Cao Huyết Áp Có Uống Được Rượu Tỏi Không? [Giải Đáp]
Như chúng ta đều biết, người bị cao huyết áp cần hạn chế sử dụng chất kích thích, đặc biệt là rượu, bia. Tuy nhiên có nhiều thông tin cho rằng, rượu tỏi có tác dụng tốt với những bệnh nhân bị huyết áp cao. Vậy người bị cao huyết áp có uống được rượu tỏi không, nếu có thì nên sử dụng như thế nào mới an toàn? Bài viết dưới đây của Trung tâm dược liệu sẽ giúp bạn giải đáp toàn bộ thắc mắc này.
Cao huyết áp có uống được rượu tỏi không?
Theo thống kê từ Viện Kiểm soát CDC, cứ 3 người lớn có 1 người bị mắc chứng cao huyết áp. Một khi đã mắc phải bệnh lý này, bạn sẽ phải chung sống với chúng cả đời, đồng thời phải kiểm soát mức huyết áp hợp lý để tránh biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra bất cứ khi nào. Vậy cao huyết áp là gì?
Cao huyết áp là bệnh mãn tính xảy ra khi áp lực của máu tác động lên thành động mạch tăng cao. Tình trạng này gây áp lực cho hệ tim và là căn nguyên của các biến chứng tim mạch nguy hiểm như suy tim, tai biến mạch máu não, bệnh mạch vành, đột quỵ, nhồi máu cơ tim,…
Nhờ có sự phát triển của y học, công nghệ mà hiện nay tình trạng cao huyết áp ở người bệnh đã được kiểm soát thông qua việc sử dụng các loại thuốc hoặc áp dụng các mẹo dân gian điều trị. Nổi bật nhất trong số này chính là mẹo chữa cao huyết áp bằng rượu tỏi. Tuy nhiên nhiều người vẫn còn e ngại về tác dụng của loại rượu này, họ vẫn còn băn khoăn không biết người bị cao huyết áp có uống được rượu tỏi không và nên uống như thế nào?
Trong Y học cổ truyền, tỏi có tính ôn, vị cay thường được tận dụng để dùng trong các bài thuốc chống viêm, kháng khuẩn, thúc đẩy tuần hoàn máu trong cơ thể. Khi ngâm tỏi trong dung dịch có tính axit như giấm hay rượu gạo, chúng sẽ giúp phòng chống bệnh tim mạch cũng như phòng tránh nguy cơ tăng huyết áp.
Theo các nghiên cứu khoa học, tỏi là nguyên liệu có khả năng phòng ngừa ung thư và điều chỉnh huyết áp do chúng có chứa hàm lượng lớn alycin – một hợp chất tự nhiên giúp làm giảm độ kết dính của tiểu cầu. Vì thế, việc dùng tỏi có thể hạn chế tình trạng hình thành cục máu đông trên thành mạch. Đặc biệt, alycin còn có khả năng làm giảm cholesterol xấu, tăng nồng độ cholesterol tốt để giúp huyết áp ổn định hơn.
Nhìn chung, rượu tỏi có công dụng hỗ trợ khá tốt với những bệnh nhân bị cao huyết áp. Tuy nhiên, người bệnh phải sử dụng rượu đúng liều lượng, đúng cách mới mang lại hiệu quả trị bệnh nhanh chóng, an toàn. Việc lạm dụng rượu tỏi hay bất cứ loại rượu thuốc này đều có thể gây ra những tác dụng bất lợi cho cơ thể, thậm chí còn khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Hướng dẫn cách làm và sử dụng rượu tỏi cho người bị cao huyết áp
Như vậy, với câu hỏi cao huyết áp có uống được rượu tỏi không, chúng ta đã có câu trả lời thỏa đáng. Để tận dụng tối đa hiệu quả của loại rượu này, các bạn có thể áp dụng 2 cách ngâm rượu tỏi chữa cao huyết áp tại nhà dưới đây.
Cách 1 – Ngâm tỏi tươi
- Chuẩn bị 300g tỏi tươi, 600ml rượu trắng và 1 bình thủy tinh có nắp đậy kín.
- Tỏi mang bóc sạch vỏ, đập dập các nhánh tỏi rồi cho vào hũ thủy tinh.
- Đổ hết rượu đã chuẩn bị vào hũ thủy tinh để ngâm cùng tỏi.
- Đậy kín nắp bình, bảo quản rượu tại nơi khô thoáng, tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào.
- Ngâm rượu tỏi tươi trong 2 tuần là bạn có thể lấy ra sử dụng.
Cách 2 – Ngâm tỏi khô
- Chuẩn bị 500g tỏi khô, 1 lít rượu trắng và 1 bình thủy tinh có nắp như trên.
- Mang tỏi tươi phơi cho khô qua 5 nắng liên tiếp, bóc hết vỏ rồi lấy rượu trắng rửa qua cho sạch.
- Bỏ tỏi lên chảo, sao khô trong 5 – 10 phút.
- Khi tỏi nguội, bạn cho vào bình thủy tinh, đổ rượu vào rồi đậy kín nắp, bảo quản nơi khô thoáng.
- Mỗi ngày lắc nhẹ bình rượu tỏi 1 lần và sau 2 tháng mới nên lấy ra để sử dụng.
Những trường bị cao huyết áp nên uống từ 30 – 40ml rượu tỏi vào trước bữa ăn sáng và tối trước khi đi ngủ. Trường hợp không quen với vị rượu tỏi, bạn có thể pha thêm một chút nước ấm và tiến hành theo dõi huyết áp thường xuyên để điều chỉnh lượng rượu tỏi cho phù hợp.
Ngoài việc sử dụng rượu tỏi chữa cao huyết áp, bạn có thể sử dụng tỏi theo nhiều cách khác nhau để giúp gia tăng hiệu quả trị bệnh. Cụ thể như sau:
Dùng tỏi tươi:
Sử dụng tỏi tươi là cách chữa cao huyết áp dễ dàng nhất. Theo đó, bạn chỉ cần ăn trực tiếp/thái nhỏ tỏi rồi thả vào nước chấm, xào hoặc nấu chung với với các loại rau, thịt khác. Mỗi ngày bạn dùng khoảng 2 tép tỏi là đủ, nhiều hơn hay ít hơn cũng có thể chấp nhận được. Tuy nhiên tránh sử dụng quá 8 – 10 tép tỏi mỗi ngày.
Ăn tỏi ngâm:
Do không phải lúc nào chúng ta cũng có sẵn tỏi tươi nên bạn có thể sử dụng tỏi ngâm mật ong hoặc giấm, đường để sử dụng. Trong môi trường axit, tác dụng của tỏi sẽ tăng gấp 4 lần và tỏi ngâm giấm có khả năng làm ức chế huyết áp cao tốt hơn nhiều so với việc sử dụng tỏi tươi hay tỏi rượu tỏi.
Để thực hiện, bạn cần lấy 50g tỏi tươi, bóc vỏ rồi ngâm với 100ml giấm gạo. Sau 10 ngày, bạn lấy ra kiểm tra và sử dụng, sẽ ngon hơn khi ăn tỏi ngâm trong 30 ngày. Với tỏi ngâm đường, bạn đem tỏi ngâm trong nước khoảng 7 ngày, mỗi ngày thay nước 1 lần. Tiếp đó bóc vỏ rồi ngâm với muối 1 lúc cho chảy hết nước rồi cho 800g đường trắng vào hộp đựng, cho tỏi cùng nước ngập tỏi. Chờ trong 1 tháng là bạn đã có một hũ tỏi ngâm đường thơm ngon và dùng được.
Uống trà tỏi:
Người bệnh có thể dùng 3 – 4 tép tỏi tươi, đập dập rồi cho vào nồi nước nóng. Sau đó bạn đợi nước sôi, tắt lửa đổ ra cốc, cho thêm 1 – 2 thìa mật ong để biến món nước khó uống thành thành thứ trà ngon miệng hơn.
Lưu ý khi chăm sóc và sử dụng rượu tỏi cho người cao huyết áp
Mặc dù rượu tỏi tốt cho các bệnh nhân bị cao huyết áp nhưng chúng vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định. Do đó, để sử dụng loại rượu thuốc này mang lại hiệu quả an toàn, các bạn cần:
- Rượu tỏi chữa cao huyết áp chỉ nên sử dụng trong trường hợp bệnh còn nhẹ, chưa gặp biến chứng nguy hiểm.
- Tránh sử dụng rượu tỏi chữa cao huyết áp với những đối tượng bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong tỏi.
- Thực tế cho thấy có những trường hợp duy trì sử dụng rượu tỏi, huyết áp sẽ tăng lên khi họ ngừng lại. Do đó, người bệnh cần kiên trì áp dụng mới đem lại hiệu quả cân bằng huyết áp tốt.
- Do có tính nóng nên nếu sử dụng rượu ngâm tỏi trong thời gian dài cần điều chỉnh lượng dùng phù hợp. Bên cạnh đó, các bạn cũng cần quan tâm hơn tới chế độ ăn uống, nên bổ sung nhiều chất xơ, hạn chế chất béo, uống nhiều nước và tích cực rèn luyện các bài tập thể thao mỗi ngày.
- Trường hợp mới tiến hành phẫu thuật xong không nên dùng rượu tỏi, bởi chúng có thể làm ảnh hưởng tới các loại thuốc chống đông máu được sử dụng trong quá trình thực hiện phẫu thuật.
- Tuyệt đối không dùng rượu tỏi cho trẻ dưới 12 tuổi.
- Sau khi duy trì sử dụng rượu tỏi trong 2 tuần, bạn nên giảm liều lượng xuống để tránh gặp phải tác dụng phụ.
- Cần trao đổi với bác sĩ về thể trạng của bản thân cũng như tới bệnh viện thăm khám thường xuyên để phòng ngừa nguy cơ xuất hiện biến chứng.
Ngoài những lưu ý trong cách sử dụng rượu tỏi chữa cao huyết áp, bệnh nhân cũng nên lưu ý tới những vấn đề sau đây:
- Đầu tiên, bạn cần giữ tinh thần thư giãn, tránh căng thẳng, stress bằng cách tham gia nhiều hoạt động vui chơi, xem phim, mua sớm, trò chuyện với bạn bè,…
- Nói không với việc dùng bia, rượu, thuốc lá và các chất kích thích có hại khác.
- Hãy duy trì cân nặng phù hợp thông qua chế độ ăn uống và tập luyện thể chất ít nhất 30 phút mỗi ngày.
- Không ăn mặn, hạn chế đồ ăn dầu mỡ, đồ được chế biến sẵn, tốt nhất nên áp dụng chế độ ăn DASH cho người bệnh cao huyết áp.
Trên đây là những thông tin liên quan giúp giải đáp câu hỏi “cao huyết áp có uống được rượu tỏi không?” cũng như những lưu ý trong khi sử dụng rượu tỏi ở những đối tượng này. Mong rằng với những thông tin được chia sẻ, bạn đọc sẽ có thêm kiến thức hữu ích trong việc chăm sóc bản thân và điều trị bệnh hiệu quả, an toàn.