Nội Soi Dạ Dày Cho Trẻ Em Có Nên Không? Địa Chỉ Thực Hiện Uy Tín
Hiện nay các bệnh lý liên quan đến dạ dày và đường tiêu hóa không chỉ xuất hiện ở người lớn mà còn khởi phát ở cả trẻ nhỏ do nhiều nguyên nhân khác nhau. Đây là vấn đề đáng lo ngại vì đối tượng này thể trạng còn kém, chưa phát triển toàn diện. Cũng bởi vậy, nhiều phụ huynh thắc mắc khi con bị bệnh, có nên nội soi dạ dày cho trẻ em không, cần lưu ý gì và thực hiện ở đâu tốt nhất. Tất cả lời giải đáp cho câu hỏi này sẽ có trong bài viết dưới đây.
Thực hiện nội soi dạ dày ở trẻ em có nguy hiểm không?
Các vấn đề liên quan đến dạ dày, đặc biệt là đau dạ dày có thể xuất hiện ở đối tượng trẻ nhỏ với tỷ lệ khá cao. Để có thể chẩn đoán chính xác mức độ bệnh, các bác sĩ cần tiến hành nội soi dạ dày. Lúc này một thiết bị kỹ thuật chuyên dụng sẽ được đưa vào bên trong cơ thể để bác sĩ có thể quan sát được chi tiết bao tử, qua đó phân tích tình hình và nguyên nhân gây bệnh.
Kỹ thuật chẩn đoán này với người lớn hoàn toàn là điều bình thường, tuy nhiên ở trẻ nhỏ thì có nhiều khác biệt. Do đó các bậc phụ huynh thường thắc mắc nội soi dạ dày ở trẻ em có nguy hiểm không. Hiện nay các phương pháp nội soi dạ dày đã được cải tiến để đảm bảo an toàn cho người bệnh, ít gây biến chứng, tuy nhiên vẫn có thể tồn tại những rủi ro nhất định, đặc biệt là đối tượng trẻ em, khi các cơ quan trên cơ thể chưa phát triển toàn diện và nhạy cảm nên khả năng tổn thương cao hơn so với người lớn.
Một số vấn đề thường gặp khi nội soi dạ dày cho trẻ em bao gồm:
- Đối với phương pháp nội soi không gây mê, trẻ nhỏ phản kháng, giãy giụa khiến dụng cụ nội soi khi đưa vào trong cơ thể va chạm, ma sát trực tiếp với lớp niêm mạc họng, thực quản và bao tử.
- Trong trường hợp nội soi gây mê, trẻ nhỏ không quấy khóc, tuy nhiên thuốc gây mê lại gây ra nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và có thể gây ra những biến chứng về sau. Đặc biệt nếu nội soi cho bé 3 tuổi hoặc dưới độ tuổi này, cơ thể còn non nớt càng dễ bị tác động hơn, nguy cơ cao dẫn đến bệnh tim mạch, huyết áp về sau.
- Nếu lựa chọn địa chỉ không uy tín, đội ngũ kỹ thuật viên và bác sĩ thiếu chuyên nghiệp có thể khiến trẻ đau đớn và gây ám ảnh tinh thần.
Cũng bởi các biến chứng có khả năng cao xảy ra, do đó quá trình nội soi dạ dày cho trẻ em cần được tiến hành cẩn thận và có sự chuẩn bị kỹ càng ở cả phía bệnh nhân và cơ sở y tế. Ngoài ra, phụ huynh cần luôn ở cạnh, trấn an tinh thần để con nhỏ bớt lo lắng.
Các chuyên gia cho biết thêm, các trang bị máy móc nội soi dạ dày hiện nay được cải tiến hiện đại, dụng cụ sử dụng có kích thước phù hợp, đồng thời thời gian gây mê ngắn, chỉ khoảng 5 – 10 phút nên sẽ đảm bảo được độ an toàn cao cho con trẻ.
Chuyên gia giải đáp: Có nên nội soi dạ dày cho trẻ em?
Thực tế, trẻ em có nên nội soi dạ dày không vẫn là thắc mắc của nhiều phụ huynh vì đây là cách tốt nhất để xác định nguyên nhân và mức độ bệnh, tuy nhiên lại tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe của trẻ nhỏ. Với câu hỏi này, bác sĩ chuyên khoa cho biết, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và bệnh lý đau dạ dày khác nhau, bệnh nhân được khuyên có nên nội soi hay không.
Nếu quan sát con trẻ có các biểu hiện như ợ chua, ợ hơi, đau bụng, đầy chướng bụng, tiêu chảy, khó tiêu, tăng cân chậm, chán ăn,… có thể là cảnh báo bệnh dạ dày, khi đó phụ huynh nên đưa con đến bệnh viện, phòng khám để được chẩn đoán, kiểm tra. Phương pháp nội soi dạ dày cho trẻ em được khuyến khích sử dụng khi những biện pháp khác không cho kết quả khả quan, cần tiến hành can thiệp chuyên sâu. Cụ thể:
- Trẻ được thăm khám lâm sàng và nghi ngờ có bệnh lý, cần tiến hành nội soi để lấy mẫu tế bào phục vụ cho việc xét nghiệm.
- Trong trường hợp trẻ đã được chụp X-quang, xét nghiệm máu, siêu âm, xét nghiệm nước tiểu và phân nhưng không thể phát hiện được nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày ở trẻ.
- Bác sĩ đã xác định được bệnh lý cụ thể ở trẻ, chỉ định nội soi dạ dày để hỗ trợ quá trình điều trị.
Một số đối tượng nên áp dụng kỹ thuật nội soi dạ dày cho trẻ em đó là:
- Trẻ nhỏ bị viêm loét dạ dày.
- Mắc bệnh barrett thực quản.
- Trẻ em chít hẹp thực quản.
- Bị Polyp dạ dày.
- Đối tượng mắc dị vật ở thực quản.
- Trẻ nhỏ bị trào ngược dạ dày thực quản mức độ nặng, cần tiến hành thắt cơ vòng thực quản.
- Xuất hiện triệu chứng đau bụng kéo dài, đã từng dùng thuốc chống viêm không chứa corticoid hay steroid.
- Có người thân, ông bà, bố mẹ đã từng mắc bệnh ung thư dạ dày, được chỉ định nội soi để tầm soát ung thư.
Xem thêm: Nội Soi Dạ Dày Đại Tràng Cùng Lúc Có Đau Không, Mất Bao Lâu?
Ngoài ra, phụ huynh cũng nên chú ý đến những trường hợp không nên nội soi dạ dày ở trẻ em:
- Nếu trẻ nhỏ ăn uống bình thường, không có bất kỳ triệu chứng nào xuất hiện thì không cần thiết phải nội soi.
- Đối tượng có thể áp dụng các biện pháp siêu âm, chụp X-quang, xét nghiệm chức năng để chẩn đoán bệnh không nên nội soi.
- Nội soi dạ dày không được khuyến khích thực hiện đối với trẻ nhỏ dưới 10 tuổi vì đây là độ tuổi nhạy cảm, rất dễ bị tổn thương và gặp biến chứng nếu không được thực hiện cẩn thận, chuyên nghiệp.
- Đối tượng bị bệnh thiếu máu hoặc máu khó đông.
- Trẻ nhỏ có tiền sử bị bệnh về gan, thận.
Để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho con trẻ, phụ huynh nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và lắng nghe sự tư vấn của bác sĩ trước khi quyết định có cho con nội soi dạ dày hay không.
Phương pháp nội soi dạ dày trẻ em tốt nhất
Như đã nói, hiện nay y học ngày càng phát triển, do đó có rất nhiều biện pháp nội soi dạ dày cho trẻ em được áp dụng, mang đến hiệu quả cao và đảm bảo tính phù hợp cho từng trường hợp khác nhau. Theo đó có 3 phương pháp nội soi phổ biến nhất, thường được bác sĩ chỉ định áp dụng cho trẻ nhỏ bị các vấn đề liên quan đến dạ dày đó là:
Nội soi dạ dày không gây mê truyền thống
Nội soi dạ dày không gây mê là biện pháp được sử dụng từ nhiều năm trước đây, có thể áp dụng cho nhiều đối tượng khác nhau. Phương pháp truyền thống này có ưu điểm là tránh được những rủi ro và biến chứng của việc dùng thuốc gây mê, tuy nhiên nhược điểm là người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn, thậm chí gây ra những tổn thương khi trẻ quấy khóc, giãy giụa.
Quá trình thực hiện:
- Đầu tiên người bệnh được yêu cầu nằm trên giường và nghiêng sang trái.
- Bác sĩ sẽ dùng một ống soi mềm có gắn camera và đèn chiếu sáng để đưa vào dạ dày thông qua đường miệng.
- Lúc này không khí có thể được bơm vào thực quản để thuận lợi cho ống nội soi xâm nhập vào cơ thể.
- Các hình ảnh được ghi nhận sẽ hiển thị trên màn hình, bác sĩ dựa vào đó để chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Tham khảo: Nội Soi Dạ Dày Có Phải Nhịn Ăn Không? Tìm Hiểu Thông Tin Chi Tiết
Nội soi dạ dày cho trẻ em bằng cách gây mê
Khi nội soi dạ dày cho trẻ em bằng phương pháp gây mê, trẻ sẽ không cảm nhận được sự khó chịu, tránh được tình trạng quấy khóc, giãy giụa gây tổn thương bên trong cơ thể và đảm bảo bác sĩ thực hiện thuận lợi, chẩn đoán chính xác nhất. Kỹ thuật này có độ an toàn cao nên được các chuyên gia khuyến khích áp dụng cho trẻ nhỏ.
Quy trình thực hiện:
- Sau khi thăm khám sơ bộ, bác sĩ tiến hành tiêm thuốc mê cho người bệnh, trong thời gian sử dụng thuốc gây mê sẽ có thiết bị đi kèm để xác định tình trạng bệnh nhân có ổn định hay không.
- Lúc này bác sĩ hoặc kỹ thuật viên điều chỉnh tư thế bệnh nhân nằm nghiêng sang bên trái và mang đồ bảo hộ miệng.
- Đưa ống nội soi mềm có chứa camera và đèn chiếu sáng và miệng, xuống thực quản và tiến sâu vào dạ dày.
- Sau đó tất cả hình ảnh bên trong cơ thể được hiển thị trên màn hình để bác sĩ quan sát và đưa ra các chẩn đoán, một số trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ thêm các dụng cụ vào bên trong nhằm mục đích lấy mô mẫu để xét nghiệm.
Nội soi dạ dày trẻ em bằng viên nang
Ngoài 2 cách nội soi dạ dày thường được áp dụng kể trên, người bệnh có thể được chỉ định nội soi dạ dày không đau bằng viên nang. Ưu điểm của phương pháp này đó là không gây cảm giác khó chịu, đau đớn, buồn nôn cho bệnh nhân, trong khi hình ảnh thu được rõ nét, hỗ trợ tốt cho việc tìm ra nguyên nhân, xác định mức độ bệnh. Ngoài ra, do không dùng thuốc gây mê nên không gây tác dụng phụ hoặc biến chứng nguy hiểm.
Tuy nhiên nội soi bằng viên nang ít được sử dụng hơn do chi phí khá cao, ít đơn vị y tế có phương tiện để thực hiện, đồng thời đối tượng có thể áp dụng là trẻ nhỏ trên 10 tuổi.
Quy trình thực hiện:
- Bác sĩ sẽ cho bệnh nhân uống 1 viên nang có kèm thiết bị ghi hình.
- Viên nang này tồn tại trong cơ thể khoảng 12 tiếng đồng hồ, trong suốt thời gian này, người bệnh được theo dõi sát sao.
- Sau đó, viên nang theo đường đại tiện ra ngoài, bác sĩ dựa vào hình ảnh thu được để chẩn đoán bệnh.
Đừng bỏ lỡ: Tư Vấn Y Khoa: Có Thai Có Nội Soi Dạ Dày Được Không?
Nội soi dạ dày cho trẻ em ở đâu uy tín?
Khám dạ dày cho trẻ em ở đâu là thắc mắc của không ít phụ huynh. Như đã nói, các phương pháp nội soi có thể tiềm ẩn những nguy hại, đặc biệt khi đội ngũ kỹ thuật viên không chuyên nghiệp và thiết bị máy móc không đảm bảo. Do đó cha mẹ nên tìm hiểu thật kỹ và chọn bệnh viện, phòng khám uy tín nhất để đảm bảo an toàn cho con.
Một số địa chỉ nội soi dạ dày uy tín bạn có thể tham khảo đó là:
- Bệnh viện Nhi Trung Ương: Đây là bệnh viện chuyên thăm khám, điều trị bệnh cho trẻ nhỏ nổi tiếng tại Hà Nội. Rất nhiều phụ huynh từ khắp các tỉnh miền Bắc lựa chọn đưa con trẻ đến đây khám chữa khi có nhu cầu. Địa chỉ bệnh viện Nhi Trung ương tại số 18/879 La Thành, thuộc phường Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội – SĐT: 0246.2738.573.
- Bệnh viện Bạch Mai: Bạch Mai là bệnh viện tuyến đầu của cả nước, có đội ngũ y bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm cùng hệ thống trang thiết bị máy móc hiện đại. Vậy nên đây là địa chỉ không nên bỏ qua khi bạn có nhu cầu nội soi dạ dày cho trẻ em. Địa chỉ bệnh viện Bạch Mai tại số 78 Giải Phóng, phường Phương Đình, quận Đống Đa, Hà Nội – SĐT: 024.3869.3731.
- Bệnh viện Nhi đồng Hồ Chí Minh: Nếu đang tìm kiếm cơ sở y tế khám chữa dạ dày uy tín tại khu vực miền Nam cho trẻ nhỏ, phụ huynh có thể tham khảo bệnh viện Nhi đồng Hồ Chí Minh. Tại đây từng tiếp nhận điều trị thành công cho hàng ngàn trẻ nhỏ bị bệnh dạ dày từ đơn giản đến phức tạp, giúp các bé ổn định sức khỏe và có cuộc sống tươi vui. Địa chỉ bệnh viện tại số 341 Sư Vạn Hạnh, thuộc phường 10, quận 10, Hồ Chí Minh – SĐT: 028.3927.1119.
- Bệnh viện Chợ Rẫy: Bệnh viện Chợ Rẫy cũng là đơn vị nhận được sự tin tưởng của người dân khu vực miền Nam. Không chỉ sở hữu đội ngũ bác sĩ, chuyên gia giỏi hàng đầu, nhiều kinh nghiệm và tận tình với bệnh nhân, địa chỉ này còn trang bị nhiều máy móc hiện đại để phục vụ tốt nhất cho quá trình thăm khám. Đặc biệt chi phí tại đây rất phải chăng nên phù hợp với tình hình kinh tế của tất cả bệnh nhân. Địa chỉ bệnh viện tại số 201B Nguyễn Chí Thanh, thuộc phường 12, quận 5, Hồ Chí Minh – SĐT: 028.385.4137.
Lưu ý quan trọng khi nội soi dạ dày cho trẻ em
Nội soi dạ dày cho trẻ em có thể gây nguy hại nếu không có sự chuẩn bị kỹ càng. Để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho con trẻ, đồng thời thu được kết quả chẩn đoán chính xác, phục vụ tốt cho quá trình điều trị bệnh, phụ huynh nên chú ý đến những vấn đề quan trọng cả thời điểm trước và sau khi nội soi.
Trước khi nội soi:
- Trước khi nội soi khoảng 1 tuần, bố mẹ tăng cường cho con trẻ ăn các thực phẩm giàu chất xơ, đồ ăn dễ tiêu hóa và uống nhiều nước.
- Trước thời điểm nội soi 1 ngày, chỉ cho trẻ ăn thức ăn mềm, lỏng, tuyệt đối không ăn thực phẩm dai, cứng và đồ uống có màu.
- Cho con nhin ăn uống trong vòng 6 – 8 giờ trước khi nội soi, tốt nhất bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện nội soi buổi sáng để con không phải nhịn ăn quá lâu trong ngày gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
- An ủi, động viên và khuyến khích để trẻ ổn định tâm lý, không hoảng sợ, quấy khóc gây cản trở quá trình nội soi.
- Phụ huynh nên thông báo với bác sĩ về loại thuốc bé đang sử dụng để bác sĩ có quyết định có nên nội soi hay không.
Sau khi nội soi:
- Ngay sau khi nội soi, bố mẹ không nên đưa con về luôn. Hãy để trẻ nghỉ ngơi trong khoảng 30 phút để giảm cảm giác khó chịu và theo dõi những bất thường nếu có.
- Những ngày đầu sau nội soi, ưu tiên để trẻ ăn thức ăn mềm, dễ tiêu, tăng cường thực phẩm tốt cho dạ dày như thịt nạc, khoai lang, trứng, sữa, cải xanh, chuối, táo, bơ,…
- Luôn quan sát và theo dõi trẻ, nếu con xuất hiện các triệu chứng bất thường như nôn mửa, khó thở, sốt cao trên 38 độ, đau bụng dữ dội, ớn lạnh, tim đập nhanh, cần thông báo cho bác sĩ để được xử lý.
Nội soi dạ dày cho trẻ em là việc làm có thể được thực hiện để tìm ra nguyên nhân và chẩn đoán chính xác mức độ bệnh, từ đó bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất. Tuy nhiên các phương pháp thực hiện không đảm bảo an toàn 100%, vậy nên phụ huynh nên cân nhắc, trao đổi thật kỹ với bác sĩ để có được quyết định tốt nhất cho con.