Rượu Rết Có Tác Dụng Gì? Sử Dụng Thế Nào Không Ngộ Độc
Trong Y học cổ truyền, rượu rết được đánh giá rất cao bởi tác dụng điều trị bệnh hiệu quả, đặc biệt là các bệnh đau nhức xương khớp, mụn nhọt mẩn ngứa,… Tuy nhiên, không ít người bị ngộ độc sau khi sử dụng loại rượu này, nguyên do là gì? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ chi tiết về công dụng, cách ngâm cũng như cách sử dụng chuẩn xác, giúp bạn có thêm một bài thuốc quý để cải thiện sức khỏe bản thân.
Rượu rết có tác dụng gì? Ngỡ ngàng với 5 lợi ích cho sức khỏe
Rết còn có tên gọi khác như Tức thư hoặc Ngô công, theo đó, rết ngâm rượu trị bệnh gì là câu hỏi nhận được rất nhiều sự quan tâm. Dựa vào các tài liệu Y học cổ truyền, rết có tính ấm, vị cay và đi vào Kinh can. Còn theo nghiên cứu của Y học hiện đại, trong rượu rết có chứa các hoạt chất như acid amin, arginine, lysine, ornithine,… Đây đều là các hoạt chất mạnh, mang nhiều công dụng điều trị bệnh. Cụ thể, khi đem rết ngâm rượu, sử dụng xoa bóp đều đặn mỗi ngày sẽ mang đến những công dụng tuyệt vời như:
- Chữa đau nhức xương khớp: Chỉ cần sử dụng mỗi ngày 2 lần, thực hiện liên tục trong 3 tuần chắc chắn các cơn đau nhức xương khớp ngón tay, đầu gối, đau vai gáy, thoát vị đĩa đệm được giảm nhanh chóng và dứt điểm.
- Rượu ngâm rết trị mụn: Trong rượu rết có chứa nhiều chất kháng viêm, giảm sưng. Vì vậy, sử dụng rượu rết bôi lên các nốt mụn giúp vết mụn nhanh xẹp, tiêu mủ trong thời gian ngắn.
- Cắt cơn động kinh, trị đau đầu: Nhờ hoạt chất strychnin có trong rượu rết, giúp hỗ trợ cắt cơn động kinh, co giật, trị đau đầu vô cùng hiệu quả.
- Ức chế ung thư phát triển: Rượu rết ngâm được nghiên cứu có khả năng ức chế ung thư phát triển. Các chất chống oxy hóa trong rết cản trở sự hình thành và ngăn ngừa lan rộng của tế bào ung thư.
Bạn đã biết chưa: Cách Ngâm Rượu Yến Phát Huy 7 Công Dụng Tốt Cho Sức Khỏe
Ngoài ra, rết ngâm rượu cũng được sử dụng trong quá trình điều trị các căn bệnh như: Chữa liệt dây thần kinh VII ngoại vi, thiên đầu thống, tai biến mạch máu não, lao hạch, trị rắn độc cắn,…
Cách ngâm rượu rết xoa bóp chuẩn Y học cổ truyền
Đem rết ngâm với rượu là phương pháp tốt nhất để phát huy công dụng cho sức khỏe. Tuy nhiên, trong rết có nọc độc nên cần ngâm đúng cách để đảm bảo an toàn cho quá trình sử dụng. Vậy cách ngâm rượu rết sống như thế nào? Dưới đây là chi tiết từng công đoạn từ chọn nguyên liệu, hướng dẫn ngâm và hướng dẫn bảo quản rượu ngâm rết chuẩn Y học cổ truyền.
Chọn nguyên liệu:
- Chọn rết: Chọn con rết to, dài khoảng 6 – 12cm, lưng đen, thân dẹt, chân bụng đỏ vàng.
- Rượu trắng: Dùng loại rượu trắng từ 40 đến 45 độ, được ủ men và nấu theo phương pháp truyền thống để đảm bảo hương vị chuẩn nhất.
- Bình ngâm: Nên chọn sử dụng bình thủy tinh để đảm bảo an toàn sức khỏe, không bị tình trạng phơi nhiễm, dễ sinh ra các độc tố như khi sử dụng bình nhựa. Đồng thời, sử dụng bình thủy tinh sẽ giúp bảo quản rượu được tốt nhất.
Cách thực hiện:
- Cho rết ngâm trong nước sôi (khoảng 70 – 80 độ) để làm sạch, khoảng 10 phút sau vớt rết ra, để cho ráo nước.
- Rửa bình ngâm sạch, nên tráng 1 lần với cồn rồi lau khô để đảm bảo diệt sạch khuẩn. Sau đó cho rết vào bình ngâm, đổ rượu vào ngập bình.
- Rết ngâm trong rượu khoảng 1 – 3 tháng là đảm bảo tiết ra các hoạt chất, mang đến công dụng điều trị bệnh tốt. Tuy nhiên, ngâm càng lâu sẽ càng tiết ra nhiều hoạt chất hơn, đồng nghĩa với việc hiệu quả trị bệnh tốt hơn.
Hướng dẫn sử dụng rượu rết xoa bóp trị bệnh hiệu quả
Để giảm đau nhức xương khớp, bạn chỉ cần cho vài giọt rượu rết vào chỗ bị đau hoặc dùng khăn mềm thấm rượu rồi xoa vào chỗ cần giảm đau, vừa xoa kết hợp massage nhẹ nhàng trong vòng 15 đến 20 phút để hoạt chất trong rượu thấm sâu vào hạ bì. Mỗi ngày bôi từ 1 đến 2 lần và kiên trì sử dụng, tùy vào cơ địa, thông thường sau khoảng 7 – 10 ngày có thể trị dứt điểm cơn đau.
Đối với những người bị mụn nhọt hoặc rắn cắn gây sưng viêm, lấy bông thấm rượu rồi bôi lên khu vực cần điều trị sẽ giảm đau, sưng viêm nhanh chóng. Theo kinh nghiệm, sử dụng rượu xoa lên các nốt mụn nhọt mới mọc sẽ có thể tiêu viêm nhanh hơn.
Lưu ý quan trọng:
- Bạn tránh thoa rượu lên các vết thương hở, các vết thương đang bị lở loét hoặc chảy máu vì điều này làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Bạn nên bảo quản rượu ở những nơi khô ráo, thoáng mát và cần tránh ánh sáng trực tiếp. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa sự biến đổi các chất trong rượu, đồng thời đảm bảo thời gian bảo quản được lâu hơn. Nên để nơi kín đáo, tránh xa tầm với của trẻ nhỏ để hạn chế những tình huống nguy hiểm khi trẻ tiếp xúc với rượu.
Rượu rết uống được không? Cảnh báo nguy cơ ngộ độc nghiêm trọng
Với những lợi ích tuyệt vời mang lại cho sức khỏe, rượu rết đã trở thành một trong những bài thuốc quý trong nhiều gia định. Nhưng các loại rượu thuốc khác đều có thể vừa xoa bóp vừa uống, vậy rượu rết uống được không? Tại sao có nhiều trường hợp ngộ độc nghiêm trọng sau khi uống rượu rết?
Giải đáp rượu rết uống được không
Các bác sĩ Tây y, thầy thuốc Đông y khuyến cáo tuyệt đối không uống rượu rết. Bởi sau nhiều nghiên cứu đã tìm ra trong loại rượu này có tồn tại không ít hoạt chất xuất phát từ nọc độc của rết, khi đưa vào cơ thể sẽ gây tác động trực tiếp tới sức khỏe:
- Trong rượu chứa protid, các axit amin cùng hai loại chất độc chiết từ nọc rết istamin và albumin có thể làm loãng máu.
- Nọc độc rết có chứa các chất độc thần kinh Ssm Spooky Toxin. Chất độc này gây tình trạng rối loạn quá trình truyền dẫn tín hiệu thần kinh. Khiến cho người trúng chất độc bị đau đớn, tê tay chân, chóng mặt, làm chậm nhịp tim.
- Chưa hết, protein trong nọc rết là tác nhân gây dị ứng, gia tăng các triệu chứng sưng nề, ngứa da, mẩn đỏ, co cơ trơn, chất độc. Hơn nữa, các axit formic và cholesterol trong con rết có thể gây tử vong.
Vì những nguyên nhân này, một lần nữa các chuyên gia sức khỏe khẳng định chỉ sử dụng rượu ngâm rết để xoa bóp, không sử dụng để uống.
Cảnh báo dấu hiệu ngộ độc rượu ngâm rết nghiêm trọng
Ngộ độc do uống rượu rết gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng. Tùy cơ địa từng người mà các triệu chứng ngộ độc sẽ khác nhau, cụ thể như:
- Dấu hiệu ngộ độc rượu ngâm rết phổ biến là nổi mề đay, chân tay sưng đau, ngứa ngáy.
- Nạn nhân thường bị khó thở do phù nề đường hô hấp, giọng bị khàn và tức ngực.
- Có cảm giác buồn nôn, đau quặn bụng tương tự như các dạng ngộ độc khác.
- Huyết áp người ngộ độc rượu ngâm rết thường tăng hoặc giảm bất thường.
- Vùng da tại các đầu ngón chân, đầu ngón tay chuyển màu tím tái, toàn thân lạnh ngắt.
- Với một số trường hợp nặng hơn có thể bị hôn mê, rối loạn cơ gây co giật, thiếu oxy dẫn đến nhồi máu cơ tim, tiêu cơ vân cấp, rối loạn đông máu.
Cách xử lý:
Tương tự như khi ngộ độc các loại rượu khác, khi thấy nạn nhân bị ngộ độc rượu rết, bạn cần gọi cấp cứu hoặc đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất. Trong khoảng thời gian đó, cần thực hiện một số động tác sơ cứu như:
- Kích thích nôn hết số rượu trong bao tử bằng cách cho họ uống thật nhiều nước rồi lấy tay móc họng. Tuyệt đối không sử dụng các loại thuốc gây nôn bởi có thể xảy ra tình trạng xung đột hoạt chất, ảnh hưởng đến tính mạng.
- Tránh để họ rơi vào trạng thái hôn mê, nên giúp họ giữ được tỉnh táo lâu dài cho đến khi tới được cơ sở y tế cấp cứu.
- Khi người ngộ độc có dấu hiệu đau đầu, đau bụng, không được cho họ dùng các loại thuốc giảm đau. Bởi lúc này dạ dày nạn nhân vẫn đang chứa rượu độc, nếu cho họ dùng thuốc sẽ khiến tình trạng ngộ độc trầm trọng hơn.
- Khi đến các cơ sở y tế, bác sĩ sẽ tiến hành rửa ruột, hồi sức cấp cứu. Sau đó sẽ được theo dõi và điều trị biến chứng nếu có.
Xoa bóp rượu ngâm rết thực sự mang tác dụng điều trị một số bệnh trên cơ thể, tuy nhiên rượu rết không phải thuốc đặc trị, nên không thể chắc chắn điều trị dứt điểm được bệnh. Vậy nên, bạn cần trực tiếp đến phòng khám chuyên khoa để được bác sĩ kiểm tra, thăm khám và xây dựng phác đồ trị bệnh tốt nhất. Bên cạnh đó, nhất định bạn phải nhớ tuyệt đối không uống loại rượu này!
Xem thêm: