Kế Hoạch Chăm Sóc Bệnh Nhân Viêm Dạ Dày Chi Tiết Nhất
Mong rằng những gợi ý về kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm dạ dày mà chúng tôi nêu trong bài viết này sẽ giúp các bạn có một sức khỏe tốt hơn. Hãy ghi nhớ rằng, việc thiết lập chế độ ăn uống, khoa học và sử dụng thuốc đúng cách chiếm tới 90% hiệu quả điều trị bệnh. Để tránh khiến bệnh tiến triển nặng hơn, các bạn cần chủ động trong việc chăm sóc bản thân và tái khám định kỳ.
Việc lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm dạ dày được nhiều người quan tâm, tìm hiểu. Bởi đây là căn bệnh phổ biến, nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm. Chưa kể, bệnh lý này còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tinh thần, sức khỏe của người bệnh. Vậy nên, để sớm thoát khỏi tình trạng khó chịu này, các bạn có thể tham khảo kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm loét dạ dày theo gợi ý trong bài viết dưới đây.
Tại sao phải chăm sóc bệnh nhân viêm dạ dày?
Bệnh viêm dạ dày là tình trạng dạ dày bị sưng hoặc viêm, tuy không phải căn bệnh nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị đúng cách, chúng có thể khiến người bệnh gặp phải vô số rắc rối. Tùy theo cơ địa, tình trạng của mỗi bệnh nhân mà bác sĩ sẽ tư vấn các cách điều trị khác nhau. Trong đó, đa phần các trường hợp sẽ phải sử dụng tới thuốc để điều trị. Nhưng để biện pháp này mang lại hiệu quả tốt thì người bệnh cần có kế hoạch chăm sóc bản thân thật tốt.
Do dạ dày là dung nạp và tiêu thụ thức ăn nên việc ăn gì, uống gì có ảnh hưởng trực tiếp tới các bệnh lý liên quan tới hệ tiêu hóa. Vậy nên việc lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm loét dạ dày là điều cần thiết và được nhiều người tìm hiểu, áp dụng theo.
Được biết, kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm dạ dày thực chất là các phương pháp chăm sóc tại nhà. Khi kết hợp chế độ chăm sóc hợp lý cùng các bài thuốc chữa trị theo đúng phác đồ của bác sĩ thì bệnh sẽ nhanh chóng được cải thiện. Lúc này, bệnh nhân sẽ cảm thấy dễ chịu và ăn uống ngon miệng hơn cũng như có thể tập trung để làm việc, học tập.
Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm dạ dày
Trên thực tế, việc chăm sóc người bệnh bị viêm dạ dày không hề khó, thậm chí chúng còn rất đơn giản và bạn chỉ cần đảm bảo một số nguyên tắc nhất định. Cụ thể, khi lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm dạ dày, mọi người cần chú ý tới những yếu tố dưới đây:
Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm loét dạ dày với chế độ ăn uống
Mỗi loại thức ăn đều có vai trò và những đặc tính khác nhau nên việc dung nạp chúng có thể mang lại lợi ích hoặc gây hại cho dạ dày. Với những bệnh nhân bị viêm loét dạ dày, phương thức chế biến, thời điểm ăn cũng rất quan trọng. Theo đó, khi lập kế hoạch chăm sóc những đối tượng này, người bệnh cần được:
- Ăn chín uống sôi: Thói quen các các thực phẩm tươi sống có thể làm tăng nguy cơ khiến vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể thông qua con đường ăn uống. Được biết, vi khuẩn Hp là loại vi khuẩn chính gây nên bệnh viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày. Hơn nữa, việc ăn các loại thực phẩm tươi sống sẽ giúp loại vi khuẩn này phát triển và khiến bệnh lý khó kiểm soát hơn.
- Chia nhỏ từng bữa ăn: Những bệnh nhân có vấn đề về đường tiêu hóa không nên ăn quá nhiều vào một bữa, tốt nhất các bạn nên chia nhỏ bữa ăn thành 4 – 5 lần ăn trong ngày thay vì 3 bữa chính. Điều này sẽ giúp làm giảm áp lực lên dạ dày, hạn chế tình trạng kích thích niêm mạc dạ dày khi phải tiêu thụ một lượng lớn thức ăn cùng lúc. Khi dung nạp một lượng thức ăn vừa phải, dạ dày có thể tiêu hóa chúng một cách triệt để và cơ thể cũng có thể hấp thu các dưỡng chất tốt hơn.
- Thời gian ăn: Theo các chuyên gia, khoảng cách hợp lý nhất giữa các bữa ăn chính là từ 4 – 5 giờ. Lúc này, bao tử sẽ có thời gian tiêu thụ lượng thức ăn trước đó và phục hồi trạng thái cho lần tiêu hóa tiếp theo. Vậy nên bạn không nên ăn quá sát giờ đi ngủ hay bỏ bữa ăn sáng.
- Bổ sung nhiều chất xơ, vitamin trong thực đơn hàng ngày: Hoạt động của hệ tiêu hóa sẽ diễn ra tốt hơn nếu cơ thể được cung cấp đủ chất xơ và vitamin. Những thành phần này sẽ có tác dụng làm tăng sức đề kháng, thúc đẩy cơ chế tự chữa lành vết thương cũng như giúp hoạt động tiêu hóa diễn ra nhanh chóng và hiệu quả. Các loại nước ép, xà lách, củ quả,… là những món ăn tiêu biểu có trong nhóm thực phẩm giàu chất xơ và vitamin.
- Chỉ nên sử dụng những thực phẩm dễ tiêu hóa, tránh ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ: Hãy ưu tiên sử dụng các món dễ tiêu hóa như súp, cháo, món mềm, dễ nhai. Bệnh nhân cũng nên chế biến đơn giản, nêm nếm gia vị vừa phải, tránh những gia vị có màu đậm, cay nóng và hạn chế ăn thức ăn quá cứng, nhiều dầu mỡ,…
- Uống đủ nước: Một ngày bạn nên sử dụng tối thiểu 2 lít nước để giúp hòa tan dịch acid trong cơ quan dạ dày và bổ sung nguồn năng lượng cần thiết cho cơ thể.
- Không sử dụng chất kích thích: Rượu bia, cà phê, các loại nước ngọt,… là những thực phẩm nên hạn chế sử dụng nếu không muốn tình trạng viêm loét dạ dày, tá tràng trở nên nghiêm trọng hơn. Khi những chất kích thích này đi vào cơ thể, chúng sẽ khiến vết thương lâu hồi phục và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và khiến bệnh nhân gặp phải các biến chứng nguy hiểm.
Thực hiện chế độ sinh hoạt, tập thể dục điều độ
Ngoài tâm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe bằng việc cân bằng lại chế độ ăn uống, khi lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm dạ dày chúng ta cũng cần quan tâm tới chế độ sinh hoạt, rèn luyện thể thao. Bởi đây cũng là nhóm hoạt động có ảnh hưởng lớn tới quá trình tiêu hóa thức ăn. Vì thế, để quá trình này được diễn ra thuận lợi thì người bệnh cần lưu ý một số vấn đề như sau:
- Giảm stress: Cuộc sống phát triển kéo theo nhu cầu việc làm, sinh hoạt và các vấn đề khác ngày càng cao. Điều này cũng khiến mọi người dễ bị áp lực và mệt mỏi hơn khi gặp các vấn đề khó khăn. Việc phải chịu quá nhiều áp lực, lo âu trong thời gian dài dễ khiến tình trạng viêm dạ dày nặng hơn, thậm chí có nguy cơ dẫn tới xuất huyết, viêm loét nên cần hết sức chú ý.
- Duy trì đồng hồ sinh học hợp lý: Cũng bởi công việc bận rộn hoặc những thú vui giải trí khiến bạn không thể đi ngủ sớm. Đây cũng là nguyên nhân khiến bệnh đau dạ dày, viêm dạ dày ngày càng trẻ hóa và có xu hướng tăng lên mỗi ngày. Để hạn chế điều này, các bạn cần xem xét lại chế độ sinh hoạt của bản thân, đồng thời nên đi ngủ đúng giờ, tránh thức khuya hay ngủ sai giấc. Việc nghỉ ngơi điều độ, tránh để cơ thể rơi vào trạng thái kiệt sức vì thiếu năng lượng không chỉ giúp bạn có được sức khỏe tốt, tinh thần thoải mái và làm việc, học tập đạt hiệu quả cao hơn mà chúng còn hạn chế được tình trạng đau dạ dày, viêm dạ dày,…
- Đảm bảo vệ sinh: Không đơn giản là vệ sinh cá nhân mỗi ngày, người bệnh cũng cần có ý thức giữ gìn không gian sống sạch sẽ, thường xuyên lau dọn nhà cửa để hạn chế vi khuẩn, nấm mốc sinh sôi gây bệnh.
- Không dùng chung đồ cá nhân với người khác: Khăn mặt, chén, đũa, bàn chải đánh răng, son,… đều là những vật dụng cá nhân có khả năng lây truyền mầm bệnh cao. Do đó, các bạn không nên sử dụng đồ cá nhân của người khác cũng như không cho ai khác sử dụng đồ cá nhân của mình.
- Chú ý kiểm soát cảm xúc: Cảm xúc hưng phấn quá độ, đau buồn quá mức hoặc thay đổi cảm xúc thất thường cũng có thể khiến tình trạng viêm dạ dày trở nên khó kiểm soát.
- Tập luyện thể thao: Việc tập luyện thể thao hàng ngày không chỉ giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh, body cuốn hút mà còn hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị bệnh lý, đặc biệt là bệnh dạ dày. Theo đó, yoga, tập dưỡng sinh, đi bộ, bơi lội,… là những bộ môn và bài tập thể dục nhẹ nhàng giúp bạn sớm thoát khỏi các triệu chứng khó chịu do bệnh viêm dạ dày gây nên.
Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm loét dạ dày bằng thuốc
Nếu chỉ thay đổi chế độ ăn uống hay chế độ sinh hoạt thì việc điều trị viêm loét dạ dày chỉ mới cải thiện được một phần. Đa phần với các trường hợp bị viêm dạ dày nặng, bạn cần sử dụng thêm thuốc theo chỉ định của bác sĩ để gia tăng hiệu quả điều trị. Việc dùng thuốc cũng giúp làm giảm các triệu chứng một cách nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, khi lên kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm dạ dày, các bạn cần đảm bảo những yếu tố sau:
- Tuyệt đối không tự ý thay đổi đơn thuốc: Cho dù là Đông y hay thuốc Tây y, khi được bác sĩ kê đơn thì bạn nên tuân thủ sử dụng theo đúng loại thuốc được kê. Việc tự ý thay đổi đơn thuốc sẽ làm tăng nguy cơ bị tác dụng phụ hoặc gặp phải các biến chứng khó lường. Thêm vào đó, bạn cũng không nên dùng thuốc theo đơn của bệnh nhân khác vì mỗi người sẽ có mức độ và cơ địa khác nhau. Các loại thuốc đó có thể phù hợp với bệnh nhân này nhưng lại không mang lại hiệu quả, thậm chí còn gây hại nếu sử dụng ở đối tượng khác.
- Không đổi liều lượng nếu không có sự đồng ý của bác sĩ: Trong trường hợp bạn thấy cơ thể có những dấu hiệu của sự cải thiện thì nên tìm tới bác sĩ để trao đổi thay vì tự ý dừng thuốc hoặc giảm liều lượng. Bởi bạn không nắm rõ được tình trạng bệnh lý của bản thân nên việc dùng thuốc hoặc thay đổi liều lượng một cách đột ngột có thể làm ảnh hưởng tới kết quả điều trị.
- Cần quan sát dấu hiệu, phản ứng của cơ thể: Trong kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm loét dạ dày thì việc quan sát dấu hiệu và phản ứng của cơ thể là hết sức cần thiết. Điều này sẽ giúp bạn biết được cơ thể đang phát ra tín hiệu gì, chúng có bất thường hay không. Từ đó có thể cung cấp thông tin cho bác sĩ để có những điều chỉnh phù hợp và giúp bạn tránh được các nguy cơ không mong muốn khác. Bên cạnh đó, nếu sau một quá trình sử dụng thuốc mà tình trạng bệnh vẫn không thuyên giảm thì nên tới bệnh viện để yêu cầu bác sĩ đổi qua loại thuốc khác.
- Tái khám theo lịch hẹn: Phác đồ điều trị các bệnh lý về dạ dày cần có lộ trình rõ ràng để bệnh có thể cải thiện theo thời gian. Tốt nhất, ngay từ đầu bạn nên thăm khám ở các bệnh viện uy tín và duy trì lịch tái khám theo đúng chỉ định của bác sĩ. Tránh tình trạng khám ở nhiều nơi khiến việc điều trị bị gián đoạn và khó kiểm soát.
Hiện nay, nhu cầu thăm khám y tế ở Việt Nam ngày càng tăng cao nên các bệnh viện hay phòng khám tư hình thành khá nhiều. Tuy nhiên, không phải đơn vị y tế nào cũng được cấp phép hoạt động và đảm bảo trình độ chuyên môn, cơ sở hạ tầng để tiến hành thăm khám. Vì thế, để đảm bảo an toàn và rút ngắn thời gian điều trị thì bệnh nhân có thể tìm tới một số địa chỉ khám bệnh viêm loét dạ dày uy tín như:
- Khoa tiêu hóa tại Bệnh viện Bạch Mai, nằm tại tầng 3 tòa nhà Việt Nhật, số 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội.
- Bệnh viện Đại học Y Hà Nội tọa lạc tại số 1 đường Tôn Thất Tùng, phường Trung Tự, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Tổ hợp y tế Cổ truyền biện chứng Quân dân 102 nằm ngay tại số 7 ngách 8/11 đường Lê Quang Đạo, thuộc Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
- Bệnh viện Thanh Nhàn có địa chỉ ở số 42 Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
- Bệnh viện Chợ Rẫy nằm ngay tại số 201B Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, Hồ Chí Minh.
- Bệnh viện Đà Nẵng tọa lạc ngay số 103 đường Quang Trung, Phường Thạch Thang, quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng.
Tạo tinh thần tốt cho bệnh nhân bị viêm dạ dày
Như chúng ta cũng biết, dinh dưỡng sẽ tác động trực tiếp tới bệnh, còn tinh thần chính là tác nhân gián tiếp giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục. Khi tinh thần thoải mái, cơ thể cũng trở nên khỏe mạnh, bệnh lý vì thế cũng sẽ có những chuyển biến tích cực. Vậy làm thế nào để tạo tinh thần tốt cho các bệnh nhân trong trường hợp này? Theo đó, bạn cần:
- Hãy hướng dẫn cho các bệnh nhân cách tự chăm sóc bản thân, nếu bị đau nhiều thì cần nghỉ ngơi, trường hợp đau ít thì nên đi lại vận động cho cơ thể khỏe mạnh.
- Luôn ở bên quan tâm, lắng nghe và trò chuyện với người bệnh để giúp họ luôn có cảm giác được quan tâm, chăm sóc.
- Hãy giúp bệnh nhân ăn, ngủ nghỉ và uống thuốc đúng giờ theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Không chỉ giúp bệnh nhân có tinh thần lạc quan, mà chính người chăm sóc người bị viêm dạ dày cũng cần có thái độ vui vẻ, tự nguyện khi giúp họ xử lý việc hay khi họ cần được giúp đỡ.
- Trang bị cho bệnh nhân một số kiến thức chữa và phòng bệnh tái phát, chẳng hạn như việc ăn gì, kiêng gì, nghỉ ngơi ra sao?,… chẳng hạn. Từ đó họ sẽ chủ động hơn trong việc tự chăm sóc bản thân và giúp bệnh chuyển biến tốt hơn.
Mong rằng những gợi ý về kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm dạ dày mà chúng tôi nêu trong bài viết này sẽ giúp các bạn có một sức khỏe tốt hơn. Hãy ghi nhớ rằng, việc thiết lập chế độ ăn uống, khoa học và sử dụng thuốc đúng cách chiếm tới 90% hiệu quả điều trị bệnh. Để tránh khiến bệnh tiến triển nặng hơn, các bạn cần chủ động trong việc chăm sóc bản thân và tái khám định kỳ.