Thỏ ty tử
Thỏ ty tử thường được sử dụng trong các bài thuốc Đông y chủ trị một số bệnh về xương khớp, sinh lý nam giới, hỗ trợ chức năng gan, thận. Đây là một dược liệu quý, y học hiện đại cũng đánh giá rất cao vị thuốc này. Dưới đây là một số thông tin cơ bản về dược liệu, cách sử dụng, giá bán và địa chỉ mua uy tín, mời bạn đọc chú ý theo dõi.
Tìm hiểu thỏ ty tử là cây gì, một số thông tin về dược liệu
Thỏ ty tử là tên gọi của hạt cây tơ hồng, loại cây sống ký sinh trên những thân cây khác như nhãn, cúc tần. Hạt tơ hồng còn được dân gian gọi với nhiều tên khác nhau như Miễn Tử, Thỏ ty thực…
- Tên dược liệu: Thỏ ty tử.
- Tên gọi khác: Dược liệu có rất nhiều tên gọi khác nhau như Thỏ ty thực (theo Ngô Phổ Bản Thảo), Thiện bích thảo (theo Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển), Hoàng ty tử (theo Liêu Ninh Thường Dụng Thảo Dược Thủ Sách). Ngoài ra dân gian còn gọi với một số tên khác như Thỏ lũ, Thỏ lũy, Thổ khâu, Xích cương, Ngọc nữ, Hỏa diệm thảo, Đường mông, Dã hồ ty, Ô ma, Kim cô, Hồ ty…
- Tên gọi theo khoa học: Cuscuta hygrophilae Pears.
- Thuộc họ: Họ Bìm bìm (Convolvulaceae).
Đặc điểm thực vật
Thỏ ty tử chỉ là một bộ phận của cây dược liệu tơ hồng, loại cây này có một số đặc điểm nhận biết cụ thể như sau:
- Thân cây dạng sợi dây leo, phân rất nhiều nhánh, trên thân có rễ bám vào cây bị ký sinh để hút dưỡng chất.
- Lá dược liệu tiêu biến thành vảy ở các đốt mắt thân cây.
- Hoa dược liệu hình cầu, màu trắng nhạt, không có cuống.
- Quả có hình trứng, trong mỗi quả chứa 2 – 4 hạt, có đỉnh dẹt dài khoảng 2mm, phần hạt chính là thỏ ty tử
- Thỏ ty tử có hình tròn, đường kính dưới 0,1cm, phần vỏ bọc bên ngoài màu vàng nâu, hơi xù xì.
- Khi soi dược liệu dưới kính lúp sẽ thấy những vân nhăn nhỏ, một đầu có chấm màu trắng. Khi đun thỏ ty tử với nước hạt sẽ tự tách vỏ để lộ nhân màu trắng.
Nguồn gốc, phân bố dược liệu
Dược liệu có nguồn gốc xuất xứ từ Châu Mỹ, hiện nay dược liệu đã được tìm thấy tại nhiều nước trên thế giới. Riêng tại Việt Nam, tơ hồng mọc nhiều ở khu vực đồng bằng, trung du Bắc Bộ. Cây bám ký sinh ở bờ bụi hoặc những thân cây lớn, chủ yếu là cây thuộc họ cúc tần (Pluchea indica) loại họ Cúc (Asteraceae) hoặc nhãn.
Thu hái và bào chế dược liệu
Cây tơ hồng thường ra hoa vào mùa hạ, sang thu quả chín và cho chất lượng tốt nhất. Vì vậy, mùa thu hoạch thỏ ty tử là vào mùa thu, tháng 8 – 10 dương lịch. Khi thu hái, cắt toàn bộ phần dây xuống, phơi khô, đập lấy hột, sàng lọc để giữ lại những hạt chắc mẩy.
Cách bào chế thỏ ty tử dược liệu như sau:
- Cách 1: Rửa sạch hạt, phơi khô, tẩm nước muối loãng sau đó sao vàng để dùng.
- Cách 2: Ngoài ra, có thể bào chế dược liệu dưới dạng bành bằng cách đun với nước đến khi hạt nở như cháo hoa, vớt ra, giã nát nặn thành từng bánh, phơi khô.
- Cách 3: Cho rượu nếp với bột mì vào nhào cùng với thỏ ty tử làm bánh, cắt thành miếng, phơi khô.
Ngoài ra, có thể dùng thỏ ty tử ngâm rượu để bảo quản dược liệu được lâu hơn.
Những tác dụng của thỏ ty tử với sức khỏe
Vị thuốc thỏ ty tử được dân gian lưu truyền qua các mẹo để làm giảm thiểu triệu chứng của nhiều bệnh lý. Theo nhiều nghiên cứu y học cổ truyền và y học hiện đại đã chỉ ra những công dụng thỏ ty tử với sức khỏe như sau.
Quan điểm Y học cổ truyền
Rất nhiều tài liệu Đông y đã ghi chép lại dược tính và công dụng của dược liệu.
- Tính vị: Vị cay, tính bình (theo Bản Kinh). Vị ngọt, tính không độc (theo Biệt Lục). Vị ngọt cay, tính hơi ấm (theo Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). Vị ngọt, tính bình, không có độc (theo Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
- Quy kinh: Tỳ, Thận, Can (theo Bản Thảo Kinh Thư). Tâm, Can, Thận (theo Bản Thảo Tân Biên). Quy Can, Thận (theo Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Tác dụng của thỏ ty tử theo quan điểm Đông y gồm có:
- Bổ thận bổ dương, bổ bất túc, ích khí, sử dụng lâu ngày giúp cải thiện các vấn đề về sinh lý, thị lực và tăng tuổi thọ.
- Dưỡng cơ, cường âm, kiện cốt tốt cho xương khớp, thỏ ty tử có công dụng chủ trị đau lưng, thận hư, tiểu nhiều.
- Ngoài ra, sử dụng dược liệu còn điều trị được một số bệnh về tiêu hóa như tiêu chảy lâu ngày.
Tác dụng của cây thỏ ty tử theo Y học hiện đại
Khi nghiên cứu về dược liệu, Y học hiện đại đã tìm thấy nhiều dược chất quan trọng cho cơ thể. Tiêu biểu như Quercetin, Astragalin, Hyperin, Lecithin, Cephalin, b-Carotene, g- Carotene, a-Carotene-5-6-Episode, Lutein, Taraxathin, Vitamin A, Glycoside.
Trong các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy dược tính của thỏ ty tử giúp làm hạ huyết áp, tăng cường chức năng miễn dịch tự nhiên của cơ thể. Ngoài ra, dược liệu còn có tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư đầu vú, cải thiện thị lực, điều trị thận hư, liệt dương, di tinh, đau lưng, mỏi gối.
Các bài thuốc Đông y sử dụng thỏ ty tử
Vị thuốc thỏ ty tử được ứng dụng rộng rãi trong các bài thuốc Đông y, hiệu quả đã được kiểm chứng qua thực nghiệm. Mọi người có thể tham khảo một số bài thuốc phổ biến dưới đây.
Một số bài thuốc bôi từ thỏ ty tử
Dân gian lưu truyền nhiều bài thuốc bôi ngoài da từ dược liệu, với đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm giúp loại bỏ các triệu chứng viêm nhiễm ngoài da.
Dùng thỏ ty tử trị mụn nhọt, đau nhức do mụn:
Những người bị mọc mụn u nhọt trên mặt hoặc cơ thể có thể dùng nước ép thỏ ty tử bôi hàng ngày.
- Chuẩn bị: Dược liệu tươi.
- Thực hiện: Lấy một lượng vừa đủ dược liệu, giã nát, vắt lấy nước cốt bôi trực tiếp lên vùng da bị mụn. Mỗi ngày làm 1 lần, liên tục trong 1 tuần sẽ thấy các triệu chứng sưng đau thuyên giảm đáng kể.
Bài thuốc bôi chữa đau hậu môn, lòi trĩ:
- Chuẩn bị: Dược liệu, trứng gà 1 trái.
- Thực hiện: Cho dược liệu vào nồi sao đến khi chuyển sang màu vàng đen, tán nhuyễn hòa cùng với lòng trắng trứng gà bôi lên vùng trĩ bị sưng. Mỗi ngày thực hiện một lần cho đến khi hết sưng, không còn cảm giác đau.
Bài thuốc chữa bệnh Bạch điến phong:
- Chuẩn bị: Dược liệu (lấy cả thân và hạt), cồn 95%.
- Thực hiện: Cho dược liệu vào ngâm với cồn trong 48 giờ, dùng nước thu được bôi lên vùng da bị bệnh mỗi ngày 2 lần.
Các bài thuốc sắc uống từ dược liệu
Thỏ ty tử có thể sử dụng kết hợp với nhiều dược liệu khác, người bệnh nên tham khảo ý kiến chuyên môn, không tự ý kết hợp dược liệu.
Bài thuốc bổ thận, tráng dương theo Biển Thước Tâm Thư:
- Nguyên liệu: Dược liệu khô, phụ tử, rượu hồ.
- Thực hiện: Tán bột dược liệu sau đó trộn cùng với rượu hồ, vo thành từng viên nhỏ như đầu đũa. Mỗi lần uống 50 viên dược liệu đã chuẩn bị sẵn cùng với rượu.
Bài thuốc theo Song Bổ Hoàn – Tế Sinh Phương:
Theo Tế Sinh Phương bài thuốc này có tác dụng chữa thận thủy bị táo, họng khô, da mặt bị sạm đen, đau lưng, mỏi gối.
- Nguyên liệu: Dược liệu, ngũ vị tử, mật ong.
- Thực hiện: Tán bột toàn bộ nguyên liệu sau đó trộn với mật ong, vo thành viên hoàn nhỏ. Mỗi lần sử dụng 70 viên lúc đói với nước muối hoặc rượu.
Bài thuốc Tâm Thận Hoàn – Tế Sinh Tục:
Những người gặp phải chứng bệnh Tâm Thận bất túc, tinh trùng ít, khô họng, thiếu máu có thể áp dụng bài thuốc này.
- Nguyên liệu: Dược liệu khô, mạch môn, mật ong.
- Thực hiện: Dược liệu mang đi chưng rượu, mạch môn loại bỏ lõi. Trộn đều 2 loại dược liệu, tán bột mịn, trộn với mật ong vo thành viên hoàn nhỏ. Mỗi lần sử dụng 70 viên với nước muối hoặc nước sôi vào lúc đói.
Bài thuốc Phục Thỏ Hoàn theo Cục Phương:
Bài thuốc này được kê đơn cho những người bị Tâm khí bất túc, thần kinh căng thẳng, thận hư, nước tiểu đục.
- Chuẩn bị: Dược liệu khô, bạch phục linh, thạch liên tử.
- Thực hiện: Tán nhỏ nguyên liệu thành bột mịn, trộn cùng với rượu trắng vo thành viên hoàn nhỏ. Mỗi lần uống 30 viên với nước muối loãng, uống khi đói.
Bài thuốc Thọ Thai Hoàn – Y Học Trung Trung Tham Tây Lục:
- Chuẩn bị: Thỏ ty tử, tang ký sinh, tục đoạn và a giao.
- Thực hiện: Tán nhỏ dược liệu, tang ký sinh, tục đoạn, a giao nấu chảy thành nước rồi trộn cùng với bột đã tán, vo thành từng viên nhỏ. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 20 viên với nước ấm.
Bài thuốc thỏ ty tử hoàn – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách:
Thỏ ty tử hoàn là bài thuốc điều trị tiêu chảy lâu ngày do thận hư.
- Chuẩn bị: Dược liệu, câu kỷ tử, đẳng sâm và phục linh, sơn dược, hạt sen.
- Thực hiện: Tán nhỏ toàn bộ dược liệu sau đó cho vào gạo hồ, trộn đều vo thành từng viên nhỏ. Mỗi ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần khoảng 12g.
Bài thuốc trị mắt mờ do can huyết bị suy:
- Chuẩn bị: Dược liệu, Sơn thù, Cúc hoa và Địa hoàng.
- Thực hiện: Tán bột dược liệu trộn với mật ong vo thành viên hoàn nhỏ, mỗi ngày uống 24g với rượu, chia làm 2 lần.
Bài thuốc chữa bệnh viêm khớp:
- Chuẩn bị: Dược liệu, vỏ trứng gà, bột xương trâu.
- Thực hiện: Tán bột các nguyên liệu, trộn đều, mỗi ngày sử dụng 6g chia làm 3 lần uống.
Một số lưu ý khi sử dụng dược liệu
Khi sử dụng dược liệu, để đảm bảo an toàn và mang lại hiệu quả người dùng cần lưu ý:
- Không sử dụng dược liệu chung với thịt thỏ.
- Những người thận có hỏa, cường dương không được dùng, người bị táo bón cần kiêng dùng.
- Phụ nữ có thai, băng huyết tuyệt đối không được sử dụng dược liệu.
- Không tự ý sử dụng hoặc kết hợp chung với các dược liệu khác. Nếu người dùng đang trong liệu trình điều trị cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
Giá bán thỏ ty tử bao nhiêu và mua ở đâu tốt nhất?
Dược liệu thỏ ty tử khá phổ biến, người dùng có thể tìm mua được vị thuốc này ở các trung tâm phân phối dược liệu hoặc các tiệm thuốc Đông y. Lời khuyên cho mọi người là nên tìm hiểu kỹ thông tin dược liệu và đơn vị cung cấp để đảm bảo chất lượng dược liệu. Không nên mua thỏ ty tử trôi nổi trên thị trường vì rất dễ bị giả mạo, pha trộn, không tốt cho sức khỏe.
Người dùng có thể tham khảo và đặt mua thỏ ty tử của Trung tâm Nghiên Cứu và Nuôi trồng dược liệu Vietfarm. Đây là đơn vị uy tín hàng đầu tại Việt Nam cung cấp thỏ ty tử và các dược liệu quý khác. Sản phẩm của đơn vị được nuôi trồng ở môi trường đạt chuẩn GACP – WHO từ khâu chọn giống đến quy trình thu hoạch.
Giá bán thỏ ty tử của Vietfarm cạnh tranh với nhiều đơn vị khác trên thị trường, bình quân cứ 500g dược liệu sẽ có giá khoảng 125.000 vnđ. Ngoài ra, khi mua từ 3kg trở lên, khách hàng sẽ được miễn phí vận chuyển nếu đặt mua trực tuyến.
Thỏ ty tử là dược liệu có nhiều công dụng, người dùng nên tìm hiểu kỹ thông tin về công dụng và cách dùng để áp dụng hỗ trợ điều trị bệnh lý hiệu quả nhất. Không nên tự ý dùng thỏ ty tử hoặc kết hợp với các dược liệu khác bừa bãi để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.