Cỏ máu

Ngày cập nhật: 09/04/2024 Biên tập viên: Nguyễn Quỳnh
3.8/5 - (23 bình chọn)

Cây cỏ máu thường phân bố chủ yếu ở các vùng núi cao phía Bắc Việt Nam như Hoà Bình, Lào Cai, Thanh Hoá, Quảng Bình, Vĩnh Phúc,...

Cỏ máu là một vị thuốc dân gian thường được dùng trong các bài thuốc bổ khí huyết, tăng cân, lợi sữa, giải độc, thanh lọc cơ thể, thông kinh lạc,… Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ về đặc điểm cũng như cách sử dụng của loại cây này. Vậy nên, trong bài viết dưới đây, các chuyên gia tại Trung Tâm Nghiên Cứu Và Nuôi Trồng Dược Liệu Vietfarm sẽ giúp bạn làm rõ về công dụng cũng như 10+ bài thuốc hay từ loại cây này.

Tìm hiểu cây cỏ máu là cây gì?

Lý giải về cái tên độc đáo này, TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh – Viện trưởng Viện nghiên cứu và phát triển Y Dược Học Cổ Truyền Dân Tộc giải thích rằng:

“Cỏ máu là tên dân gian của vị thuốc huyết đằng, người dân gọi như vậy bởi khi cắt ngang thân cây có dịch nhựa tiết ra màu đỏ như máu người. Trong Y học cổ truyền, thảo dược này có tên là huyết đằng bởi huyết là máu, đằng là dây leo nhưng bao đời nay người dân vẫn gọi đây là cây cỏ máu.”

Thông tin về cây thuốc:

  • Tên thảo dược: Cây cỏ máu
  • Tên gọi khác: Cây máu người, cây bổ máu, cây dây máu, dây máu người, cây huyết đằng, kê huyết đằng, huyết rồng, máu gà, đại huyết đằng, đại hoàng đằng, hồng đăng,….
  • Tên khoa học: Sargentodoxaceae
  • Thuộc họ: Huyết đằng
Hình ảnh cây cỏ máu
Hình ảnh cây cỏ máu

Thông tin về vị thuốc huyết đằng

Cỏ máu thường mọc ở vùng núi sơn cước nên đối với nhiều người, loại cây này vẫn vô cùng xa lạ. Dưới đây là thông tin chi tiết về đặc điểm của loại thảo dược này.

Đặc điểm thực vật cây cỏ máu

Tuy được gọi là cỏ nhưng cây huyết đằng lại thuộc thân gỗ, mọc dưới tán cây to ở vùng rừng nguyên sinh trên núi sơn cước. Cây có những đặc điểm rất dễ nhận biết, cụ thể như sau:

  • Thân cây: Cây dây leo thân gỗ cứng, có thể dài đến 10m, đường kính từ 3 – 4 cm. Thân cây hình trụ tròn, hơi dẹt, lớp vỏ màu nâu nhạt và thô ráp.
  • Lá cây: Dạng lá kép, có 3 – 9 chét hình trứng và lá chét ở giữa thường dài hơn. Mặt trên của lá màu xanh thẫm, mặt dưới màu nhạt hơn.
  • Hoa của cỏ máu: Hoa mọc từ nách lá, mọc thành từng cụm, dài 15 – 20cm, có màu đỏ.
  • Quả: Hình trứng hoặc lưỡi liềm, màu nâu đỏ, dài từ 2 – 5cm và phủ một lớp lông nhung mịn.

Phân bổ địa lý cây thuốc

Cỏ máu sinh trưởng ở khu vực núi cao trên 850m, thường sống tựa vào các cây gỗ lớn trong rừng nguyên sinh, ít xuất hiện ở vùng núi thấp hay đồng bằng.

Hình ảnh cây cỏ máu tươi mọc leo lên thân cây lớn khác
Hình ảnh cây cỏ máu tươi mọc leo lên thân cây lớn khác

Cây cỏ máu thường phân bố chủ yếu ở các vùng núi cao phía Bắc Việt Nam như Hoà Bình, Lào Cai, Thanh Hoá, Quảng Bình, Vĩnh Phúc,…

Bộ phận thu dùng và đặc điểm dược liệu

Để sử dụng trong các bài thuốc chữa bệnh, người dân thu hoạch thân (dây leo) của cây huyết đằng.

Vào tháng 8 đến tháng 10 hàng năm, người dân chọn những thân cây có lớp vỏ màu vàng, tươi và chắc để cắt trước. Cây máu người sau khi thu hoạch về, bỏ hết lá, hoa và cành, chỉ giữ lại phần thân leo để bào chế dược liệu.

Có 3 cách bào chế dược liệu chính:

  • Dùng tươi: Sau khi chặt về, rửa sạch và thái vát thành lát mỏng và sử dụng ngay.
  • Phơi khô làm thuốc: Chặt thân cây có đường kính khoảng 3 – 5cm, thành từng đoạn dài 1.5m. Sau đó đem ngâm nước trong 2 giờ (với cây nhỏ), trong 2 – 3 ngày (với cây to), vớt ra rửa sạch lần nữa. Thái cây thành lát mỏng đem phơi khô hoặc sấy.
  • Gác bếp: Dùng thân cây to, dài 25 – 30cm, chất ở gác bếp và hong cho đến khi khô hẳn. Khi dùng lấy dao chẻ thành miếng nhỏ.

Đặc điểm của dược liệu như sau:

  • Dược liệu tươi: Hình trụ tròn, hơi dẹt, có màu vàng nhạt, mặt cắt có 2 – 3 vòng gỗ đồng tâm, có nhựa màu đỏ tiết ra.
  • Dược liệu khô: Được thái vát thành hình bầu dục hoặc phiến, khô, cứng, khi nếm có vị chát.

Dược liệu rất dễ bị ẩm, nấm mốc nên chú ý bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng. Vào mùa Đông hoặc lúc độ ẩm không khí cao, có thể phơi dược liệu hoặc sấy lại để bảo quản được lâu hơn.

Tác dụng của cây cỏ máu và đối tượng sử dụng

Là một vị thuốc dân gian quý, cây huyết đằng hay cây bổ máu được sử dụng phổ biến trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Đã có rất nhiều nghiên cứu khoa học và các ghi chép Đông y về công dụng của vị thuốc này.

Cỏ máu dưới góc nhìn Đông y

Trong các tài liệu y học cổ như Đông Dược Học Thiết Yếu hay Trung Dược Học thì cây huyết đằng có tính ấm, vị đắng và hậu ngọt, có mùi thơm nhẹ đặc trưng.

Cây thuốc này được quy vào 3 kinh là Can, Tỳ và Thận.

Công dụng: lợi huyết, thông kinh lạc, điều hoà kinh nguyệt, chỉ thống, hành huyết, thư cân, táo vị và mạnh gân cốt, chắc xương.

Chủ trị: thiếu máu, hư lao, khí huyết hư, suy nhược cơ thể, đổ mồ hôi trộm, người mệt mỏi, hoa mắt, kinh nguyệt không đều, đau dạ dày, đau lưng, nhức mỏi gối, thải độc, mát gan.

Theo Y học hiện đại cây cỏ máu có tác dụng gì?

Theo các phân tích khoa học nghiên cứu thì thân cây cỏ máu có chứa thành phần hoá học sau:

Nhựa cây, Beta Sitosterol, Milletol, Licochalcone, Daucosterol, Epicatechin, Protocatechuic acid, 5 Alpha-Stigmastane-3 Beta, 9-Methoxycoumestrol, 4-tetrahydroxy chalcone, Friedelan-3-Alpha-Ol…

Nhờ đó, tác dụng cây cỏ máu kể đến như:

  • Tăng cường lưu thông khí huyết, tăng tuần hoàn máu trong cơ thể, bổ máu, giúp da dẻ hồng hào.
  • Hỗ trợ hệ tiêu hoá, ăn ngon, ngủ sâu, kích thích cảm giác thèm ăn, tốt cho người bị suy nhược, gầy yếu, muốn tăng cân an toàn.
  • Tốt cho phụ nữ, điều hoà kinh nguyệt, bổ máu, lợi sữa cho phụ nữ sau sinh.
  • Thanh lọc cơ thể, giải độc tố, giải cồn khi uống rượu, bia.
  • Hỗ trợ hệ tim mạch.
  • Hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp, đau lưng, nhức gối, viêm khớp, xương cốt yếu.
  • Giúp mát gan, thanh lọc, giải độc gan, hạ men gan cao.

Cây cỏ máu phù hợp với đối tượng nào?

Cây cỏ máu có tốt không, đối tượng nào nên dùng? Nhờ những tác dụng tuyệt vời của cây cỏ máu mà đây là vị thuốc được nhiều đối tượng sử dụng.

Thảo dược được sử dụng để chữa nhiều loại bệnh khác nhau
Thảo dược được sử dụng để chữa nhiều loại bệnh khác nhau

Nhóm người dưới đây sử dụng cây thuốc rất tốt:

  • Phụ nữ sau sinh bị thiếu máu, gầy yếu, phụ nữ kinh nguyệt không đều.
  • Người bị suy nhược cơ thể, mệt mỏi, thiếu máu, da xanh, người chán ăn, người gầy yếu.
  • Người uống rượu bia thường xuyên, người bị men gan cao.
  • Người bị đau nhức xương khớp, tê bì tay chân, đau lưng, mỏi gối, người cao tuổi bị đau nhức tay chân, mắt kém.

14 bài thuốc dùng cỏ máu chữa bệnh hiệu quả phổ biến nhất

Từ xa xưa, ông cha ta đã sử dụng cây huyết đằng để chữa nhiều bệnh khác nhau và hồi phục sức khỏe.

Dưới đây là những bài thuốc từ cây cỏ máu mà bạn có thể tham khảo.

Bài thuốc bổ máu từ cây máu người

Bài thuốc 1 – Dành cho người bị thiếu máu, thiếu máu não

  • Sử dụng 300g cỏ máu sấy khô.
  • Giã dược liệu thành vụn nhỏ, sau đó ngâm cùng 1 lít rượu trắng 40 độ.

Sau thời gian ủ 7 – 10 ngày, mỗi ngày uống 1 chén nhỏ rượu thuốc cho đến khi hết.

Bài thuốc 2 – Thiếu máu não dẫn đến hoa mắt, chóng mặt, người mệt mỏi

  • Bài thuốc gồm có: 16g huyết đằng, 12g ích mẫu, 10g ngưu tất, 6g tinh bột nghệ.
  • Các loại thuốc trên đem sắc thành nước uống mỗi ngày.

Sử dụng liên tiếp trong 5 – 10 ngày sẽ cảm nhận được hiệu quả rõ rệt, người khoẻ hơn, da dẻ hồng hào.

Vô vàn công dụng cây cỏ máu với phụ nữ

Bài thuốc 3 – Điều hoà kinh nguyệt

Phụ nữ kinh nguyệt không đều, rối loạn kinh nguyệt hay bị đau bụng khi đến chu kỳ có thể sử dụng bài thuốc sau:

  • Thang thuốc gồm có 16g cây cỏ máu, 12g ích mẫu, 10g ngưu kinh, 6g khương hoàng.
  • Sắc nước thuốc cho đến khi cô cạn lại còn khoảng 1 bát thì chia thành 3 phần uống vào 3 bữa trong ngày.

Phụ nữ dùng thuốc liên tục trong ít nhất 1 tuần để điều hoà kinh nguyệt, cải thiện tình trạng ra khí hư, đồng thời tăng tuần hoàn máu hiệu quả.

Bài thuốc 4 – Dành cho phụ nữ sau sinh

Trải qua quá trình sinh nở, cơ thể phụ nữ bị suy nhược, mất máu nhiều. Bài thuốc này được đồng bào dân tộc sử dụng phổ biến để bồi bổ sức khỏe, làm đẹp da cho phụ nữ sau sinh mà không làm ảnh hưởng đến sữa mẹ.

Cây máu người là thần dược cho phụ nữ
Cây máu người là thần dược cho phụ nữ

Cách làm rất đơn giản như sau:

  • Dùng 50g cỏ máu rửa sạch sẽ bụi đất và tạp chất.
  • Đun sôi 1.5 lít nước với dược liệu trong khoảng 30 phút, gạn lấy nước thuốc uống thay nước lọc mỗi ngày.

Mỗi lần uống khoảng 100ml nước cỏ máu, uống liên tục nhiều ngày. Nước thuốc không chỉ giúp phụ nữ bồi bổ sức khoẻ, ăn ngon miệng mà còn lợi huyết, kích thích tăng cân an toàn.

Tác dụng của cây cỏ máu với bệnh xương khớp

Bài thuốc 5 – Điều trị bệnh viêm thấp khớp hiệu quả

Người bị viêm thấp khớp có các triệu chứng đau cứng các khớp, sưng khớp nhất là buổi sáng, đau nhức ở khớp nên dùng bài thuốc sau:

  • 16g mỗi loại cây bổ máu, cây cứt lợn, rễ vòi voi, khúc khắc; 12g mỗi loại địa hoàng, ngưu tất; 10g mỗi loại rễ cà gai leo, hồng trúc, rễ cúc ảo, cây đơn châu chấu.
  • Sắc các vị thuốc trên thành 1 thang, uống hết trong ngày.

Bài thuốc giúp chống viêm, giảm đau nhức, làm ấm các khớp, giúp người bệnh dễ vận động hơn.

Bài thuốc 6 – Chữa chứng đau lưng, nhức mỏi gối ở người già

Quy luật tự nhiên bao năm vẫn thế, tuổi cao xương khớp bị lão hoá, chức năng bị suy giảm. Hầu hết người lớn tuổi đều gặp các triệu chứng đau mỏi gối, đau lưng, tê bì tay chân.

Dùng cây máu người kết hợp với nhiều loại thảo dược khác nổi tiếng trong điều trị bệnh xương khớp như dây đau xương, sâm nam, cẩu tích,… sẽ thành bài thuốc tuyệt vời cho người già.

Thuốc Đông y chữa bệnh xương khớp tuổi già từ cây huyết đằng
Thuốc Đông y chữa bệnh xương khớp tuổi già từ cây huyết đằng

Bài thuốc này như sau:

  • Các vị thuốc gồm 16g mỗi loại sâm nam và cỏ máu, 12g mỗi loại hương thảo, dây đau xương, cẩu tích.
  • Dùng các vị thuốc sắc cùng 700ml nước, đun với lửa vừa cho đến khi cô cạn lại còn một nửa.
  • Chờ nước thuốc còn ấm thì uống ngày 2 – 3 lần hết 1 thang thuốc trên.

Với bài thuốc này, dùng 6 thang sẽ thấy hiệu quả giảm đau nhức, đi lại dễ dàng hơn.

Bài thuốc 7 – Chữa bệnh đau lưng

Với chứng đau lưng, bạn có thể lựa chọn 1 trong 2 thang thuốc dưới đây:

  • Thang thuốc 1: 16g mỗi vị cỏ máu, củ kim cang, cườm thảo, rễ trinh nữ, 12g ngưu tất nam, 8g mỗi vị quế chi, bao kim, 6g trần bì.
  • Thang thuốc 2: 16g mỗi vị cỏ máu, tỳ giải, rễ trinh nữ, ý dĩ, 12g cỏ xước, 8g mỗi loại quế chi, rễ cây lá lốt, thiên niên kiên, 6g trần bì.
  • Cách làm: Tất cả vị thuốc rửa sạch sau đó sắc nước uống.

Mỗi ngày uống 1 thang cho đến khi bệnh tình thuyên giảm.

Bài thuốc 8 – Chữa đau nhức, tê bì tay chân

  • Chuẩn bị cỏ máu, ngũ hoa, mao đương quy, dây ruột gà, tang chi mỗi loại 12g.
  • Dùng 500ml nước sắc thuốc cho đến khi còn lại 300ml thì chia thành 2 phần và uống hết trong ngày.

Bài thuốc 9 – Chữa đau thần kinh tọa

Đau dây thần kinh tọa do sự chèn ép lên rễ dây thần kinh, dẫn đến các cơn đau nhức, tê bì nhiều nhất ở vùng thắt lưng, vai gáy, bắp chân lan xuống chân.

Cách làm như sau:

  • Chuẩn bị các loại thuốc gồm cây máu người, cỏ xước, hồng hoa, thoát hạch nhân, khương hoàng mỗi vị 20g, hạn liên thảo lấy 10g và 4g cam thảo.
  • Sắc 1 lít nước với các loại thuốc, đun trong 20 phút cho đến khi cô cạn lại còn khoảng 400ml.

Chia nước thuốc vừa sắc thành 2 phần đều nhau và uống hết trong ngày khi thuốc còn ấm.

Công dụng của cỏ máu và bệnh dạ dày

Bài thuốc 10 – Uống nước cỏ máu

Nước cây huyết đằng có màu đỏ tươi rất đặc trưng, nước thuốc sắc hoặc hãm từ thảo dược này rất tốt cho người bị bệnh dạ dày.

Nước cỏ máu làm giảm triệu chứng bệnh dạ dày nhanh chóng
Nước cỏ máu làm giảm triệu chứng bệnh dạ dày nhanh chóng

Để giảm các triệu chứng đầy hơi, đau bụng, ợ nóng, buồn nôn,… khi bị dạ dày, người bệnh có thể uống nước sắc từ cây cỏ máu như sau:

  • Chuẩn bị 20g cỏ máu sấy khô.
  • Đun cùng nước cho sôi thật kỹ và dùng nước uống thay nước trà mỗi ngày.

Uống nước cây cỏ máu liên tục cho đến khi các triệu chứng thuyên giảm.

Bài thuốc 11 – Rượu cỏ máu chữa bệnh dạ dày

Để sử dụng mỗi ngày thuận tiện hơn, bạn cũng có thể dùng cây cỏ máu ngâm rượu thuốc.

  • Sử dụng khoảng 1kg cỏ máu còn tươi, rửa sạch sẽ bụi đất, chặt thành từng khúc có độ dài hợp lý hoặc cắt thành từng lát.
  • Xếp dược liệu vào bình thuỷ tinh, đổ rượu trắng 40 độ vào sao cho ngập hoàn toàn dược liệu.
  • Đậy kín bình và ngâm ở nơi thoáng mát trong khoảng 1 tháng.

Mỗi ngày người bị dạ dày chỉ nên uống 1 ly nhỏ khoảng 10ml để chữa bệnh, không uống nhiều vì rượu có thể tác động xấu đến dạ dày.

Bài thuốc 12 – Sắc thuốc chữa bệnh dạ dày

  • Sử dụng 16g liêu sâm và 12g mỗi loại cỏ máu, chính hoài, lôi công thảo (khô), cườm thảo, hà thủ ô, cam thảo dây, hắc đại đậu.
  • Các loại thuốc rửa sạch sẽ, sắc cùng nước thành nước thuốc.

Một thang thuốc trên chia uống 3 lần trong ngày, dùng vài thang thuốc sẽ đỡ.

Cây cỏ máu là vị thuốc bồi bổ sức khỏe tuyệt vời

Bài thuốc 13 – Chữa suy nhược cơ thể, thường xuyên đổ mồ hôi trộm

  • Chuẩn bị 100g cây bổ máu, 2 quả trứng gà ta.
  • Trứng gà sau khi luộc chín thì lột vỏ và cắt làm đôi.
  • Cây bổ máu rửa sạch bụi đất sau đó cắt thành từng đoạn nhỏ.
  • Dùng 2 loại trên nấu thành canh và sử dụng như món ăn trong bữa cơm.

Uống nước canh liên tục trong 1 tuần sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, tươi tắn, không còn đổ mồ hôi trộm.

Bài thuốc 14 – Bồi bổ cơ thể, tăng cân, khỏe mạnh

Từ xa xưa, người đồng bào dân tộc Rục thường sử dụng loại cây này để bồi bổ sức khỏe cho cơ thể. Nhiều phụ nữ mới sinh uống nước thuốc cũng có thể lên rẫy làm việc, không chỉ thế còn giúp tăng cân không tích nước hay phù nề.

  • Lấy 50g cây huyết đằng sắc cùng 1.5 lít nước.
  • Đun lửa nhỏ cho đến khi chỉ còn lại khoảng 1 lít nước thuốc.

Với 1 lít nước thuốc, chia thành từng phần nhỏ uống thay nước lọc trong ngày, phải dùng trong 2 – 3 tháng.

Vậy cây cỏ máu có tác dụng phụ không? Bà bầu có uống được không?

Cỏ máu là một vị thuốc của vùng núi sơn cước, đối với người đồng bào dân tộc thiểu số Rục thì đây là tâm huyết bao đời, là vị thuốc quý của núi rừng được lưu truyền rộng rãi.

Bên cạnh những công dụng tuyệt vời mà vị thuốc đem lại thì nhiều người cũng thắc mắc không biết sử dụng cỏ máu liệu có tác dụng phụ gì hay không?

  • Cỏ máu là vị thuốc quý, tuy nhiên thảo dược có tính ấm, người có thể nhiệt có thể gặp tác dụng phụ như bị khô họng, táo bón, khó chịu.
  • Các đối tượng không nên sử dụng: trẻ nhỏ, người có cơ địa dị ứng, mẫn cảm, bà bầu dùng có thể gây động thai.
  • Khi sử dụng dược liệu khô nên chọn loại đã được bào chế sạch sẽ, không lẫn tạp chất.
  • Dược liệu bị ẩm ướt, nấm mốc, có màu lạ thì không được dùng, rất dễ gây ngộ độc.
  • Sử dụng cỏ máu đúng liều lượng, không tự ý điều chỉnh vị thuốc.

Bên cạnh đó, nhiều người cũng thắc mắc cây cỏ máu có tốt cho bà bầu không?

Phụ nữ đang mang thai tuyệt đối không dùng dược liệu huyết đằng
Phụ nữ đang mang thai tuyệt đối không dùng dược liệu huyết đằng

Cũng theo TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh thì phụ nữ mang thai tuyệt đối không sử dụng cây cỏ máu cho dù theo cách nào. Sử dụng cỏ máu trong giai đoạn thai kỳ có thể gây động thai, tác động xấu đến thai nhi, thậm chí nặng có thể gây sảy thai.

Cần nhớ, cây cỏ máu rất tốt cho phụ nữ sau khi sinh để bổ máu, bồi bổ cơ thể, tăng cân mà không ảnh hưởng đến sữa mẹ nhưng không tốt cho phụ nữ có thai.

Cây cỏ máu mua ở đâu, giá bao nhiêu? Địa chỉ bán cây huyết đằng uy tín chất lượng

Cây huyết đằng là loại cây mọc chủ yếu ở vùng núi cao, không phải ai cũng có điều kiện để thu mua và sử dụng loại thảo dược này. Với nhu cầu ngày càng cao, hiện nay cây cỏ máu mọc tự nhiên ngày càng hiếm hơn.

Hiện nay, vị thuốc này được phân phối tại nhiều đại lý, hiệu thuốc Đông y, các cơ sở dược liệu khác nhau với giá thành cũng khác nhau. Vậy cây cỏ máu có giá bao nhiêu? Giá dược liệu cỏ máu dao động từ 250.000 VNĐ đến 270.000 VNĐ/kg.

Khi mua dược liệu, bạn nên lựa chọn địa chỉ uy tín, mua dược liệu loại chất lượng cao. Dược liệu được sấy khô hoàn toàn, không có chất bảo quản, miếng dược liệu thái lát có màu đỏ nhạt lẫn vàng, các vòng vân gỗ tâm đồng nhất toả đều. Chú ý không mua dược liệu bị ẩm ướt, có nấm mốc hay lẫn nhiều tạp chất, bụi bẩn.

Vậy nên mua dược liệu ở đâu thì uy tín, chất lượng nhất?

Trung tâm nghiên cứu và nuôi trồng Vietfarm là đơn vị hàng đầu chuyên phân phối các sản phẩm dược liệu quý. Cây cỏ máu được Vietfarm thu hoạch tại vùng dược liệu Vĩnh Phúc, Lào Cai – là 2 trong chuỗi vùng dược liệu sạch đạt chuẩn GACP – WHO của chúng tôi.

Dược liệu được thu hoạch và bào chế trên quy trình khép kín, sử dụng công nghệ sấy khô hiện đại nhất, đảm bảo thành phẩm sạch, an toàn vệ sinh, chất lượng cao đạt chuẩn CO – CQ của Bộ Y Tế.

Khách hàng có thể chọn mua túi 1kg hoặc túi 0,5kg. Đặc biệt tất cả đơn hàng có hoá đơn trên 1.000.000 VNĐ đều được Vietfarm miễn phí vận chuyển đến toàn quốc.

XEM THÊM:

Sự thật về bài thuốc cỏ máu tăng cân của đồng bào dân tộc thiểu số

TTUT, BSCKII Nguyễn Thị Nhuần

Chức vụ: Cố vấn chuyên môn

Học hàm/ học vị: BS.CKII

Nơi công tác: Bệnh viện YHCT Trung Ương

Đăng ký tư vấn với chuyên gia