Cây rẻ quạt
Cây rẻ quạt (dẻ quạt), là một loại cây hoa cảnh được trồng nhiều với mục đích làm đẹp trong vườn nhà. Thế nhưng, ít ai biết rằng, loại cây hoa dễ tìm này lại được xếp vào một trong những vị thuốc dân tộc chữa bệnh rất hay. Đặc biệt loại cây này được ông cha ta sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh về họng. Tìm hiểu về công dụng chữa bệnh, cách làm thuốc, giá bán và địa chỉ mua cây rẻ quạt trong bài viết dưới đây.
Cây rẻ quạt và những điều có thể bạn chưa biết
Rẻ quạt là một loại cây có nguồn gốc từ Nhật Bản và Trung Quốc, được du nhập vào nước ta từ bao đời nay. Mặc dù là một loại cây hoa được nhiều người chơi cây cảnh yêu thích, nhưng không phải ai cũng biết đến loại cây quen thuộc này.
Thông tin về cây rẻ quạt
Cây rẻ quạt là một loại cây quen thuộc, ở các địa phương khác nhau sẽ có những tên gọi khác nhau.
- Tên dược liệu: Cây rẻ quạt
- Các tên gọi khác: Dẻ quạt, Lưỡi đồng, Xạ can, Bạch quả
- Tên theo danh pháp khoa học: Belamcanda Sinensis (L) DC
- Thuộc họ Diên Vĩ – Iridaceae
Đặc điểm thực vật
Trong dân gian, người xưa quen gọi loại cây này là cây rẻ quạt hay dẻ quạt, bởi lá rẻ quạt xoè ra như những nan quạt nên được đặt tên như vậy.
- Cây thân thảo, cao khoảng 50cm, rễ dài, mọc bò ở sát mặt đất và có củ phình to ở rễ.
- Lá rẻ quạt có hình ngọn giáo, mảnh, dài khoảng 30cm, rộng 2cm, gân lá song song, mọc thẳng đứng xen lẫn nhau trên một mặt phẳng. Lá cây mọc xòe ra từ thân chính, toả ra thành hình chiếc quạt.
- Hoa rẻ quạt rất đẹp, mọc thành chùm, mỗi một bông hoa có 6 mảnh, có màu sắc sặc sỡ như cam, vàng xen với các đốm màu mỏ.
- Cây có quả màu đen bóng, có sọc ngang, giống trứng chim sẻ và chứa nhiều hạt nhỏ bên trong màu xanh đen.
Cây có hình dáng tỏa đều xung quanh như chiếc quạt xòe, hoa đẹp màu sặc sỡ nổi bật nên được nhiều người dùng để làm cây cảnh trong vườn nhà.
Cây rẻ quạt tìm ở đâu? Khu vực phân bổ
Cây rẻ quạt là cây thân thảo mọc hoang, rất dễ sinh trưởng ở khí hậu nhiệt đới. Trên thế giới, loại cây này được tìm thấy nhiều nhất ở Nhật Bản, Trung Quốc – đây cũng chính là quê hương của cây này. Ngoài ra, cây cũng mọc nhiều ở các nước Việt Nam, Lào, Philippines,…
Tại nước ta, cây ưa sống ở khu vực đồi núi miền trung du, ven bờ sông suối, sườn núi,… nhiều nhất là ở Lạng Sơn, Hoà Bình, Vĩnh Phúc, Nghệ An, Ninh Bình, Bắc Kạn,…
Thậm chí bởi vẻ đẹp sặc sỡ của nó mà nhiều nơi còn chủ đích trồng để làm cảnh, đặc biệt là ở trường học, cơ quan, bệnh viện,…
Dược liệu rẻ quạt và cách bào chế
Để sử dụng làm dược liệu chữa bệnh, người ta thường lấy phần thân và rễ củ của cây rẻ quạt.
Cây có thể sinh trưởng xanh tốt quanh năm, tuy nhiên để thu hoạch làm thuốc, người dân thường đào cây vào mùa thu và đông.
Quy trình bào chế dược liệu như sau:
- Đào nguyên cây, tước bỏ phần lá cây, cắt bỏ phần rễ con mọc quanh rễ củ.
- Rửa sạch cây thuốc cho hết bụi đất, tạp chất, hoá chất,… sau đó ngâm vào nước vo gạo đủ thời gian 1 ngày đêm. Đây là bước tuyệt đối không thể thiếu bởi cây rẻ quạt có tính hơi độc, cần dùng nước vo gạo ngâm để khử độc tính).
- Thái mỏng phần thân và rễ củ, phơi cho đến khi khô hoàn toàn để làm thuốc.
Dược liệu cần được bảo quản trong túi kín, tránh ẩm mốc, sâu bọ, mối mọt,… Nếu bảo quản trong thời gian dài có thể đem dược liệu ra phơi nắng lại để đảm bảo chất lượng.
Cây rẻ quạt và cây hương bài – Nguy hiểm chết người khi nhầm lẫn
Trong thiên nhiên có một loại thực vật có đặc điểm tương tự với cây rẻ quạt, nhiều người không sành về cây thuốc sẽ rất dễ nhầm lẫn đó là cây hương bài.
Cây hương bài nhiều nơi vẫn gọi là dẻ quạt, xương quạt, cây bả chuột,… tuy nhiên đây không phải là cây rẻ quạt (cũng có tên khác là dẻ quạt).
Dưới đây là hình ảnh cây hương bài, bạn đọc cần phải hết sức chú ý để tránh nhầm lẫn khi sử dụng.
Dân gian sử dụng cây hương bài chủ yếu để làm hương (nhang thơm) ngày Lễ Tết, đặc biệt rễ cây này có độc tính rất mạnh, có thể gây tử vong chết người khi uống. Ngoài ra, cây này cũng được dùng để làm thuốc bả chuột, rất nguy hiểm.
Tác dụng của cây rẻ quạt và đối tượng sử dụng phù hợp
Không phải ai cũng biết rằng, loại cây hoa cảnh trong vườn nhà này cũng được sử dụng rất phổ biến trong các bài thuốc chữa bệnh, nổi bật nhất là chữa các bệnh về họng.
Cây rẻ quạt có tác dụng gì trong Đông Y?
Trong Y học cổ truyền thì cây rẻ quạt có tên là xạ can. Các tài liệu ghi chép lại rằng, xạ can có vị đắng, tính hàn, hơi độc, được quy vào kinh Can và kinh Phế.
Công dụng: Thanh nhiệt, thanh hỏa, tán độc, giải độc, tán kết tiêu viêm, chỉ khái hoá đàm, lợi tiêu hoá,…
Nhờ đó, từ xa xưa, cây xạ can được sử dụng nhiều để chữa các chứng bệnh:
- Giảm ho, chữa đau rát ở yết hầu, cổ họng, loại bỏ đờm ứ nghẹn ở cổ họng, điều trị bệnh viêm họng, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm amidan, nhiễm trùng đường hô hấp do khí hàn.
- Chữa các chứng ho hen, ho có đờm, hen suyễn, kết đàm hạch.
- Nhuận tràng, lợi tiêu hoá, chữa đại tiện không thông, khó tiêu.
- Chữa chứng đau bụng nhiều khi có kinh, chữa tắc sữa, đau tức vú ở phụ nữ.
- Chữa đau răng, trật chân, bong gân, chữa vết thương do rắn cắn, vết thương ngoài da, chữa bệnh quai bị.
Cây thuốc theo nghiên cứu của Y học hiện đại
Các nghiên cứu khoa học cho thấy, trong thân và rễ củ của cây rẻ quạt có chứa nhiều thành phần để chữa bệnh rất hiệu quả.
- Thân rễ chứa thành phần Belamcandin, Iridin, Tectoridin, Shekanin, Irisfloretin có tác dụng ức chế vi khuẩn tụ cầu, liên cầu, phế cầu, Bacillus Subtilis, với tụ cầu vàng, Enterococcus và vi khuẩn có tác dụng ức chế yếu hơn. Ngoài ra thành phần Flavonoid ức chế hoạt tính của men Polyphenoloxydase huyết thanh ở người khi cơ thể bị nhiễm khuẩn, viêm họng cấp, viêm thanh quản cấp,…
- Thân và rễ cây thuốc có công dụng chống viêm, chống co thắt, lợi tiểu, tốt cho hệ tiêu hóa, nhuận tràng.
- Thành phần Belamcanda Quinon A, Tectorigenin, Tectoridin có tác dụng ức chế đặc hiệu COX – enzyme phản ứng viêm nhiễm.
- Đặc biệt, theo nghiên cứu, nước sắc từ thân và rễ cây không có độc tố, có thể dùng để điều trị bệnh.
Dược liệu phù hợp với đối tượng nào?
Với nhiều thành phần quý mà loại cây này được ứng dụng rộng rãi trong các bài thuốc chữa bệnh ở con người.
Những bài thuốc điều chế từ cây thuốc này phù hợp với nhóm đối tượng sau:
- Người bị các bệnh về họng: viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản, viêm thanh quản, nhiễm trùng đường hô hấp,…
- Người đang có triệu chứng ho nhiều, ho có đờm, ho khan, hen suyễn.
- Người tiêu hoá kém, khó tiêu, đại tiện không thông.
- Phụ nữ bị đau bụng kinh, phụ nữ sau sinh bị tắc tia sữa, đau tức ở ngực.
- Người bị quai bị.
- Người bị các vết thương ngoài da, sưng trật khớp,…
Lưu ý: Cây rẻ quạt không dùng cho phụ nữ đang mang thai và đang cho con bú sữa mẹ.
Hướng dẫn các bài thuốc chữa bệnh từ rẻ quạt tại nhà
Để bạn đọc hiểu rõ hơn về tác dụng của cây rễ quạt dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn cụ thể bạn các bài thuốc từ rễ quạt mà bạn có thể tham khảo và sử dụng.
Cây rẻ quạt có tác dụng gì với bệnh về họng?
Các bệnh về họng là những bệnh lý phổ biến mà bất cứ ai cũng từng gặp ít nhất một lần trong đời.
Làm thuốc chữa các bệnh về đường họng là công dụng phổ biến nhất của loại cây thuốc này. Cây rẻ quạt được xem là “khắc tinh” của bệnh về họng bởi vô vàn công dụng chữa bệnh, rất hiệu quả mà cách làm lại đơn giản.
Bài thuốc 1 – Chữa bệnh viêm họng cấp và viêm amidan
Khi bị viêm họng cấp, người bệnh thường có các triệu chứng đặc trưng gồm ho khan, sốt, khàn giọng, sổ mũi, niêm mạc họng sưng đỏ và đau.
Cách chữa bệnh đơn giản nhất chính là ngậm cây rẻ quạt, cách làm như sau:
- Dùng khoảng 15g rễ cây tươi, ngâm rửa thật sạch với nước muối pha loãng, sau đó nhúng qua với nước sôi.
- Giã nát cây thuốc cùng với 1 thìa nhỏ muối hạt, chắt riêng phần bã và phần nước cốt.
- Ngậm nước cốt, súc miệng và nuốt từ từ.
- Phần bã thuốc hơ nóng, dùng để đắp vào cổ họng, ở vị trí đau nhiều nhất.
Mỗi ngày phải thực hiện 2 lần vào sáng và tối, dùng liên tục trong 5 – 7 ngày để cải thiện các triệu chứng của bệnh.
Bài thuốc 2 – Uống nước thuốc xạ can chữa viêm họng
- Rửa sạch 20g lá rẻ quạt, cắt thành từng khúc nhỏ, sau đó giã nát bằng chày, thêm 1 ly nhỏ nước ấm và khuấy đều.
- Chờ 5 phút cho lắng nước thuốc, chắt nước cốt và uống từ từ.
Dùng bài thuốc này vào mỗi buổi tối, thực hiện trong 5 ngày liên tiếp.
Hoặc bạn cũng có thể dùng dược liệu xạ can đã được phơi sấy khô hoặc sao vàng hạ thổ để đun sắc nước thuốc uống trong ngày.
Bài thuốc 3 – Ngậm thuốc từ củ rễ cây rẻ quạt
- Đào củ rễ cây tươi, rửa thật sạch đất cát sau đó nướng chín trên bếp than nóng.
- Giã rễ cây cùng 1 thìa muối hạt và bảo quản trong lọ thuỷ tinh.
Mỗi ngày, dùng một ít thuốc để ngậm sau đó nhả bã. Với cách bào chế này, cây thuốc có thể làm người bệnh bị phồng rộp niêm mạc ở cổ họng nên không nên nhai nuốt bã như các cách khác. Dùng 3 lần hàng ngày cho đến khi khỏi hẳn.
Bài thuốc 4 – Chữa viêm họng nhẹ
- Bài thuốc gồm có 9g mỗi loại rẻ quạt, kim ngân hoa, 6g mỗi loại bạc hà, cam thảo.
- Các loại thuốc rửa sạch sẽ sau đó đem sắc thành nước thuốc.
Mỗi một thang trên dùng được cho 1 ngày, uống liên tục cho đến khi khỏi bệnh.
Bài thuốc 5 – Bài thuốc đoạt mệnh tán chữa viêm họng nặng
Người xưa có bài thuốc đoạt mệnh tán, chuyên dùng cho bệnh nhân bị bệnh viêm họng rất nặng, có nhiều dấu hiệu nguy cấp:
- Chuẩn bị 4 loại thuốc gồm xạ can, cát cánh mỗi loại 12g, cam thảo và hoàng cầm mỗi loại 8g.
- Sắc nước thuốc và uống trong ngày, mỗi ngày một thang thuốc.
Bài thuốc 6 – Cây rẻ quạt chữa viêm họng hạt
Cách làm này tương đối phức tạp, các nguyên liệu cũng nhiều hơn và điều chế cũng nhiều khâu hơn nhưng hiệu quả đem lại rất tốt.
Các nguyên liệu cần chuẩn bị: 50g rễ cây rẻ quạt, 10g đại hồi, 30 hạt gấc, 100g quả na điếc.
Các bước thực hiện:
- Rễ cây xạ can phơi khô hoàn toàn hoặc sao vàng hạ thổ.
- Hạt gấc bóc bỏ lớp vỏ nâu đen bên ngoài.
- Tất cả nguyên liệu tán nhuyễn cho đến khi thành bột mịn và hoà lẫn vào với nhau.
- Trộn thêm lượng đường phù hợp, thêm 1 ly nước được hỗn hợp sánh mịn. Vo viên thành các viên thuốc nhỏ, mỗi viên khoảng 0.4g.
- Hong khô thuốc và bảo quản dùng dần trong lọ kín.
Mỗi ngày dùng 4 viên thuốc chia 2 phần, ngậm rồi nuốt dần, dùng sau bữa ăn.
Bài thuốc 7 – Kết hợp rẻ quạt và các vị thuốc khác chữa viêm họng
Trong dân gian có rất nhiều bài thuốc kết hợp các loại thảo dược với nhau để chữa bệnh viêm họng, viêm amidan, ho khan, ho có đờm rất hiệu quả.
Tuỳ thuộc vào điều kiện mà bạn có thể lựa chọn một trong các bài thuốc dưới đây để chữa bệnh:
- Cách 1: 10g sài đất đã sấy khô, 8g mỗi loại gồm rễ rẻ quạt, dây cam thảo tươi, hạt đậu chiều sao vàng. Sắc cùng 400ml nước, cô cạn còn ¼ thì uống trong ngày.
- Cách 2: 6g rễ và thân cây rẻ quạt, 2 lá mạch môn, 2 củ sâm đại hành, 1g cam thảo. Sắc nước thuốc từ các loại cây thuốc trên để uống mỗi ngày.
- Cách 3: Sắc 10g rễ xạ can, 10g sâm đại hành cùng 1.5 lít nước cho đến khi cô cạn còn 1 nửa, chia thành 3 phần uống trong ngày.
- Cách 4: 16g kinh giới, 12g mỗi vị kim ngân, sinh địa, huyền sâm, 8g mỗi vị cỏ nhọ nồi, tang bạch bì, bạc hà và 4g rễ cây rẻ quạt. Sắc tất cả thuốc cùng 1.5 lít nước cho đến khi cô đặc còn ⅓ thì chia thành 3 phần bằng nhau và uống.
- Cách 5: 10g rẻ quạt sấy khô, 10g cát cánh, 6g trần bì. Tất cả thuốc đem tán thành bột mịn, sau đó pha với nước uống hàng ngày.
Các bài thuốc đều phải kiên trì sử dụng trong 5 – 7 ngày để có hiệu quả.
Bài thuốc 8 – Chữa ho kéo dài, ho khan, ho có đờm
- Chuẩn bị đầy đủ các vị thuốc sau: 10g mỗi loại gồm có rẻ quạt, bán hạ, sinh khương, tử uyển, khoản đông hoa, đại táo, 7g ma hoàng, 3g tế tân, 3g ngũ vị tử.
- Tất cả vị thuốc đem sắc cùng với 3 bát nước, đun trên lửa vừa cho đến khi cô cạn lại còn khoảng 1 bát.
- Chia nước thuốc thành 3 lần uống, dùng hết trong 1 ngày.
Bài thuốc 9 – Rẻ quạt chữa hen suyễn ở trẻ
Hen suyễn là một trong những chứng bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, khiến trẻ khó chịu, khó thở, tắc nghẽn đường thở. Bệnh này thường kéo dài dai dẳng, rất dễ tái phát.
Để chữa bệnh này, mẹ có thể cho con dùng bài thuốc sau:
- 9g bán hạ chế, 9g tử uyển, 6g rẻ quạt, 6g khoản đông hoa, 3g gừng tươi, 3g ma hoàng, 1.5g ngũ vị tử, 1.5g tế tân.
- Các vị thuốc đem sắc cùng với 3 bát cho đến khi chỉ còn khoảng 1 bát thì chia thành 2 – 3 phần và dùng hết trong ngày.
Cây rẻ quạt có công dụng nhuận tràng, lợi tiêu hoá
Bài thuốc 10 – Chữa chứng khó tiểu, bí tiểu, đại tiện không thông
Trong Y học cổ truyền, dược liệu rẻ quạt sấy khô được gọi là xạ can, có tác dụng thông tiểu, lợi tiểu, đại tiện dễ, dùng để nhuận tràng.
Cách dùng như sau:
- Dùng 10g dược liệu khô, đun sắc cùng với khoảng 1 lít nước.
- Đun lửa vừa cho đến khi cô cạn lại còn khoảng 300ml.
Mỗi ngày chắt lấy nước thuốc để uống, kiên trì sử dụng trong khoảng 7 – 10 ngày.
Bài thuốc 11 – Trị chứng tích trữ nước trong bụng
Bụng bị tích trữ nước, tiểu tiện khó khăn có thể sử dụng bài thuốc sau:
- Sử dụng 20g cây xạ can, rửa sạch đất cát, tạp chất, để cho ráo nước.
- Giã lấy nước cốt và uống.
Dùng liên tục bài thuốc cho đến khi có thể tiểu tiện như bình thường, bụng không còn căng tức, ứ nước.
Cách dùng cây rẻ quạt chữa bệnh phụ nữ
Rất nhiều phụ nữ sau khi sinh gặp phải triệu chứng căng tức ở bầu ngực, tắc tia sữa, sữa không thông, gây đau tức và không có sữa cho con bú.
Bài thuốc 12 – Thông sữa, tăng tiết sữa
Từ xa xưa, các mẹ đã sử dụng cây rẻ quạt để thông sữa cho phụ nữ sau sinh đơn giản:
- Chuẩn bị rẻ quạt phơi khô hoặc tự phơi khô cây thuốc.
- Đun 10g thuốc cùng với 800ml nước trong khoảng 15 – 20 phút. Sau đó chắt lọc lấy phần nước thuốc và uống mỗi ngày 2 lần sau bữa ăn.
- Phần bã thuốc dùng để đắp vào bầu ngực.
Bài thuốc này cũng rất tốt để giảm đau bụng khi đến chu kỳ hành kinh của phụ nữ.
Bất ngờ công dụng chữa rắn cắn của cây rẻ quạt
Thêm một công dụng của cây thuốc mà ít ai để ý tới chính là chữa vết thương do rắn cắn. Tất nhiên, bài thuốc này chỉ áp dụng được cho những vết cắn của rắn không độc và vết thương đã được xử lý y tế.
Bài thuốc 13 – Chữa rắn cắn
Thuốc đắp từ cây rẻ quạt dùng để chữa lành vết thương do rắn cắn và các vết thương khác.
- Dùng một nắm lá cây rẻ quạt, rửa thật sạch và để ráo nước hoàn toàn.
- Dùng chày giã nát cây thuốc.
- Vệ sinh vết thương sạch sẽ, đắp cả phần bã thuốc và nước thuốc vào vết thương, có thể dùng băng gạc mềm để băng cố định.
- Sau khoảng vài tiếng thì tháo băng và vệ sinh sạch sẽ.
Để vết thương mau lành bạn hãy kiên trì đắp thuốc liên tục, da sẽ kéo da non và tái tạo rất hiệu quả.
Những điều phải ghi nhớ khi sử dụng cây rẻ quạt
Từ hàng trăm năm nay, cây rẻ quạt hay xạ can đã được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc, hiệu quả và sự an toàn được kiểm chứng qua bao thế hệ.
Tuy nhiên, khi sử dụng cây thuốc này cũng có nhiều điều phải ghi nhớ để tránh gặp tác dụng phụ hay những hệ lụy không đáng có:
- Các chuyên gia khuyên rằng, cây thuốc có tính hơi độc, nên mỗi ngày mỗi người lớn chỉ nên dùng từ 5 – 7g/lần, với trẻ nhỏ chỉ nên dùng ½ liều của người trưởng thành.
- Khi dùng cây rẻ quạt, không nên lạm dụng hoặc ngậm quá lâu trong miệng bởi rất dễ bị bỏng rát, phồng rộp miệng và cổ họng.
- Tuyệt đối không lạm dụng bài thuốc, không sử dụng liên tục trong thời gian quá dài, sẽ dẫn đến nguy cơ bị tiêu chảy, suy nhược cơ thể.
- Những đối tượng không nên sử dụng gồm trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, phụ nữ đang trong thai kỳ hoặc đang cho con bú, người có thể hàn, khí huyết hư, tỳ vị yếu.
- Khi sử dụng phải ngâm rửa cây thuốc kỹ càng, tốt nhất nên sử dụng nước muối pha loãng hoặc ngâm trong nước vo gạo qua đêm để khử độc tố.
- Hiệu quả của các bài thuốc phụ thuộc vào cơ địa, tình trạng cũng như lối sống, sinh hoạt của mỗi người. Cần kiên trì sử dụng trong thời gian dài và kết hợp với các biện pháp chăm sóc, bảo vệ, chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý.
Cuối cùng, chúng tôi đặc biệt nhấn mạnh lại một lần nữa, phải hết sức khi thu hái cây thuốc rẻ quạt, không sử dụng nhầm cây hương bài sẽ rất nguy hiểm, thậm chí tử vong nếu uống nhầm.
Cây rẻ quạt mua ở đâu, giá cây thuốc hiện nay
Cây rẻ quạt sinh trưởng xanh tốt quanh năm và rất dễ để nuôi trồng. Cách trồng cây rẻ quạt tương đối đơn giản, bạn có thể trồng bằng hạt trong quả hoặc chiết tách cây con vào mùa xuân. Cây ưa sống ở nơi đất ẩm xốp, thoát nước tốt, nơi có ánh sáng mặt trời chiếu tới.
Phần lớn người dân trồng cây rẻ quạt với mục đích làm cảnh nên có quy mô nuôi trồng nhỏ, ít nơi chủ đích trồng để làm dược liệu thuốc.
Vậy ở đâu bán cây rẻ quạt? Dược liệu xạ can được sử dụng rất phổ biến trong Đông y, bạn có thể mua tại các nhà thuốc Đông y, các đại lý bán dược liệu,… Giá bán của dược liệu dao động từ 350.000 – 450.000 VNĐ/kg khô.
Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn địa chỉ uy tín và có thương hiệu để đảm bảo dược liệu sạch, an toàn và chất lượng nhất.
Trung tâm nghiên cứu và nuôi trồng Vietfarm là thương hiệu lâu năm và uy tín trong lĩnh vực phân phối dược liệu tại Việt Nam.
Dược liệu xạ can tức cây rẻ quạt sấy khô được trung tâm sản xuất theo quy trình khép kín hiện đại. Từ khâu đầu vào nguyên liệu, nuôi trồng, thu hoạch cho đến khâu bào chế dược liệu. Cây thuốc được nuôi trồng tại vùng dược liệu sạch Vĩnh Phúc, Bắc Kạn – là 2 trong chuỗi vùng dược liệu sạch đạt chuẩn GACP – WHO của Vietfarm.
Sản phẩm dược liệu xạ can của trung tâm Vietfarm được đóng gói theo túi 1kg và 0.5kg sang trọng và tiện lợi, được sấy khô đạt chuẩn, đảm bảo chất lượng cao, không chứa chất bảo quản, đạt chuẩn CO – CQ của Bộ Y Tế.
Không chỉ là một loại cây hoa cảnh đẹp mắt, nếu biết cách thì cây rẻ quạt cũng là một vị thuốc quý chữa nhiều bệnh khác nhau. Bạn đọc có nhu cầu mua và sử dụng cây thuốc có thể đặt hàng trực tiếp qua website hoặc đến trực tiếp các cửa hàng đại diện của Vietfarm.