Mạch môn
Mạch môn thuộc giống dược liệu thân thảo, được sử dụng nhiều trong các bài thuốc y học cổ truyền. Vị thuốc này có tác dụng hỗ trợ điều trị một số bệnh lý: táo bón, ho có đờm, ho ra máu, ho lâu ngày… Tìm hiểu về công dụng và cách dùng của dược liệu để sử dụng hiệu quả và an toàn nhất.
Tìm hiểu mạch môn là gì? Những thông tin cơ bản
Mạch môn được xem là một thảo dược quý, được ứng dụng nhiều trong các bài thuốc y học cổ truyền. Vậy, mạch môn là cây gì? Dưới đây là một số thông tin cơ bản của dược liệu mạch môn:
- Tên dược liệu: Mạch môn
- Tên gọi khác: Cỏ lan, mạch môn đông, tóc tiên, lan tiên, mạch đông
- Tên gọi theo khoa học: Convallaria japonica Linnaeus f hoặc Ophiopogon japonicus
- Dược liệu thuộc họ: Ruscaceae (Tóc tiên)
Đặc điểm thực vật của dược liệu
Mạch môn dược liệu có những đặc điểm nổi bật như sau:
- Dược liệu thuộc dạng thân thảo, cao từ 10 đến 40cm, cây xanh và sống lâu năm.
- Lá mạch môn có đặc điểm thẳng, màu xanh lục, mọc lên từ gốc, mép lá có răng cưa, lá dài và hẹp, cuống có bẹ. Lá có chiều dài khoảng 20 đến 40cm, rộng khoảng 1 đến 4mm.
- Rễ mạch môn thuộc dạng rễ chùm.
- Hoa mạch môn có màu sắc biến đổi, đổi từ hoa trắng đến tím nhạt, hoa mọc thành từng chùm và dài khoảng 5 đến 10cm.
- Quả dược liệu mọng, màu xanh lam, có đường kính 5-6cm và trong mỗi quả chứa 1-2 hạt.
- Dược liệu có củ, phần rễ sẽ phát triển thành củ. Củ dược liệu dẹt về phía hai đầu, thân tròn, vỏ màu trắng vàng.
Dược liệu mọc đâu, phân bổ như thế nào?
Theo một số tài liệu ghi chép lại, cây thuốc có nguồn gốc từ đất nước Nhật Bản. Cây được sử dụng để làm cảnh và được ứng dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh.
Tại Việt Nam, dược liệu mọc hoang ở nhiều nơi. Với đặc điểm là thân thảo nên nhiều địa phương còn gọi cây thuốc là cỏ mạch môn. Ngoài ra, tại nhiều cơ sở và trung tâm dược liệu, cây được trồng nhiều để đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dùng. Một số vườn dược liệu ở các tỉnh phía thành như: Nghệ An, Hưng Yên, Bắc Giang, Hà Nam….
Thu hái và bào chế dược liệu
Theo kinh nghiệm dân gian, củ dược liệu được sử dụng làm thuốc. Thông thường, củ mạch môn được thu hoạch vào khoảng tháng 9 tới tháng 12 hàng năm. Những cây được khoảng 2 năm tuổi được lựa chọn để thu hái bởi chúng đảm bảo được dược tính của dược liệu.
Sau khi thu hái mạch môn, người dùng phải loại bỏ toàn bộ phần rễ con, rửa sạch đất cát để loại bỏ chất bẩn. Đối với những củ nhỏ, người dùng để nguyên củ. Đối với củ lớn, người dùng bổ đôi sau đó mang phơi hoặc sấy khô.
Ngoài ra, người dùng cũng có thể sử dụng dược liệu tươi để làm thuốc chữa bệnh. Thêm vào đó, người bệnh có thể áp dụng mạch môn ngâm rượu để hỗ trợ điều trị một số bệnh lý khác nhau.
Sau khi hoàn thiện việc sơ chế, mạch môn khô cần được bảo quản tại những vị trí thoáng mát, khô ráo và sạch sẽ. Tránh để vị thuốc tại những nơi ẩm ướt, có ánh nắng trực tiếp chiếu vào.
Giải đáp mạch môn có tác dụng gì đối với sức khỏe người dùng?
Đã có rất nhiều tài liệu trong y học cổ truyền ghi chép lại tác dụng của mạch môn đối với sức khỏe người dùng. Thêm vào đó, các nghiên cứu của Tây y cũng đã kiểm chứng được hiệu quả của dược liệu này. Vậy, thực hư tác dụng của dược liệu mạch môn như thế nào?
Tác dụng trong y học cổ truyền
Theo Đông y, dược liệu này có vị ngọt, đắng và có tính hàn. Mạch môn được quy vào các kinh như Vị, Tâm, Thủ Thái Âm Phế. Với những tính vị đó, dược liệu này có tác dụng tuyệt vời với cơ thể như sau: Nhuận phế, an thần, thanh nhiệt, giải độc, thanh tâm, lợi tiểu, ích tinh, cường âm, tăng cân, an ngũ tạng.
Bởi vậy, người bệnh sử dụng dược liệu có tác dụng điều trị một số bệnh lý như: Ho và ho ra máu, ho có đờm, khô miệng, táo bón.
Tác dụng trong y học hiện đại
Theo một số nghiên cứu của khoa học hiện đại đã chỉ ra các hoạt chất có trong dược liệu như: Saponin, axit amin, vitamin A, Ophiopogon, b-Sitosterol, Ruscogenin, Stigmasterol.
Với các hoạt chất đó, sử dụng mạch môn có tác dụng như sau:
- Vị thuốc có công dụng hỗ trợ ngăn ngừa bệnh thiếu máu cơ tim, chống rối loạn nhịp tim, cải thiện lực co bóp cơ tim và tăng huyết lượng động mạch vành.
- Hỗ trợ an thần, tăng cường sức khỏe cho người bệnh.
- Hoạt chất có trong cây thuốc có khả năng ức chế trực khuẩn đại trường, tụ cầu trắng và trực khuẩn thương hàn.
- Các loại thuốc có chiết xuất từ dược liệu giúp ức chế E.coli và Staphylococcus albus.
- Thí nghiệm tiêm dược liệu lên thỏ còn cho thấy tác dụng tăng/ hạ đường huyết.
Các bài thuốc Đông y từ dược liệu
Với những dược tính và tác dụng, từ xa xưa, mạch môn đã trở thành vị thuốc quen thuộc trong các bài thuốc y học cổ truyền. Cho tới nay, những bài thuốc đó vẫn được lưu truyền và sử dụng. Những thông tin tiếp theo sẽ cung cấp về bài thuốc và cách dùng dược liệu hiệu quả.
Hỗ trợ điều trị chảy máu cam, thổ huyết
Nguyên liệu chuẩn bị: Khoảng 500gr vị thuốc, mật ong nguyên chất.
Cách thực hiện:
- Làm sạch mạch môn để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn, có thể ngâm qua cùng nước muối loãng để sạch hoàn toàn.
- Dùng máy xay nghiền nhuyễn và lọc lấy nước cốt.
- Thêm 1-2 thìa mật ong nhỏ vào nước cốt và chia thuốc thành hai lần uống trong ngày.
Người bệnh áp dùng thuốc cho tới khi các triệu chứng suy giảm thì dừng lại.
Điều trị chảy máu chân răng
Nguyên liệu chuẩn bị: Mạch môn khô.
Cách thực hiện:
- Rửa dược liệu với nước để loại bỏ bụi bẩn trước khi sử dụng.
- Đun vị thuốc với khoảng 500ml nước, đun nhỏ lửa trong thời gian 20 phút rồi tắt bếp và sử dụng.
Người bệnh áp dụng bài thuốc trong khoảng thời gian dài sẽ chấm dứt tình trạng chảy máu chân răng. Thêm vào đó, tình trạng nhức nướu, mất máu và ăn không ngon cũng được cải thiện.
Điều trị chứng viêm họng
Nguyên liệu chuẩn bị: 40gr cây thuốc, 20gr hoàng liên.
Cách thực hiện:
- Sử dụng dược liệu khô rồi tán hai nguyên liệu thành bột mịn.
- Trộn lẫn hai dược liệu với nhau và thêm 1 thìa nhỏ mật ong nguyên chất hòa vào cùng.
- Vo thuốc thành từng viên nhỏ rồi bảo quản trong lọ kín.
Mỗi lần sử dụng, uống 20 viên thuốc, người bệnh có thể uống cùng nước ấm hoặc hãm thành trà để dễ sử dụng.
Tác dụng của mạch môn ngâm rượu – Ích khí dưỡng huyết, bổ thận tráng dương
Củ mạch môn ngâm rượu có tác dụng gì là thắc mắc của nhiều người dùng khi tìm hiểu về dược liệu này. Sự kết hợp của vị thuốc này với nhiều thảo dược khác có tác dụng ích khí dưỡng huyết và bổ thận tráng dương.
Nguyên liệu chuẩn bị: 30gr dược liệu, 15gr sơn thù, 15gr đương quy, 15gr kỷ tử, 15gr cẩu tích, 15gr thỏ ty tử, 15gr nhân sâm, 1 cặp tắc kè và 2 lít rượu trắng khoảng 40 độ.
Cách thực hiện:
- Sơ chế sạch sẽ tất cả các dược liệu rồi thái nhỏ thành từng khúc.
- Cho các nguyên liệu vào bình rồi đổ rượu ngập.
- Ngâm rượu thuốc trong khoảng thời gian 3 tuần cho tới 1 tháng, khi các dưỡng chất từ dược liệu ngấm thì mang ra sử dụng.
Mỗi ngày dùng rượu thuốc 3 lần và mỗi lần chỉ dùng 20 ml. Người bệnh lưu ý không nên dùng quá liều lượng, điều này ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe và quá trình điều trị bệnh.
Bài thuốc hỗ trợ điều trị suy tim
Nguyên liệu chuẩn bị: 16gr vị thuốc, 8gr nhân sâm, 6gr ngũ vị tử.
Cách thực hiện:
- Làm sạch mạch môn và các dược liệu chuẩn bị để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn.
- Đun cùng 800ml nước và đun nhỏ lửa khoảng 15 – 20 phút thì tắt bếp.
Người bệnh chia phần thuốc thành 3 lần uống, mỗi ngày chỉ dùng 1 thang thuốc. Bài thuốc điều trị suy tim này đòi hỏi người bệnh phải kiên trì mới thấy được hiệu quả sử dụng.
Bài thuốc chữa táo bón
Nguyên liệu chuẩn bị: 20gr dược liệu, 12gr huyền sâm, 20gr sinh địa.
Cách thực hiện:
- Người bệnh làm sạch tất cả các dược liệu đã chuẩn bị, để ráo nước rồi đem sắc lấy thuốc.
- Đun thuốc nhỏ lửa trong khoảng 20 tới 25 phút rồi tắt bếp và sử dụng.
Có thể sử dụng nước thuốc thay nước lọc và dùng cho tới khi các triệu chứng táo bón chấm dứt thì dừng thuốc.
Những lưu ý khi sử dụng dược liệu mạch môn
Với những công dụng tuyệt vời trên, vị thuốc này ngày càng được ứng dụng nhiều trong các bài thuốc và được nhiều người bệnh sử dụng. Tuy nhiên, để đảm bảo được đầy đủ dược tính nhất, trong quá trình sử dụng, người bệnh cần phải lưu ý một số vấn đề như sau:
- Người bệnh chỉ được phép áp dụng các bài thuốc sau khi đã thăm khám và có sự chỉ định của bác sĩ hoặc những người có chuyên môn.
- Bài thuốc đòi hỏi người bệnh phải áp dụng trong thời gian dài để thấy được hiệu quả điều trị.
- Người bệnh cần phải tìm hiểu về các món ăn và thực phẩm phải kiêng kỵ, tránh tình trạng vị thuốc và thực phẩm kỵ nhau.
- Không được phép tự ý kết hợp mạch môn với các dược liệu khác hoặc dùng song song với thuốc Tây.
- Đối với những bệnh nhân mắc tiêu chảy cần phải lưu ý khi dùng thuốc.
Giá mạch môn bao nhiêu? Mua ở đâu?
Hiểu được những tác dụng của mạch môn, hiện nay rất nhiều người tiêu dùng tìm kiếm mua dược liệu này. Vị thuốc thường được bán tại các quầy thuốc, đại lý hoặc cơ sở dược liệu. Giá bán của mạch môn trên thị trường dao động trong khoảng 300.000 VNĐ – 350.000 VNĐ/ kg.
Tuy nhiên, chính bởi sự đa dạng đó mà người dùng cảm thấy hoang mang khi lựa chọn một cơ sở dược liệu uy tín. Những năm gần đây, Trung tâm Nghiên cứu và Nuôi trồng Dược liệu Vietfarm được nhiều người biết đến bởi đây là địa điểm kinh doanh nhiều loại dược liệu khác nhau, trong đó có mạch môn.
Tất cả các dược liệu tại đây đều được nuôi trồng, chăm sóc, bào chế và đóng gói trong dây chuyền khép kín. Điều này đảm bảo được chất lượng sản phẩm khi tới tay người tiêu dùng.
Hiện nay giá mạch môn tại Vietfarm là 170.000 VNĐ/ 0.5kg. Với những khách hàng mua hàng qua các kênh bán hàng trực tuyến của Vietfarm, trung tâm sẽ miễn phí vận chuyển toàn quốc với những đơn hàng từ 3kg trở lên.
Những chia sẻ trên đây đã giúp quý bạn đọc có những thông tin về dược liệu mạch môn. Để việc sử dụng dược liệu đạt được hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần phải đặc biệt lưu ý về cách dùng để đảm bảo được dược tính của mạch môn.