Lá Lốt Ngâm Rượu Có Tác Dụng Gì? Lưu Ý Khi Sử Dụng
Lá lốt là nguyên liệu đã quá quen thuộc với chúng ta, không chỉ được sử dụng trong chế biến món ăn mà còn xuất hiện trong các bài thuốc chữa bệnh. Đặc biệt nếu dùng nguyên liệu này ngâm cùng rượu sẽ mang đến rất nhiều lợi ích cho cơ thể. Vậy thực chất lá lốt ngâm rượu có tác dụng như thế nào, cách ngâm ra sao và cần lưu ý gì khi sử dụng? Bạn đọc đang quan tâm đến những vấn đề này đừng bỏ qua thông tin hữu ích được đề cập trong bài viết dưới đây.
Lá lốt ngâm rượu có tác dụng gì với sức khỏe?
Lá lốt là cây thuộc họ hồ tiêu, xuất hiện nhiều ở khu vực miền Bắc nước ta. Loại cây này thường mọc hoang hoặc được người dân trồng cho mục đích nấu ăn, dùng làm thuốc chữa bệnh hoặc ngâm rượu.
Theo ghi chép của Y học cổ truyền, lá lốt mang vị cay, tính ấm, hương thơm đặc trưng, cho công dụng làm ấm người, trừ lạnh, giảm đau, kháng viêm rất tốt. Cũng bởi vậy mà người ta thường sử dụng nguyên liệu này trong các bài thuốc chữa bệnh về xương khớp, tiêu hóa. Bên cạnh đó, Y học hiện đại cũng có nhiều nghiên cứu và chỉ ra rằng, lá lốt chứa nhiều hoạt chất như benzyl axetat, beta caryophylen giúp kháng viêm, giảm đau và nhiều lợi ích khác với cơ thể.
Có thể nhiều người chưa biết, rượu lá lốt rất được ưa chuộng, được ông bà ta sử dụng từ xa xưa khi gặp các vấn đề về xương khớp, đau răng. Theo đó, rượu ngâm lá lốt sẽ mang đến tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe người dùng, cụ thể:
- Rễ cây lá lốt ngâm rượu chữa đau răng: Khi bị đau răng, phần răng miệng của chúng ta sẽ xuất hiện nhiều vi khuẩn, có hiện tượng sưng viêm. Khi đó nếu sử dụng lá lốt để ngâm cùng rượu sẽ giúp sát khuẩn, loại bỏ khuẩn hại bên trong răng. Đồng thời các hoạt chất của rượu và lá lốt khi kết hợp sẽ giúp giảm viêm nhiễm, làm sạch miệng, ngăn ngừa được các bệnh lý về răng miệng. Cách này rất thích hợp với những ai không chịu được mùi của lá lốt vì khi ngâm rượu, mùi hăng khó chịu sẽ được giảm đi rất nhiều.
- Rượu lá lốt chữa bệnh xương khớp: Lá lốt được sử dụng rất nhiều trong bài thuốc chữa bệnh xương khớp. Đồng thời, khi ngâm cùng rượu sẽ cho hiệu quả cực cao nên được rất nhiều người áp dụng. Những trường hợp bị đau nhức xương khớp, tê bì chân tay, đau lưng, đau vai gáy, mỏi khớp gối sử dụng loại rượu thuốc này sẽ cho hiệu quả nhanh chóng nhờ công dụng giảm đau, kháng viêm, đồng thời lá lốt ngâm rượu còn giúp ngăn ngừa các bệnh lý xương khớp khác.
Trên thực tế, đã có rất nhiều trường hợp áp dụng cách ngâm rượu lá lốt và kiên trì sử dụng đã đạt được hiệu quả chữa bệnh đau răng, đau xương khớp vô cùng hiệu quả. Phương pháp này lành tính, an toàn, gần như không gây tác dụng phụ, đặc biệt còn giúp tiết kiệm chi phí hơn so với việc dùng thuốc hay áp dụng các biện pháp khác. Không còn là mẹo được dân gian lưu truyền từ xưa, công dụng của lá lốt ngâm rượu đã được nhiều nghiên cứu chứng minh, bởi vậy bạn có thể yên tâm sử dụng.
Xem thêm: Rượu Tắc Kè Có Tốt Không, Nên Dùng Cho Đối Tượng Nào?
Hướng dẫn cách ngâm rượu lá lốt chi tiết nhất
Chỉ với nguyên liệu duy nhất là lá lốt, không cần quá cầu kỳ hay mất nhiều thời gian, bạn có thể dùng để ngâm cùng rượu trắng và sử dụng khi gặp các vấn đề về xương khớp, răng miệng. Tuy đơn giản nhưng bạn cũng cần chú ý tìm hiểu cách ngâm rượu lá lốt và áp dụng đúng công thức để đảm bảo hiệu quả tốt và an toàn tuyệt đối với cơ thể, tránh gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.
Theo đó, các bước dùng lá lốt ngâm rượu cụ thể như sau:
- Đầu tiên bạn cần chuẩn bị nguyên liệu gồm 20 – 30 thân và rễ lá lốt, khoảng 60ml rượu trắng có nồng độ 40 – 60ml và 1 bình thủy tinh sạch.
- Chọn những cây lá lốt già, không chứa thuốc trừ sâu hay hóa chất độc hại, mang rửa sạch, có thể ngâm cùng nước muối pha loãng khoảng 15 phút rồi rửa với nước một lần nữa để loại bỏ bụi bẩn, tạp chất.
- Tiếp đến, bạn cắt phần thân và rễ của cây thành những khúc nhỏ, cho vào chảo sao với lửa nhỏ cho đến khi nguyên liệu chuyển thành màu vàng và có mùi thơm.
- Có thể mang phần lá lốt đã sao đi phơi nắng hoặc dùng mảnh vải sạch đặt ở mặt đất, đổ nguyên liệu vào để hạ thổ, chờ nguội hẳn.
- Lúc này, cho lá lốt vào lọ thủy tinh đã chuẩn bị sẵn, bạn đổ rượu ngập bình rồi đậy kín nắp.
- Chú ý bảo quản rượu lá lốt ở nơi sạch sẽ, khô thoáng, tránh ánh nắng mặt trời, không đặt ở những nơi ẩm ướt.
- Sau khoảng 1 tháng, khi hoạt chất trong lá lốt ngấm vào rượu, bạ có thể mang ra sử dụng. Rượu lá lốt đạt chuẩn phải có hương thơm nồng, không có mùi khó chịu.
Có thể bạn quan tâm: Gợi Ý 5 Cách Ngâm Rượu Hà Thủ Ô Thơm Ngon Đậm Vị
Bên cạnh cách ngâm, cần chú ý cách sử dụng đúng nếu muốn cho tác dụng tốt và không gây hại cho cơ thể cũng như sức khỏe.
- Dùng để chữa đau răng: Mỗi ngày bạn lấy một ít rượu ngâm lá lốt để súc miệng 2 lần vào sáng sau khi ngủ dậy và tối trước khi đi ngủ.
- Dùng để chữa xương khớp: Lấy một lượng rượu thuốc vừa đủ để thoa nhẹ lên vùng xương khớp bị đau hoặc có thể xoa khu vực rộng hơn, kết hợp massage nhẹ nhàng để dưỡng chất có thể thẩm thấu tốt hơn. Bạn nên áp dụng cách này mỗi khi bị đau xương khớp hoặc dùng hàng ngày để cải thiện và ngăn ngừa các triệu chứng tái phát.
Đừng bỏ qua: Rượu Đinh Lăng: Công Dụng Và Hướng Dẫn Cách Ngâm Chi Tiết
Lưu ý quan trọng khi ngâm và sử dụng rượu lá lốt
Có thể thấy, lá lốt không chỉ được ông bà ta sử dụng từ xa xưa với nhiều hình thức như nấu ăn, sắc thuốc hay ngâm rượu mà còn được cả Y học hiện đại và Y học cổ truyền chứng minh. Rượu lá lốt đặc biệt tốt cho cơ thể, giúp đẩy lùi tình trạng đau răng và bệnh về xương khớp, thêm vào đó, nguyên liệu được dùng cũng khá an toàn, lành tính. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng lá lốt ngâm rượu, bạn cần chú ý những vấn đề quan trọng dưới đây:
- Lựa chọn lá lốt nhà trồng hoặc nếu mua phải đảm bảo nguyên liệu sạch, không chứa hóa chất, thuốc trừ sâu vì chúng có thể gây hại cho cơ thể.
- Dùng lá lốt già nhưng phải còn tươi, không lấy lá sâu, héo úa.
- Cần sơ chế cẩn thận, rửa nhiều lần với nước, có thể ngâm cùng nước muối để đảm bảo loại bỏ hoàn toàn tạp chất, bụi bẩn và thu được thành phẩm chất lượng nhất.
- Với rượu trắng chọn loại có nồng độ phù hợp, nếu nồng độ quá cao hoặc thấp đều không cho hiệu quả như mong đợi. Tốt nhất mua rượu ở cơ sở bán uy tín, tránh mua nhầm rượu pha cồn.
- Áp dụng đúng công thức ngâm được hướng dẫn, thời gian đủ 1 tháng để hoạt chất trong lá lốt được tiết ra rượu. Ngâm càng lâu rượu càng chất lượng, không nên sử dụng khi chưa ngâm đủ số ngày yêu cầu.
- Lá lốt ngâm rượu dùng để xoa bóp bên ngoài da hoặc súc miệng, người bệnh chỉ sử dụng lượng vừa đủ, không lạm dụng để uống hàng ngày, nhất là lúc đói vì sẽ gây hại cho dạ dày.
- Phương pháp dùng rượu lá lốt chữa xương khớp chỉ có hiệu quả nếu bệnh ở thể nhẹ, mới khởi phát, mang tính chất cải thiện các triệu chứng và hỗ trợ bệnh tiến triển tốt hơn. Trong trường hợp bệnh nặng cần thăm khám để được chẩn đoán và có phác đồ điều trị dứt điểm.
- Không dùng lá lốt ngâm rượu cho trẻ nhỏ hay người bị dị ứng với rượu, lá lốt. Bên cạnh đó, đối tượng đang bị nóng trong, táo bón, nhiệt miệng không nên dùng loại rượu này để trị đau răng vì loại lá này có tính nóng.
- Chú ý sau khi lấy rượu để dùng cần đậy kín nắp, bảo quản ở nơi khô thoáng, không để bụi bẩn hay côn trùng chui vào bên trong.
Lá lốt ngâm rượu là một trong những loại rượu thuốc tốt cho sức khỏe, có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của bệnh về răng miệng, xương khớp. Ưu điểm của loại rượu này là sử dụng nguyên liệu tự nhiên nên lành tính, chi phí rẻ, không mất nhiều thời gian thực hiện, trong khi hiệu quả rất tốt. Hy vọng qua thông tin được chia sẻ, bạn đọc đã hiểu rõ tác dụng của rượu lá lốt cũng như biết cách ngâm cùng một số lưu ý quan trọng khi dùng để áp dụng hàng ngày.