Hội Chứng Ruột Kích Thích: Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách Chữa
Hội chứng ruột kích thích là một trong những tình trạng phổ biến liên quan đến đường ruột và gây ra nhiều phiền toái cho người mắc phải. Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về các nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh, chúng tôi sẽ thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây.
Giải đáp chi tiết: Hội chứng ruột kích thích là gì?
Hội chứng ruột kích thích tiếng Anh là Irritable Bowel Syndrome (IBS). Nó còn được biết đến với cái tên viêm đại tràng co thắt hay rối loạn chức năng ống tiêu hóa. Đây được xem là hội chứng, không phải bệnh vì tình trạng này là tập hợp của nhiều triệu chứng và gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau.
Những biểu hiện của hội chứng này là một loạt các triệu chứng tái đi tái lại nhiều lần như: Đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, nhu động ruột bất thường,… gây táo bón hoặc tiêu chảy và ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống cũng như sức khỏe của người mắc phải.
Hội chứng kích thích ruột là một tình trạng mãn tính và đòi hỏi người bệnh phải kiểm soát trong thời gian dài để tránh gây ra những biến chứng nguy hiểm. Theo thống kê, tại Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh là 5 – 20% dân số.
Điểm danh nguyên nhân hội chứng ruột kích thích
Dù đã có nhiều nghiên cứu về nguyên nhân của hội chứng kích thích ruột nhưng nó vẫn chưa thực sự rõ ràng. Các chuyên gia cho rằng yếu tố dẫn đến hội chứng này là do các vấn đề về đại tràng hoặc hệ thống miễn dịch bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, một số nguyên nhân khác gây ra hội chứng này gồm:
- Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột: Trong hệ tiêu hóa có hàng nghìn vi khuẩn, trong đó có những vi khuẩn có lợi và có hại. Chúng giúp phân hủy thức ăn mỗi ngày và nếu có sự thay đổi, gây mất cân bằng tỷ lệ lợi khuẩn trong ruột thì cũng gây nên hội chứng ruột kích thích.
- Ảnh hưởng từ thực phẩm: Những người bị dị ứng thực phẩm hoặc mắc chứng không dung nạp lactose cũng có thể là nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng đến đường ruột.
- Tâm lý căng thẳng: Người làm việc trong áp lực cao, căng thẳng kéo dài, bị ức chế tinh thần cũng sẽ ảnh hưởng đến chức năng của hệ tiêu hóa.
- Yếu tố di truyền: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng yếu tố di truyền có ảnh hưởng nhiều đến hội chứng này. Theo đó nếu người thân trong gia đình từng mắc phải thì thế hệ sau có nguy cơ di truyền cao.
- Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc Tây y nếu dùng quá nhiều cũng sẽ ảnh hưởng đến dạ dày, đường ruột,…
Hội chứng ruột kích thích có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi và giới tính nào, trong đó những đối tượng sau đây có nguy cơ cao nhất gặp phải:
- Những người có lối sống không khoa học và sinh hoạt không lành mạnh.
- Người căng thẳng và chịu nhiều áp lực trong thời gian dài.
- Người dưới 45 tuổi.
- Nữ giới có nguy cơ mắc viêm đại tràng co thắt cao hơn.
- Trẻ em sống ở điều kiện thiếu thốn cũng có thể mắc phải hội chứng này.
Các triệu chứng ruột kích thích phổ biến nhất
Có rất nhiều triệu chứng của hội chứng này nhưng nhiều người thường chủ quan vì cho rằng đó chỉ là bệnh rối loạn tiêu hóa thông thường. Bạn nên đi khám ngay khi nhận thấy cơ thể có những biểu hiện sau đây:
- Đau bụng
Đau bụng là triệu chứng phổ biến nhất của hội chứng, cơn đau có thể lan tỏa hoặc khu trú ở vùng hố chậu trái, hố chậu phải hoặc quanh rốn. Đau trên rốn thường sẽ thành từng cơn mạnh, trong khi đó đau dưới rốn có tính chất âm ỉ. Cường độ đau thường là ê ẩm, khó chịu cho đến đau dữ dội và cần đi cấp cứu.
Một số trường hợp đau đến mức đang ngủ phải thức dậy. Ngoài ra, khi mệt mỏi, áp lực, căng thẳng tình trạng đau sẽ càng rõ ràng hơn.
- Đi ngoài lỏng
Sau khi thức dậy vào buổi sáng người bệnh sẽ bị đau thắt bụng và muốn đi đại tiện. Trước khi đi đại tiện thấy đau nhức, đại tiện xong tình trạng này sẽ hết. Nhưng một số trường hợp sẽ đau tức ở hậu môn và phải ngồi lâu hơn vì phân lỏng.
Người bệnh có thể phải đi 3 lần mỗi ngày, trong đó đoạn phân đầu có thể cứng nhưng đến đoạn sau lỏng và nát kèm chất nhầy.
- Táo bón
Táo bón cũng là triệu chứng điển hình của hội chứng và tần suất xuất hiện cũng khá ít., có thể là 3 – 4 lần 1 tuần. Người bệnh cũng sẽ bị đau bụng và phải ngồi rất lâu để kết thúc việc đi ngoài.
- Đầy hơi, sôi bụng
Một số trường hợp sau khi ăn được nửa bữa đã thấy khó chịu, ợ hơi, khó chịu. Tình trạng đầy hơi thường đi kèm với sôi bụng và có khi cuộn ruột thành từng đoạn gây đau. Một số trường hợp khác bị nóng ở ổ bụng.
Ngoài ra, theo thống kê phần lớn người gặp hội chứng ruột kích thích sẽ có trạng thái thần kinh không ổn định, hay lo lắng, hồi hộp, ra nhiều mồ hôi, ở nữ giới thì bị đau bụng ngày có kinh nguyệt.
Hội chứng ruột kích thích có nguy hiểm không, có chữa được không?
Chính vì sự chủ quan trong cách điều trị hoặc điều trị không đúng cách nên hội chứng này sẽ ngày một nghiêm trọng hơn và ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống của người bệnh. Ban đầu, người bệnh sẽ bị rối loạn chức năng tiêu hóa, bài tiết, tạo phân,… Khi những triệu chứng này lặp lại nhiều lần và không xử lý đúng cách sẽ gây ra những tổn thương thực thể dẫn đến nhiều hậu quả xấu.
Ruột có chức năng hấp thu dinh dưỡng nên người bị ruột kích thích sẽ dễ bị thiếu chất, suy dinh dưỡng, sức khỏe kiệt quệ. Ngoài ra, người bệnh cũng dễ bị rối loạn tâm lý, lo lắng và chán nản, cơ thể bị suy nhược nghiêm trọng.
Hội chứng ruột kích thích hoàn toàn có thể được chữa khỏi nếu như bạn tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dùng đúng thuốc được chỉ định và có lối sống lành mạnh, khoa học. Vậy nên ngay khi nhận thấy những dấu hiệu của bệnh bạn nên đến địa chỉ uy tín để bác sĩ khám chữa, chẩn đoán và kê đơn thuốc điều trị.
Phương pháp chẩn đoán và điều trị hội chứng ruột kích thích
Để khẳng định chính xác tình trạng này, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh một số phương pháp chẩn đoán cụ thể như:
- Nội soi đại tràng: Bác sĩ dùng ống dài mềm đưa vào cổ họng và xuống dạ dày. Phương pháp này giúp kiểm tra đường tiêu hóa bằng cách lấy mẫu mô từ ruột non và chất nhầy để tìm ra tác nhân đang gây hại.
- Xét nghiệm phân: Phương pháp này thực hiện trong phòng thí nghiệm và giúp kiểm tra lượng vi khuẩn, ký sinh trùng tồn tại trong đường ruột.
- Chụp CT hoặc X quang: Kỹ thuật này cho biết hình ảnh thực tế khung đại tràng và từ đó bác sĩ tìm ra được chính xác nguyên nhân gây bệnh.
Sau khi đã có kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ đưa ra những phương pháp chữa bệnh cụ thể tùy theo cơ địa, mức độ nặng nhẹ của hội chứng mà bệnh nhân mắc phải.
Thuốc Tây y chữa hội chứng ruột kích thích
Hiện nay có nhiều thuốc Tây y được dùng để hỗ trợ điều trị bệnh, giảm đau bụng cũng như tình trạng tiêu chảy, táo bón.
Thuốc không kê đơn
- Thuốc điều trị tiêu chảy: Những thuốc chứa Loperamide Hydrochloride hoặc Diphenoxylate được dùng rất phổ biến, giúp cải thiện tình trạng tiêu chảy, đi ngoài cho bệnh nhân.
- Chế phẩm sinh học: Probiotics được đánh giá là lợi khuẩn rất tốt cho đường ruột và có thể làm giảm đau bụng, tiêu hóa tốt hơn. Chúng được tìm thấy nhiều trong sữa chua, men vi sinh hoặc một số thực phẩm chức năng.
- Thuốc nhuận tràng: Thuốc chứa Magie Hydroxit hoặc Polyethylene Glycol có thể cải thiện tình trạng táo bón và tốt cho người bị hội chứng ruột kích thích.
- Thuốc giảm đau: Chủ yếu là những thuốc chứa Pregabalin hoặc Gabapentin, giúp làm dịu cơn đau bụng, cải thiện tình trạng đầy hơi, khó tiêu.
Thuốc kê đơn
- Alosetron: Đây là thuốc chữa hội chứng kích thích ruột nghiêm trọng và chỉ dùng khi có chỉ định từ bác sĩ. Thuốc dùng trong những trường hợp bệnh nặng và khi dùng những thuốc kể trên không có tác dụng.
- Rifaximin: Thuốc kháng sinh giúp làm chậm sự phát triển quá mức của vi khuẩn ở ruột non, giảm đau dạ dày, đại tràng và ngăn tiêu chảy.
- Linaclotide: Đây là thuốc giúp cải thiện kết cấu phân, giảm đầy hơi, đau bụng, đi ngoài. Thuốc được dùng trước khi ăn 30 phút và không nên dùng quá liều vì có thể gây tiêu chảy.
Bài thuốc Đông y chữa bệnh
Hiện nay có nhiều bài thuốc Đông y giúp xử lý tình trạng ruột kích thích khá hiệu quả và an toàn, được nhiều người bệnh áp dụng và chữa khỏi thành công. Một số bài thuốc hiệu quả được dùng phổ biến hiện nay gồm:
- Bài thuốc số 1: Gồm củ sắn dây, mã đề thảo, hoàng cầm, hoàng liên, cam thảo, kim ngân hoa, mộc thông. Cách dùng là sắc uống mỗi ngày 2 – 3 ngày.
- Bài thuốc số 2: Gồm hương nhu, bông mã đề, cúc tần, hoắc hương, mộc thông. Bài thuốc này cũng dùng sắc uống 2 lần trong ngày để giảm đau bụng, tiêu chảy.
- Bài thuốc Tiêu thực Phục tràng hoàn: Gồm ngải tiên, sa nhân, mộc hương, hoàng liên, bạch thược, bạch truật, quế chi, ý dĩ nhân, hương phụ,… Bài thuốc có dạng viên hoàn hoặc sắc sẵn, giúp ổn định sức khỏe, giảm đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, cải thiện chức năng hệ tiêu hóa. Tiêu thực Phục tràng hoàn khá an toàn, lành tính và phù hợp cho mọi đối tượng sử dụng, kể cả trẻ nhỏ.
Các mẹo chữa hội chứng kích thích ruột đơn giản ngay tại nhà
Từ xa xưa khi thuốc Tây y chưa phổ biến, ông cha ta đã áp dụng những nguyên liệu tự nhiên để chữa trị viêm đại tràng co thắt. Phương pháp này rất an toàn, dược liệu dễ tìm và không tốn kém quá nhiều chi phí nên được nhiều người áp dụng.
- Dùng nha đam: Nha đam là loại cây quen thuộc giúp tiêu viêm, kháng khuẩn và cải thiện các vấn đề về tiêu hóa, trong đó có chứng ruột kích thích. Bạn có thể dùng nha phần thịt nha đam xay nhuyễn rồi trộn cùng mật ong. Sau đó chia hỗn hợp để uống mỗi ngày 1 – 2 lần.
- Hoa chuối: Hoa chuối không chỉ giúp chống oxy hóa, nhiễm trùng mà còn cải thiện tình trạng ăn không tiêu, chướng bụng, đầy hơi. Ngoài ra, hoa chuối cũng giúp cải thiện nhu động ruột và làm giảm tình trạng táo bón. Bạn có thể dùng hoa chuối thái mỏng rồi sắc cùng nước trong 20 phút sau đó để uống và uống mỗi ngày.
- Nghệ chữa viêm đại tràng co thắt: Nghệ có thể sát khuẩn, chống viêm và được dùng nhiều trong bài thuốc chữa bệnh về tiêu hóa. Cách sử dụng nghệ là xay nhuyễn lấy phần nước cốt rồi trộn cùng mật ong. Chia hỗn hợp thành 2 phần và dùng uống mỗi ngày để cải thiện triệu chứng ruột kích thích.
Chế độ ăn uống khi bị ruột kích thích
Một trong những yếu tố quan trọng giúp quá trình điều trị hội chứng ruột kích thích hiệu quả hơn đó là chế độ ăn uống. Một số lưu ý trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày bạn nên tuân thủ là:
- Hạn chế ăn thực phẩm: Những thực phẩm bạn cần tránh để tránh tình trạng trầm trọng hơn là đồ uống có gas, gluten, chế phẩm từ sữa, đồ nhiều dầu mỡ, cay nóng, rượu bia, cà phê, thực phẩm nhiều đường, đồ nhiều chất ngọt nhân tạo.
- Tăng cường bổ sung chất xơ: Bạn có thể bổ sung chất xơ trong chế độ ăn uống bằng cách ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, trái cây và rau xanh.
- Uống nhiều nước: Bạn nên uống một ly nước sau khi ăn hoặc trước khi ăn. Ngoài ra trong ngày bạn cũng nên bổ sung 2 lít nước để giúp thức ăn di chuyển quan hệ tiêu hóa dễ dàng hơn.
- Ăn uống điều độ: Nên ăn đúng bữa, ăn đúng giờ và có thể chia thành nhiều bữa nhỏ để tránh quá no, đầy bụng và hệ tiêu hóa dễ chịu hơn.
Biện pháp phòng ngừa hội chứng kích thích ruột tại nhà
Bạn có thể phòng tránh hội chứng ruột kích thích bằng một số những cách đơn giản sau đây:
- Duy trì lối sống khoa học, lành mạnh, kiểm soát stress để giảm lo âu, tránh căng thẳng.
- Không ăn đồ sống, đồ tái hoặc đồ không hợp vệ sinh. Nên vệ sinh tay trước khi nấu cũng như trước khi ăn uống.
- Chú ý đến nguồn nước vì nguồn nước ô nhiễm cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày để tăng cường sức khỏe cũng như giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
- Hạn chế dùng chất kích thích, đồ chứa nhiều caffein, ngủ đủ giấc, ăn đúng bữa.
Hội chứng ruột kích thích có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Hy vọng qua bài viết này bạn đã hiểu thêm về bệnh và biết được những cách chữa trị, phòng ngừa để có một sức khỏe tốt và một cơ thể khỏe mạnh.