Cây cốt khí
Cây cốt khí hay còn gọi là cốt khí củ. Dược liệu này có vị ngọt, hơi đắng, tính ấm, thường được Đông y dùng để kháng viêm, diệt khuẩn, trị phong thấp, đau nhức xương khớp,… Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu về công dụng cũng như các bài thuốc chữa bệnh tốt nhất từ loại dược liệu này.
Mô tả dược liệu cây cốt khí
Cây cốt khí là một loại cây mọc hoang tại các khu vực đồi núi nước ta với độ cao từ 1.000m – 1.600m so với mực nước biển. Loại cây này có khả năng sinh trưởng rất tốt, có thể trồng bằng củ hoặc hạt và không cần chăm sóc nhiều.
Dưới đây là một số đặc điểm hình thái của loại dược liệu này:
- Thân: Cây có dạng thân gỗ bán rỗng, cao từ 0,5-1m và có khả năng sống lâu năm. Thân cây không có lông, cành và thân có những đốm màu tím.
- Lá: Lá cây mọc so le với cuống ngắn, phiến lá rộng, nhọn ở phần chót. Mặt lá có màu xanh đậm ở mặt trên, mặt dưới thì nhạt hơn.
- Hoa: Cây có hoa nhỏ màu trắng, mọc thành chùm rất đẹp mắt.
- Thời gian thu hoạch: Cây cốt khí có thể thu7 hoạch quanh năm nhưng dược liệu đạt chất lượng tốt nhất là vào khoảng tháng 8, tháng 9 hàng năm.
- Bộ phận sử dụng: Phần thân và phần rễ của cây cốt khí được thu hoạch để chế biến thành thuốc.
- Sơ chế và bảo quản: Cần đào củ cốt khí cẩn thận để không làm gãy củ. Sau đó đem rửa sạch hết cát bụi, thái mỏng, đem phơi nắng hoặc sấy khô để dễ bảo quản. Củ cốt khí củ rất dễ bị nấm mốc phá hoại và làm giảm chất lượng của vị thuốc. Do đó việc chế biến và bảo quản sau thu hoạch rất quan trọng.
- Kỹ thuật trồng cây: Cây cốt khí được nhân giống bằng đoạn rễ củ mang mầm hoặc hạt đều được. Cây rất dễ sinh trường trong điều kiện ẩm, không ngập úng, đất tơi xốp, bón phân 2 – 3 lần/mùa vụ.
Cây cốt khí có tác dụng gì với sức khoẻ?
Từ nhiều năm về trước, cây cốt khí đã được sử dụng phổ biến trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Ngày nay, dược liệu cũng được y học hiện đại nghiên cứu và ứng dụng thành công.
Theo y học cổ truyền
Theo Đông Y, củ của cây cốt khí có vị đắng, tính ấm, được quy vào kinh Can và kinh Tâm Bào. Vị thuốc này có tác dụng hoạt huyết thông kinh, trừ phong thấp, chỉ thống, thanh thấp nhiệt, tiêu viêm và sát khuẩn.
Nhờ đó, dân gian thường sử dụng củ của cây cốt khí để chữa đau nhức gân cốt, tê bì chân tay, mỏi lưng, phong tê thấp, huyết ứ gây chậm kinh và đau bụng dưới.
Theo Y học hiện đại
Theo nghiên cứu của Y học hiện đại thì thành phần hóa học củ của cây cốt khí gồm có tanin, polygon in, antraglucozit (emodin/ rhein emodin).
- Dịch chiết của vị thuốc này có tác dụng kháng viêm ức chế sự tăng sinh của các khối u trong cơ thể. Đồng thời có tác dụng ức chế sự đột biến và khép ADN bởi 1- nitropyren.
- Ngoài ra, dịch chiết này còn có các stiben, đặc biệt resveratrol có tác dụng tác dụng cầm máu, chống ho, hạ cholesterol, ức chế trực khuẩn cầu và, trực khuẩn mủ xanh, chống oxy hóa, ngăn chặn sự phát triển của ung thư da…
- Dược liệu có tác dụng hạ cholesterol, triglyceridel và hạ huyết áp .
- Cây cốt khí giúp tiêu viêm, an thần, cầm máu, lợi tiểu, hạ đường huyết và cải thiện cơn ho suyễn.
- Ức chế một số vi khuẩn thường gặp như trực khuẩn đại tràng, trực khuẩn lỵ, liên cầu khuẩn tan huyết, tụ cầu vàng, …
Đối tượng nên sử dụng cây cốt khí
Vị thuốc này có thể dùng cho đa số lứa tuổi bởi cây cốt khí rất lành tính. Những đối tượng có thể sử dụng dược liệu gồm có:
- Phụ nữ sau sinh bị ứ huyết hoặc đến ngày đèn đỏ, xuất huyết bụng, đau bụng do ứ huyết trong.
- Viêm gan, gan yếu.
- Thường xuyên bị tê thấp, đau nhức xương khớp.
Một số bài thuốc dân gian từ rễ củ cây cốt khí
Cây cốt khí có rất nhiều công dụng trong các bệnh lý liên quan đến xương khớp, ứ huyết, huyết áp…. Vậy cây cốt khí chữa bệnh gì hiệu quả? Dưới đây là 10 bài thuốc thông dụng đã được lưu truyền trong dân gian bao đời nay.
Cách chữa sưng vú
Cách làm:
- Chuẩn bị: Cốt khí củ 12g, rễ cây lá lốt 10g, hạt muồng 12g, rễ bồ công anh 10g, bạch truật 8g.
- Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Trong thành phần của các nguyên liệu trên đều có chất tiêu viêm và bổ trợ cho tuyến vú từ đó giúp giảm sưng, đang nhức vú do viêm sưng gây ra.
Chữa phong thấp, viêm khớp, đau chân
Cách làm:
- Chuẩn bị: Củ cốt khí 15g, cây bìm bìm 10g, cây gối hạc 15g, mộc thông 10g .
- Sắc tất cả dược liệu với 4 bát nước, sắc cạn còn 2 bát chia 2 lần uống trong ngày.
Chúng ta có thể sử dụng các vị trên ngâm rượu uống cũng có tác dụng tương tự.
Ngoài công dụng của cốt khí củ giúp chữa đau nhức xương thì vị thuốc này còn có tác dụng ngăn ngừa về giãn cơ, giãn xương như chân tay sưng tấy đỏ.
Chữa chấn thương, tụ máu bầm chân tay
Bài thuốc 1:
- Chuẩn bị: cốt khí củ khoảng 30 gam, với cây bìm bìm, cây gối hạc mỗi loại 20 gam, mộc thông.
- Sắc với khoảng 2 lít nước. Đun thuốc cho đến khi cạn còn 1 lít thì chia làm 2 lần uống sáng chiều.
Bài thuốc 2:
- Chuẩn bị: cốt khí 10 gam, huyết giác 10 gam đun nước nấu chung, uống. Đem ngâm rượu đều được.
Trong thành phần của vị thuốc này có các chất chống viêm, giúp cơ thể được điều hòa, đồng thời giảm đau nhức, làm tan nhanh các vết tím bầm tránh tụ máu bầm lâu gây hại cho cơ thể.
Tác dụng rễ cây cốt khí với bệnh viêm gan
Cách làm:
- Chuẩn bị: cây cốt khí củ, lá móng, cùng chút chít, mỗi vị dùng khoảng 17gam.
- Sắc uống, ngày một thang, liên tục trong 3- 4 tuần liên tục. Có thể phối hợp với kim tiền thảo, xa tiền tử, tỳ giải, mỗi vị 12-16g để trị viêm gan, viêm túi mật, sỏi tiết niệu, sỏi mật.
Những người nên sử dụng các bài thuốc này như bị đang bị vàng da, mụn nhọt do chức năng gan yếu không thể giải độc theo cách bình thường được.
Chữa đau bụng do ứ huyết
Cách làm:
- Chuẩn bị: củ cốt khí 10 gam, lá móng 10 gam.
- Sắc chung với một chút rượu trong khoảng 15 phút rồi chia làm 2 lần uống. Thuốc sẽ có tác dụng rõ rệt ngay sau 2,3 ngày uống thuốc.
Hạ huyết áp, ổn định huyết áp
Cách làm:
- Chuẩn bị: củ cốt khí với trục diệp, lá tre, gừng tươi, thổ phục linh, mỗi loại 5 gam để dùng.
- Sắc chung với một ít nước để dùng hàng ngày.
Bài thuốc này thích hợp cho những người có huyết áp lên xuống không ổn định, lượng đường huyết trong cơ thể thay đổi thất thường. Cơ thể xuất hiện các triệu chứng như đầu óc choáng váng, đứng không vững, tim đập nhanh, cơ thể mệt mỏi, buồn ngủ….
Chữa viêm gan thể vàng da do virus
Với người bệnh viêm gan do virus có thể sử dụng dược liệu này để chữa trị, kiên trì sử dụng hàng ngày sẽ đem lại tác dụng tuyệt vời.
Cách làm:
- Chuẩn bị: cốt khí củ tươi 30g, lá liễu tươi 15g và rễ cam thảo tươi 20g.
- Sắc uống mỗi ngày 1 thang chia thành 2 – 3 lần uống.
Trị viêm gan do thấp nhiệt
Cách làm:
- Chuẩn bị: Bán chi liên 20g, hồng táo 20g, cốt khí củ 20g, phục linh 10g, nhân trần 20g, đan sâm 20g, bạch hoa xà thiệt thảo 20g, hy thiêm 20g, kim tiền thảo 20g, hoạt thạch 10g, hoắc hương 6g, cam thảo 6g, đại hoàng 5g.
- Sắc với lượng nước vừa đủ, uống nhiều lần uống và dùng hết trong ngày.
Chữa bỏng lửa và bỏng nước
Cách làm:
- Chuẩn bị: Củ cốt khí và dầu lạc.
- Đem rán củ cốt khí trong dầu lạc, sau đó để nguội và lấy dầu thoa lên vết bỏng.
Kiên trì sử dụng hàng ngày cho đến khi vết bỏng mờ dần và da lành hẳn.
Cách chữa bầm máu do té ngã
Cách làm:
- Chuẩn bị: Củ cốt khí, hồng hoa, một dược, củ cốt khí và nhũ hương, gia giảm liều theo từng trường hợp bệnh.
- Đem sắc các vị với nước trong khoảng 15 phút và chia dùng hết trong ngày.
Điều trị đau khớp do ứ huyết
Cách làm:
- Chuẩn bị: Cốt khí củ, xuyên ngưu tất, tang ký sinh, phòng phong, ích mẫu thảo, tần giao, và ích mẫu thảo, gia giảm lượng tùy mức độ bệnh.
- Đem các vị sắc lấy nước uống hàng ngày, mỗi ngày 2 lần sáng tối.
Trị tắc kinh và đau bụng kinh
Cách làm:
- Chuẩn bị: Cây cốt khí củ, đương quy, xuyên khung, đơn sâm, ích mẫu thảo.
- Sắc tất cả dược liệu với nước và uống đều đặn, mỗi ngày dùng 1 thang chia thành 2 lần uống.
Chữa rắn độc và ung nhọt
Cách làm:
- Chuẩn bị: Dược liệu gồm có bồ công anh, cốt khí củ, liên kiều và kim ngân hoa.
- Dùng các dược liệu tươi đem rửa sạch, để ráo nước và giã nát rồi đắp lên da.
Trị viêm họng gây ho
Cách làm:
- Chuẩn bị: Hoàng cầm tỳ bà diệp, cốt khí củ và ngân hoa.
- Sắc tất cả dược liệu và uống hàng ngày, dùng trong nhiều ngày cho đến khi khỏi.
Chữa đau bụng do kinh nguyệt
Cách làm:
- Chuẩn bị: Kê huyết đằng, ích mẫu, cốt khí củ, đào nhân, hồng hoa, điều chỉnh liều lượng theo từng trường hợp.
- Sắc tất cả dược liệu và uống hàng ngày, dùng thuốc mỗi ngày 1 thang.
Chữa thoái hóa đốt sống cổ
Cách làm:
- Chuẩn bị: Cốt khí củ, lá lốt, cỏ xước, dây đau xương mỗi loại 15g
- Sắc với 1 lít nước, khi nào nước cạn còn khoảng 200ml thì tắt bếp, chắt lấy nước thuốc và chia uống 2 lần trong ngày.
Lưu ý khi sử dụng cốt khí củ
Cũng như các loại thuốc khác, tuy đây là loại thảo dược chúng ta cũng không nên quá lạm dụng. Trong quá trình sử dụng, bạn nên chú ý những điều dưới đây:
- Cây cốt khí có tác dụng hoạt huyết mạnh nên không dùng cho phụ nữ mang thai. Sử dụng có thể tăng co bóp tử cung và gây sảy thai, sinh non.
- Mặc dù cốt khí củ có tác dụng tốt cho phụ nữ kinh nguyệt không đều, bế kinh hay sưng vú,… Song, vì tính dược liệu trong dược liệu dễ khiến cơ thể mẫn cảm, khó khăn trong việc mang thai khi quá lạm dụng.
- Tránh dùng đồng thời với các loại thuốc chống đông máu và thuốc co mạch, không dùng cho người bị rong kinh.
- Hạn chế không sử dụng vị thuốc này cho trẻ dưới 13 tuổi, vì cây có thể gây đột biến, biến đổi mà chúng ta không thể lường trước được.
- Khi dùng dược liệu phải sao kỹ để giảm bớt anthranoid, nếu dùng sống dễ bị đi ngoài phân lỏng.
- Nên sử dụng thuốc sau bữa ăn khoảng 20 – 30 phút, uống thuốc khi nóng.Tuy nhiên nên tốt nhất là uống lúc thuốc còn nóng. Không dùng thuốc đã để qua đêm vì các vi sinh vật lên men có thể gây đầy bụng, đau bụng.
- Khi đang dùng thuốc nên kiêng ăn một số loại thực phẩm như đồ cay, rau muống, đồ tanh, đỗ xanh, rượu, bia và các chất kích thích làm mất tác dụng của thuốc hoặc phản tác dụng.
Dược liệu cốt khí củ mua ở đâu, giá bao nhiêu?
Hiện nay dược liệu củ cốt khí được bán nhiều tại các hiệu thuốc, nhà thuốc Đông y, chợ dược liệu. Giá thành dược liệu dao động trong khoảng 300.000 – 400.000 VNĐ/kg sấy khô.
Tuy nhiên, người tiêu dùng cần hết sức chú ý khi mua và sử dụng dược liệu này. Bởi có nhiều đơn vị kinh doanh trái phép, bán dược liệu kém chất lượng, trà trộn cây cỏ không có tác dụng. Người tiêu dùng không nắm được các kiến thức chuyên ngành về dược liệu, rất khó để phát hiện được.
Hiện nay, trung tâm Vietfarm là đơn vị chuyên cung cấp các sản phẩm dược liệu chất lượng cao uy tín hàng đầu thế giới. Dược liệu cốt khí được nuôi trồng trực tiếp tại vùng dược liệu sạch đạt chuẩn GACP – WHO tại Lào Cai của trung tâm Vietfarm. Giá thành dược liệu tại Vietfarm rất hợp lý, được niêm yết mức giá 290.000 VNĐ/kg.
Trên đây là những thông tin về công dụng cũng như các bài thuốc về cây cốt khí. Với những thông tin này chúng tôi hy vọng đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích về dược liệu quý này. Trước khi sử dụng, bạn nên tham khảo ý kiến của người có chuyên môn để đảm bảo an toàn cho sức khoẻ.