài ra tại một số địa phương thuộc miền Trung như Nghệ An, Hà Tĩnh… cũng xuất hiện loại thuốc này.
Thu hoạch và bào chế
Với cây chi tử, quả là bộ phận được dùng để chữa bệnh. Quả chi tử thường sai quả từ tháng 5 đến tháng 12. Quả chỉ nên được thu hoạch khi vỏ quả đã chuyển hẳn sang màu vàng. Bởi lẽ nếu hái quá muộn hoặc hái quá sớm đều có thể ảnh hưởng tới tác dụng của dược liệu này với sức khỏe con người.
Sau khi thu hoạch về, việc bào chế phải được thực hiện theo những cách dưới đây:
- Bỏ vỏ, tai ở quả và chỉ sử dụng hạt để ngâm với nước sắc cam thảo trong một đêm. Sau khi ngâm xong, vớt hạt ra phơi khô rồi tán thành bột và dùng dần.
- Ngay sau khi thu hoạch quả về, đem phơi hoặc sấy khô. Lưu ý khi sấy cần phải để lửa to rồi sau đó giảm dần nhỏ lửa và đảo đều tay cho quả được sấy đều.
- Quả chín khi thu hoạch về kẹp với phèn chua và cho lên nước đun trong khoảng 20 phút. Sau đó vớt ra phơi khô và rồi sấy giòn. Khi sử dụng, có thể sử dung trực tiếp hoặc sao vàng tùy thuộc mục đích dùng của người bệnh.
Quả chi tử sau khi được phơi khô hoặc sấy sẽ có hình bầu dụcm hai đầu nhỏ dần. Vỏ bên ngoài có mày nâu, bóng mượt và đôi khi là màu vàng đỏ, có nhiều gân nhỏ xung quanh.
Với loại dược liệu này, khi chế biến xong phải được bảo quản tại nơi thoáng mát, khô ráo để tránh mốc mọt và thuốc sẽ giữ nguyên được công dụng.
Tác dụng của cây chi tử đối với sức khỏe con người
Dù là một loại cây mọc hoang ở nhiều nơi nhưng ít người biết rằng, cây chi tử là một loại dược liệu vàng cho sức khỏe. Điều này đã được kiểm chứng ngay trong cả y học cổ truyền cũng như nghiên cứu khoa học hiện đại.
Công dụng theo y học cổ truyền
Theo Đông y, quả chi tử có tính hàn, vị đắng, khống có độc tố và có quy kinh vào tâm, phế vị. Bởi vậy mà công dụng của cây tri tử theo y học cổ truyển như sau:
- Chữa mất ngủ, bồn chồn, khó chịu.
- Giảm chứng huyết trệ dưới rốn, tiểu không thông.
- Thanh nhiệt, lợi thấp ở thượng tiêu, tham tiêu, lương huyết, thanh uất nhiệt ở phần huyết.
- Màu vàng của chi tử còn được tận dụng làm màu nhuộm khi chế biến thức ăn.
Công dụng theo nghiên cứu khoa học hiện đại
Trong nghiên cứu khoa học, cây chi tử có chứa các thành phần: Methyl Deacetylaspelurosidate, Geniposide, Gardenoside, Shanzhiside, Deacetylaspelurosidic acid, Chlorogenic acid, Crocetin, Genipin-1-Gentiobioside….
Các thành phần này có công dụng tốt trong việc điều trị nhiều bệnh lý.
- Các hoạt chất như geniposide, genipin và crocin có trong cây chi tử giúp bảo vệ thần kinh hoặc các chứng bệnh về rối loạn chức năng ty thể. Đồng thời chúng giúp điều hòa apoptosis và các hoạt chết chống viêm.
- Dầu được chiết xuất từ thành phần chi tử có khả năng hỗ trợ điều trị chứng trầm cảm qua các tín hiệu trung gian ở não.
- Một số thực nghiệm trên động vật đã chỉ ra rằng thành phần của loại dược liệu này có khả năng ức chế, ngăn cản sự gia tăng của bilirubin trong máu, từ đó kích thích sự co bóp của túi mật.
- Các thành phần có trong cây chi tử có tác dụng ức chế khuẩn mủ xanh, trực khuẩn lỵ và tụ cầu vàng.
- Ngoài ra, cây chi tử có tác dụng hạ sốt, giải nhiệt rất hiệu quả.
Các bài thuốc chữa bệnh từ cây chi tử
Thông thường, người bệnh chỉ sử dụng quả chi tử để chữa bệnh. Trong dân gian có rất nhiều bài thuốc từ loại cây này điều trị bệnh rất hiệu quả. Dưới đây là một số bài thuốc phổ biến và được nhiều người bệnh áp dụng trong quá trình chữa trị.
Bài thuốc điều trị ho ra máu và thổ huyết
Các dưỡng chất có trong cây chi tử giúp điều trị ho ra máu và thổ huyết hiệu quả. Với bài thuốc này, người bệnh cần phải thực hiện theo các bước sau:
Chuẩn bị nguyên liệu: 20 gam cát căn, 20 gam hoa hòe và 20 gam chi tử.
Cách làm:
- Với cát căn và chi tử, đem sao vàng đều tay.
- Đun các nguyên liệu cùng 500ml nước, khi nước sôi thì cho nhỏ lửa, đun khoảng 20 phút cho tới các dưỡng chất ngấm ra nước thì tắt bếp.
- Khi sử dụng, người bệnh có thể cho thêm 1 chút muối để dễ uống hơn.
Bài thuốc điều trị tiểu ít, tiểu rắt và buốt
Sự kết hợp của cây chi tử với các loại dược liệu khác có khả năng điều trị chứng tiểu rắt, tiểu ít và buốt.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Chi tử
- 12gr mộc thông
- 12gr hạt mã đề
- 12gr biển súc
- 12gr hoạt thạch
- 12 gr cù mạch
- 6gr cam thảo nướng
- 8gr đại hoàng
Cách làm:
- Đun 700ml cùng với các nguyên liệu. Đun sôi khoảng 20-25 phút, cho tới khi nước còn lại khoảng 150ml.
- Chia thành 2 lần uống và uống trong ngày.
- Với mỗi liệu trình, sử dụng khoảng 10 đến 15 ngày, kiên trì sẽ thấy được hiệu quả rõ rệt.
Bài thuốc điều trị cảm lạnh, buồn nôn, hạ sốt
Bài thuốc 1: Điều trị cảm lạnh, buồn nôn
Chuẩn bị nguyên liệu: 10gr tinh tre, 10gr trần bì, 10gr chi tử, 5gr gừng tươi.
Cách làm:
- Sao vàng chi tử cho đều tay.
- Sau đó đem tất cả nguyên liệu đun cùng 800ml nước, khi nước sôi để nhỏ lửa, đun khoảng 20 – 25 phút để nước chỉ còn 200ml thì tắt bếp.
- Chia thuốc thành 2 lần uống và sử dụng trong ngày.
- Nên uống khi thuốc còn ấm và kiên trì dùng trong 5 ngày để thấy được hiệu quả.
Bài thuốc 2: Hạ sốt
Chuẩn bị nguyên liệu: 14 chi tử và 4gr hương sị.
Cách làm:
- Đun các dược liệu cùng 500ml nước. Khi nước sôi thì để lửa nhỏ hơn và đun khoảng 20 phút cho tới khi nước chỉ còn 150ml.
- Mỗi ngày nên dùng 1 thang thuốc và sử dụng trong 3 ngày liên tiếp, giúp hạ sốt, trị cảm.
Bài thuốc điều trị bệnh trĩ đơn giản
Có không ít những công thức điều trị bệnh trĩ đơn giản đến từ những nguyên liệu trong tự nhiên. Với cây chỉ tử, dược liệu này có khả năng điều trị bệnh lý về trĩ nhẹ ngay tại nhà.
Chuẩn bị nguyên liệu: Bột tán chi tử, vaseline.
Cách làm:
- Bột quả chi tử đốt cháy đen.
- Trộn đều hỗn hợp bột chi tử với vaseline và thoa đều lên vùng bị trĩ.
- Bôi mỗi ngày 2 lần, các búi trĩ sẽ co nhỏ lại, giảm đau và sưng viêm hiệu quả.
Bài thuốc điều trị bong gân do chấn thương
Bong gân, chấn thương là tình trạng thường xuyên gặp phải, đặc biệt đối với nam giới. Bên cạnh sử dụng những liều thuốc Tây y thì điều trị bằng cây chi tử cũng rất tốt và tiết kiệm.
Chuẩn bị nguyên liệu: Chi tử sống, bột mì và lòng trắng trứng gà.
Cách làm:
- Tán quả chi tử thành bột và trộn đều với lòng trắng trứng, bột mì, tạo thành một hỗn hợp.
- Đắp hỗn hợp lên khu vực bị đau nhức. Các dưỡng chất có trong nguyên liệu giúp giảm đau, chống viêm rất tốt.
Bài thuốc điều trị chứng mắt đỏ kèm táo bón
Bệnh lý đau mắt đỏ kèm táo bón xuất hiện thường xuyên ở người bệnh. Khi gặp triệu chứng này, người bệnh thực hiện theo cách dưới đây.
Chuẩn bị nguyên liệu: 7 quả chi tử tươi và 12 gam bột đại hoàng.
Cách làm:
- Quả chi tử nướng chín và đun cùng 500ml nước.
- Đun sôi rồi vặn nhỏ lửa cho tới khi chỉ còn 150ml nước và các dưỡng chất cũng đã ngấm ra nước thuốc.
- Bỏ bã và thêm bột đại hoàng vào hòa cũng thuốc. Sử dụng ngay khi còn nóng sẽ dễ uống hơn.
Bài thuốc điều trị bệnh lý vàng da, viêm gan
Gan không được xử lý hiệu quả sẽ dẫn tới bệnh lý vàng da. Với trẻ sơ sinh, tình trạng vàng da thường xuyên xảy ra và thường sẽ tự hết. Tuy nhiên, với người trưởng thành, đây là biểu hiện của viêm nhiễm. Điều trị vàng da từ cây chi tử theo công thức dưới đây.
Chuẩn bị nguyên liệu: 13 gam chi tử và 20 gam nhân trần.
Cách làm:
- Đun các nguyên liệu cùng 1 lít nước. Đun trong khoảng 20 phút và chỉ còn 300ml nước.
- Sử dụng thuốc 3 lần một ngày.
- Người bệnh cần kiên trì thực hiện, uống điều độ để thấy được hiệu quả rõ rệt.
Những lưu ý khi sử dụng cây thuốc chi tử
Là một dược liệu quý và điều trị được nhiều nhiều bệnh lý khác nhau. Tuy nhiên, khi sử dụng cây chi tử, người bệnh cũng cần phải lưu ý những vấn đề sau đây:
- Cần phải tìm hiểu kỹ những dược liệu khác khi kết hợp với cây chỉ tử để điều trị bệnh, tránh việc các nguyên liệu kỵ nhau, gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
- Khi sử dụng các bài thuốc từ cây chi tử, người bệnh cần phải kiên trì áp dụng để thấy được hiệu quả tốt hơn.
- Dù là dược liệu an toàn, tuy nhiên với phụ nữ và trẻ em cần phải cẩn thận khi sử dụng. Để chắc chắn hơn, tốt nhất nên tham khảo ý kiến và lời khuyên của bác sĩ trước khi dùng.
- Người bệnh không được phép tự ý kết hợp giữa thuốc Tây cùng với các bài thuốc của cây chi tử.
- Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, người bệnh sẽ có liều lượng sử dụng khác nhau để việc điều trị bệnh đạt được hiệu quả tốt nhất.
Cây chi tử mua ở đâu? Giá bao nhiêu
Là một loại dược liệu mọc hoang ở nhiều nơi nhưng không phải ai cũng có thể dễ dàng nhận biết được cây chi tử. Trong trường hợp thu hái nhầm lẫn sẽ dẫn tới nhiều hậu quả khôn lường. Vậy nên, việc lựa chọn vật liệu đã được sấy khô để sử dụng là biện pháp an toàn và tiện dụng cho người dùng.
Hiện nay, có không ít các cửa hàng, đại lý dược liệu bán cây chi tử với nhiều giá thành khác nhau. Tuy nhiên, các bạn nên lựa chọn một địa điểm uy tín, chất lượng và có thương hiệu để chất lượng của sản phẩm được đảm bảo.
Tại Việt Nam, Trung tâm nghiên cứu và nuôi trồng Vietfarm được biết đến là địa điểm tin cậy để khách hàng lựa chọn. Dược liệu cây chi tử trồng và thu hoạch trong khu vực trồng dược liệu sạch, đạt chuẩn GACP – WHO, được đặt tại Vĩnh Phúc, Hưng Yên. Tất cả các quy trình đều được đảm bảo an toàn về chất lượng sản phẩm.
Mua cây chỉ từ tại Vietfarm sẽ được đóng gói trong túi 0.5 kg và 1 kg để đảm bảo không bị mối mọt, ẩm mốc. Giá một sản phẩm nặng 0.5 kg có giá 125.000 đồng.
Trên đây là đặc điểm, công năng và những bài thuốc chữa bệnh về cây chi tử – dược liệu vàng cho sức khỏe. Để việc điều trị bệnh hiệu quả hơn, người bệnh nên tham khảo kỹ lời khuyên của bác sĩ trước khi sử dụng. Hy vọng rằng, những chia sẻ trên đây của Vietfarm cung cấp là nguồn thông tin bổ ích với quý bạn đọc.