Bị Viêm Dạ Dày Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Và Những Lưu Ý Quan Trọng?
Bị viêm dạ dày nên ăn gì, kiêng gì là điều được rất nhiều người bệnh quan tâm. Bởi chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng đối với những người bị các bệnh về đường tiêu hóa, nhất là bệnh viêm dạ dày. Vì vậy bài viết hôm nay sẽ cùng bạn xây dựng một thực đơn dinh dưỡng khoa học lành mạnh, hãy cùng tham khảo.
Viêm dạ dày nên ăn gì?
Nhằm hạn chế các triệu chứng khó chịu do bệnh viêm dạ dày gây ra, làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt. Việc xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh là điều cần thiết đối với người bệnh. Vậy viêm dạ dày nên ăn gì? Dưới đây là những gợi ý về các loại thực phẩm bạn nên tích cực sử dụng:
Bị viêm dạ dày nên ăn gì? Gừng
Gừng không chỉ là một loại gia vị quen thuộc giúp các món ăn được thơm ngon hơn mà còn có tác dụng rất tốt trong việc điều trị bệnh viêm dạ dày. Theo Đông y, gừng có vị cay tính ấm, có tác dụng giúp kháng viêm, chống oxy hóa, long đờm và giúp giảm đau dạ dày hiệu quả. Bạn Để cải thiện bệnh đau dạ dày, bạn chỉ cần thái vài lát gừng sau đó cho vào ấm pha trà, hãm cùng với nước sôi trong vòng 10 phút rồi nhâm nhi mỗi ngày vài tách trà gừng để cải thiện tình trạng đau dạ dày.
Bị viêm dạ dày nên ăn chuối
Để trả lời câu hỏi viêm dạ dày cấp nên ăn gì bạn có thể sử dụng chuối. Trong thành phần của chuối có chứa nhiều vitamin và dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Cụ thể, chuối có tác dụng giúp trung hòa lượng axit dư thừa bên trong dạ dày, giảm nguy cơ sưng viêm đường ruột. Ngoài ra, trong thành phần của chuối còn có chứa rất nhiều kali, giúp bình ổn dạ dày, làm giảm chứng ợ chua, ợ hơi, trung hòa lượng nước trong cơ thể, cải thiện tiêu hóa và bổ sung năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên bạn chỉ nên ăn chuối chín khi no, tuyệt đối không được ăn lúc đói sẽ khiến lượng axit trong dạ dày tiết ra nhiều hơn.
Xem thêm: Top 10 Cách Chữa Viêm Loét Dạ Dày Bằng Mật Ong Hiệu Quả
Đu đủ thích hợp cho người bị viêm dạ dày
Đu đủ cũng là một loại thực phẩm tốt cho người bị viêm dạ dày. Đu đủ có tác dụng giúp thúc đẩy tiêu hóa tốt, làm giảm triệu chứng đầy bụng, táo bón, khó tiêu. Ngoài ra loại trái cây này cũng có tác dụng giúp chống oxy hóa, giảm đau dạ dày và chữa lành các vết loét rất hiệu quả. Bạn có thể dùng 2-3 miếng đu đủ chín đem đi ép lấy nước uống. Mỗi ngày sử dụng khoảng 30g sẽ giúp cải thiện tình trạng đau dạ dày hiệu quả. Tuy nhiên không nên sử dụng đu đủ xanh hoặc dùng quá nhiều có thể gây ảnh hưởng không tốt đến dạ dày.
Bị viêm dạ dày nên ăn sữa chua
Sữa chua có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe của hệ tiêu hóa. Trong thành phần của sữa chua có chứa rất nhiều lợi khuẩn probiotic, giúp hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tiêu diệt vi khuẩn gây hại, cải thiện tiêu hóa, chống đầy bụng, khó tiêu, ợ chua, ợ hơi, tiêu chảy,… Ngoài ra, sữa chua còn giúp làm giảm hiện tượng viêm nhiễm và kích ứng tại niêm mạc dạ dày. Vì vậy mỗi ngày bạn nên sử dụng từ 1-2 hộp sữa chua sau khi ăn cơm từ 30-60 phút. Không nên ăn sữa chua khi đói và cũng nên quá lạm dụng loại thực phẩm này.
Bị viêm dạ dày nên ăn hạt chia
Hạt chia cũng là một loại thực phẩm rất tốt cho bệnh nhân bị đau dạ dày nhờ có chứa nhiều thành phần có lợi cho hệ tiêu hóa. Cụ thể hạt chia chứa nhiều chất xơ, giúp tạo lên một lớp màng mỏng để bảo vệ niêm mạc dạ dày, phục hồi những tổn thương bên trong, cải thiện hệ tiêu hóa, chống đầy bụng, khó tiêu, đau bụng thượng vị, táo bón, ợ hơi…. Không chỉ vậy, hạt chia còn cung cấp rất nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho hệ miễn dịch, giúp nâng cao sức khỏe của người bệnh.
Viêm dạ dày cấp nên ăn gì? Kefir
Kefir là một loại thức uống lên men rất giàu probiotic, có tác dụng cung cấp một lượng men vi sinh đa dạng, lành mạnh cho cơ thể, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, kiểm soát và loại bỏ vi khuẩn gây bệnh. Bên cạnh đó, Kefir cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa nhiễm trùng do virus. So với sữa chua, Kefir chứa nhiều giá trị dinh dưỡng hơn. Sử dụng Kefir với liều lượng thích hợp sẽ giúp làm giảm cảm giác đau bụng do bệnh viêm dạ dày gây ra và giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
Bài đọc thêm: 15+ Thuốc Dạ Dày (Viêm Đau, Loét, Trào Ngược) Tốt Nhất
Bị viêm dạ dày nên ăn cam thảo
Bị viêm dạ dày nên ăn gì không thể bỏ qua cam thảo. Đây là một nguyên liệu dân gian được sử dụng để điều trị các bệnh về đường tiêu hóa và đường hô hấp như: Viêm họng, viêm amidan, đau dạ dày, viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày,… Rễ cam thảo có chứa hoạt chất glycyrrhizic, có tác dụng giúp làm dịu cảm giác khó chịu trong dạ dày và tăng cường chức năng của hệ tiêu hóa. Ngoài ra, hoạt chất này còn có tác dụng giúp chống viêm, chống oxy hóa, ngăn ngừa khối u, kháng khuẩn, tiêu diệt virus và cải thiện bệnh tiểu đường. Mỗi ngày bạn dùng khoảng 3g cam thảo để hãm trà uống, sử dụng liên tục trong vòng 4-6 tuần để hỗ trợ điều trị bệnh viêm dạ dày.
Nước dừa tốt cho người bị viêm dạ dày
Nước dừa là loại thức uống thơm ngon, bổ dưỡng và được rất nhiều người yêu thích, nhất là những người bị viêm dạ dày. Nước dừa có chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng như magie, canxi, natri, sắt, có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn Hp, tăng cường trao đổi chất, giúp cải thiện tình trạng khó tiêu. Ngoài ra nước dừa còn chưa axit lauric, sẽ chuyển hóa monolaurin ngay khi vào cơ thể, giúp loại bỏ ký sinh trùng và vi khuẩn trong đường ruột. Do đó người bị bệnh đau dạ dày nói riêng và bệnh về đường tiêu hóa nói chung nên uống nhiều nước dừa để nâng cao hệ miễn dịch và cải thiện sức khỏe.
Bị viêm dạ dày Hp nên ăn gì? Tỏi
Trong danh sách các loại thực phẩm tốt cho người bị viêm dạ dày không thể bỏ qua tỏi. Tỏi có tác dụng giúp kháng viêm, diệt khuẩn rất tốt, vì vậy nó thể hỗ trợ loại bỏ vi khuẩn Hp ra khỏi dạ dày. Ngoài ra, tỏi còn giàu chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ niêm mạc ruột, thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn, làm giảm gánh nặng cho dạ dày. Vì vậy bạn có thể thêm tỏi vào chế độ ăn uống hàng ngày của mình hoặc sử dụng tỏi ngâm mật ong để tăng hiệu quả điều trị bệnh.
Viêm dạ dày nên ăn bánh mì
Bánh mì là thực phẩm rất tốt cho người bị bệnh viêm dạ dày và trào ngược dạ dày thực quản. Bánh mì chủ yếu được làm từ tinh bột nên có tác dụng trung hòa axit dịch vị, thấm hút lượng axit dư thừa, ngăn ngừa tình trạng viêm loét dạ dày, giúp giảm hiện tượng đau bụng, trào ngược. Đồng thời loại thực phẩm này cũng chứa nhiều chất xơ giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa diễn ra tốt hơn. Vì vậy bạn nên bổ sung bánh mì vào bữa sáng của mình để ngăn cản sự tác động của dịch vị axit đến dạ dày.
Không nên bỏ lỡ: Viêm Loét Dạ Dày Uống Thuốc Gì? Top 9 Loại Thuốc Tốt Nhất
Viêm dạ dày không nên ăn uống gì?
Bên cạnh vấn đề viêm dạ dày nên ăn gì, nhiều người bệnh cũng rất quan tâm đến vấn đề viêm dạ dày cấp không nên ăn gì? Bởi nếu lựa chọn sai thực phẩm sẽ khiến bệnh tình của bạn ngày càng nghiêm trọng hơn.
Thức ăn cay nóng
Thường xuyên sử dụng các loại thức ăn cay nóng cũng đồng nghĩa với việc bạn đang tàn phá dạ dày của mình. Bởi thức ăn cay nóng có thể gây tăng tiết axit, khiến niêm mạc dạ dày bị bào mòn. Người bị viêm dạ dày cấp khi sử dụng đồ ăn cay nóng có thể cảm nhận được ngay cảm giác đau nhói ở vùng bụng.
Thức ăn nhiều dầu mỡ
Trong chế độ ăn uống của người bị đau dạ dày nên hạn chế sử dụng thức ăn nhiều dầu mỡ. Những loại đồ ăn này có thể khiến cho hệ tiêu hóa hoạt động chậm hơn, gây ra tình trạng đau bụng, khó tiêu, đầy hơi. Do đó những thức ăn chiên rán nhiều dầu mỡ như thịt rán, khoai tây chiên, bánh rán, thịt quay,… nên được loại bỏ dần ra khỏi thực đơn dinh dưỡng của bạn.
Thức ăn nhiều gia vị
Những loại thức ăn có chứa nhiều gia vị như chua, mặn, ngọt sẽ kích thích niêm mạc dạ dày khiến hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng. Vì vậy người bị viêm dạ dày cấp và mãn tính nên hạn chế sử dụng những món ăn tẩm ướp nhiều gia vị. Thay vào đó bạn nên ăn những món ăn luộc hoặc hấp để dạ dày dễ tiêu hóa hơn.
Đồ ăn lên men
Nhóm đồ ăn này tiết ra nhiều axit kích thích niêm mạc dạ dày. Nếu bạn sử dụng quá nhiều loại đồ ăn này sẽ khiến các triệu chứng của bệnh viêm dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn, cản trở quá trình điều trị. Người bị viêm dạ dày nên kiêng dùng các loại quả chua hoặc các loại thực phẩm lên men có vị chua như kim chi, cà muối.
Chất kích thích
Những chất kích thích có hại như rượu, bia, cà phê, thuốc lá, nước có gas… đều có khả năng gây viêm loét dạ dày và làm tăng nguy cơ bị thủng hay xuất huyết dạ dày. Vì vậy người bệnh cần tránh sử dụng những sản phẩm này.
Những lưu ý khi thực hiện chế độ dinh dưỡng cho người bị đau dạ dày
- Ăn uống khoa học, điều độ, đúng giờ giấc, không được bỏ bữa cũng không nên ăn quá no.
- Tất cả các loại thực phẩm sử dụng đều là thực phẩm tươi sạch, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, không chất bảo quản, không thuốc trừ sâu hoặc các chất độc hại khác.
- Nên ăn chín uống sôi, tránh ăn những đồ ăn sống, tái, chưa nấu chín như tiết canh, sashimi, sushi, rau nộm, rau sống, thịt bò tái, hàu sống, trứng gà sống,… để tránh bị nhiễm khuẩn và ký sinh trùng cho đường ruột.
- Không ăn thức quá nóng hoặc quá lạnh, không dùng thức ăn để lâu, đã bị ôi, thiu nấm mốc, hết hạn.
- Không ăn hoặc hạn chế ăn các món chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ ăn có nhiều gia vị mặn, ngọt. Nên sử dụng những đồ luộc, hấp, nấu canh, cháo, súp,… để dạ dày dễ tiêu hóa hơn.
- Khi ăn xong nên nghỉ ngơi và đi lại nhẹ nhàng, không nên vận động mạnh, càng không nên đi nằm ngay sau khi ăn.
- Nên chia 3 bữa ăn chính trong ngày thành 5-6 bữa nhỏ để giúp dạ dày không bị làm việc quá tải.
- Nếu được chẩn đoán bị viêm dạ dày do vi khuẩn Hp thì không dùng chung cốc, bát, đũa, thìa, dĩa,… với người khác để tránh lây nhiễm vi khuẩn Hp cho những người xung quanh.
Như vậy bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp thắc mắc bị viêm dạ dày nên ăn gì và kiêng gì? Hy vọng thông qua những chia sẻ này, bạn đọc đã có thể tự mình xây dựng được thực đơn dinh dưỡng phù hợp nhất. Ngoài ra, người bệnh cũng cần chú ý đi ngủ sớm, tránh làm việc khuya, căng thẳng stress và dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để quá trình điều trị bệnh đạt hiệu quả cao nhất.