Bị Trào Ngược Dạ Dày NÊN Uống Nước Gì, KIÊNG Gì Tốt Nhất?
Trào ngược dạ dày gây cho người mắc vô số triệu chứng khó chịu, bệnh kéo dài dai dẳng và rất dễ tái phát nếu không có chế độ chăm sóc cùng lối sống khoa học. Bên cạnh việc dùng thuốc điều trị, bị trào ngược dạ dày nên uống nước gì, kiêng gì là vấn đề được nhiều người quan tâm, tìm hiểu. Dưới đây là những thông tin chi tiết giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên một cách chính xác.
Bị trào ngược dạ dày nên uống nước gì?
Khi dịch vị axit trong dạ dày tiết ra nhiều hơn bình thường, kết hợp với lượng thức ăn dư thừa trong dạ dày sẽ gây nên hiện tượng trào ngược dạ dày. Bệnh khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, mệt mỏi bởi triệu chứng đầy hơi, khó tiêu, ợ nóng, ợ chua, đắng miệng và đau tức ngực lan qua lưng.
Các chuyên gia cho biết, trào ngược dạ dày có thể được cải thiện nhờ chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý. Vậy người bị trào ngược dạ dày nên uống nước gì để cải thiện bệnh tốt?
Uống nước lọc
Nước lọc hoặc nước khoáng tự nhiên là loại đồ uống cần phải bổ sung mỗi ngày ở cả người khỏe mạnh hay người có bệnh lý về trào ngược dạ dày nói riêng. Bởi nước lọc có khả năng trung hòa axit dạ dày, cân bằng độ pH và giảm nồng độ axit, giúp cải thiện chứng trào ngược dạ dày một cách hiệu quả.
Mỗi ngày, người bị trào ngược dạ dày nên uống khoảng 2 – 3 lít nước. Các bạn chỉ nên uống trong khoảng mức này, vì nếu uống quá nhiều nước cũng không mang lại hiệu quả tốt, trái lại chúng còn gây ảnh hưởng tới các cơ quan khác và làm mất cân bằng khoáng chất trong cơ thể.
Bệnh nhân bị đau dạ dày nên uống gì? Nước muối ấm
Nếu bệnh nhân bị trào ngược kèm hiện tượng tiêu chảy, đau bụng thì có thể pha một cốc nước muối ấm pha loãng để bổ sung điện giải cho cơ thể. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên uống nước muối pha loãng theo tỷ lệ ½ thìa cafe muối pha với 350ml nước. Việc dùng quá nhiều muối dễ làm ảnh hưởng xấu tới gan, thận.
Bị trào ngược dạ dày nên uống sữa dê hoặc sữa tách béo
Để hạn chế tiết dịch axit dạ dày, người bệnh nên ưu tiên sử dụng các loại sữa thực vật hoặc sữa được tách béo. Do chất béo có thể làm gia tăng áp lực cho hệ tiêu hóa và khiến dạ dày khó chịu, dễ tăng tiết axit hơn. Do đó, thay vì uống sữa bò, các bạn nên dùng sữa dê và một số loại sữa tách béo khác để vừa cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, nhưng lại đảm bảo không gây ảnh hưởng xấu cho dạ dày.
Mỗi ngày, bạn nên sử dụng 1 – 2 ly sữa dê hoặc sữa bột tách béo để tăng cường sức đề kháng cho hệ tiêu hóa, đồng thời làm giảm tình trạng đầy hơi, khó chịu do trào ngược dạ dày gây ra. Lưu ý, không uống sữa lúc bụng đang đói hoặc trống rỗng vì chúng có thể gây phản tác dụng.
Sử dụng trà thảo mộc
Bị trào ngược dạ dày nên uống gì? Câu trả lời chính là trà thảo mộc không chứa caffeine, cụ thể là trà cam thảo, trà hoa cúc, trà đinh hương,… Trà thảo mộc có thể làm dịu triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày, tăng lớp màng nhầy của niêm mạc thực quản, làm dịu tác hại của axit dạ dày và giúp thư giãn thần kinh, thư giãn cơ thể.
Khi sử dụng trà thảo mộc khô, người bệnh nên sử dụng 1 muỗng cà phê thảo mộc cho mỗi 1 cốc nước nóng và ngâm chúng từ 5 – 10 phút. Để có kết quả tốt, bạn nên uống 2 – 4 cốc trà thảo mộc mỗi ngày.
Lưu ý, trà thảo mộc có thể tương tác với một số loại thuốc được kê theo toa. Vậy nên, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị nếu bạn đang có ý định sử dụng trà thảo mộc trong quá trình dùng thuốc.
Bị trào ngược dạ dày nên uống nước gì? Các loại nước ép
Trong số các loại trái cây, rau củ thì cà rốt, nha đam, bạc hà,… rất thích hợp để sử dụng cho những đối tượng bị trào ngược dạ dày thực quản. Bởi chúng là những thực phẩm có chứa nhiều vitamin và các dưỡng chất dồi dào tốt cho cơ thể.
- Nước ép cà rốt: Đây là loại củ có chứa hàm lượng vitamin A, C, K,… vô cùng dồi dào. Những hoạt chất này có khả năng kháng viêm, chống ung thư cực kỳ hiệu quả nên khi nhắc tới vấn đề bị trào ngược dạ dày nên uống nước gì thì không thể bỏ qua loại nước ép này.
- Nước ép nha đam: Là nguyên liệu có chứa hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, nhuận tràng và thanh lọc cơ thể. Chưa kể, nha đam còn có khả năng chống chảy máu trong nên được nhiều chuyên gia khuyến khích sử dụng co các bệnh nhân bị trào ngược dạ dày. Bạn có thể uống nước ép nha đam vào mỗi buổi sáng để chúng có thể phát huy hiệu quả tốt.
- Nước dừa: Với hàm lượng khoáng chất, vitamin lớn, nước dừa có khả năng cải thiện triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày tốt. Tuy nhiên, bạn chỉ nên dùng 300ml nước dừa mỗi ngày là đủ.
- Nước ép bạc hà: Trong trường hợp bị trào ngược dạ dày kèm triệu chứng ói mửa, buồn nôn liên tục, khó tiêu, chướng bụng thì bạn nên sử dụng nước ép lá bạc hà với tần suất 2 lần/tuần.
Uống sữa chua lên men có chứa probiotics
Probiotics là lợi khuẩn có khả năng cân bằng vi sinh đường ruột cũng như tăng cường khả năng tiêu hóa thức ăn ở dạ dày. Nhờ đó, việc sử dụng sữa chua lên men thường xuyên có khả năng làm giảm chứng trào ngược và các bệnh lý dạ dày khác.
Ngoài men vi sinh, người bệnh có thể bổ sung lợi khuẩn thông qua sữa chua uống lên men tự nhiên để tăng cường sức khỏe cho đường ruột. Hỗ trợ cơ thể hấp thu và tiêu hóa thức ăn tốt, từ đó bảo vệ hệ tiêu hóa tốt hơn.
Giấm rượu táo hỗ trợ chữa trào ngược dạ dày thực quản
Giấm rượu táo là đồ uống thường được dân gian sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Khi uống giấm rượu táo, cảm giác khó tiêu, chướng bụng sẽ được cải thiện một cách đáng kể. Bên cạnh đó, chúng còn cung cấp cho cơ thể lượng vitamin dồi dào, thúc đẩy chức năng tiêu hóa và giúp người bệnh hấp thu dưỡng chất hiệu quả hơn.
Trong trường hợp bạn đang băn khoăn không biết bị trào ngược dạ dày nên uống nước gì, hãy pha 1 thìa cà phê giấm táo với 200ml nước ấm. Dùng nước này 3 lần/ ngày trước khi ăn vào bữa sáng, trưa và tối để sớm thoát khỏi các triệu chứng khó chịu của bệnh trào ngược.
Người bị trào ngược dạ dày không nên uống nước gì?
Tương tự như đồ ăn, không phải thức uống nào cũng tốt cho sức khỏe nói chung và bệnh lý trào ngược dạ dày nói riêng. Ngoài những thức uống nên bổ sung, người bị bệnh viêm dạ dày, trào ngược dạ dày cần tránh sử dụng những loại nước sau đây:
- Cà phê: Đây là loại đồ uống rất dễ gây kích thích dạ dày, làm tăng tiết axit, đặc biệt là khi uống quá nhiều. Bởi lượng axit dạ dày dư thừa sẽ gây nên chứng trào ngược và khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, mệt mỏi.
- Nước ngọt có ga: Những loại nước ngọt có ga đều có chứa hàm lượng đường nhân tạo cao. Khi được dung nạp vào cơ thể, chúng sẽ làm triệu chứng ợ hơi, ợ nóng tăng cao và khiến bệnh dạ dày, thực quản trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu đang bị trào ngược axit dạ dày, tốt nhất bạn nên tránh xa loại đồ uống này.
- Nước có tính axit cao: Nước ép cam, quýt, cà chua, bưởi hay dâu tây là những thức uống tốt cho sức khỏe nhưng lại có chứa nhiều axit citric. Với những bệnh nhân bị trào ngược dạ dày, loại axit này sẽ khiến tình trạng trào ngược và viêm dạ dày trở nên nghiêm trọng thêm.
- Rượu – bia: Rượu và bia đều là những đồ uống không tốt cho sức khỏe người dùng, kể cả có bị mắc bệnh dạ dày hay không. Do đó, ngay cả khi không bị trào ngược dạ dày thực quản, bạn cũng nên hạn chế sử dụng rượu bia để bảo vệ sức khỏe thật tốt.
Lời khuyên cho người bị trào ngược dạ dày
Việc bị trào ngược dạ dày nên uống nước gì, kiêng uống gì chỉ là biện pháp hỗ trợ điều trị bệnh, chúng không thể trị dứt điểm chứng trào ngược. Để giúp bệnh được cải thiện tốt, bạn cần kết hợp nhiều biện pháp điều trị với nhau, trong đó có việc bổ sung nguồn dinh dưỡng từ thực phẩm hàng ngày, sử dụng thuốc hoặc xây dựng lối sống lành mạnh, khoa học.
Ngoài ra, bạn cũng không nên lạm dụng bất cứ đồ uống nào. Việc sử dụng quá nhiều một loại đồ uống không chỉ không mang lại hiệu quả, chúng còn có khả năng khiến bệnh tình chuyển biến xấu. Do đó, hãy sử dụng với tần suất hợp lý, kết hợp nhiều biện pháp với nhau để đạt được hiệu quả điều trị trào ngược, tăng cường sức khỏe tốt.
Khi có bất cứ dấu hiệu bất thường nào về sức khỏe, hoặc cảm thấy chức năng tiêu hóa có vấn đề. Người bệnh nên chủ động tới các bệnh viện uy tín để tiến hành kiểm tra và thăm khám, điều trị theo liệu trình của bác sĩ có chuyên môn.
Nhìn chung, người bị trào ngược dạ dày nên uống nước gì, kiêng gì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ sẽ tốt nhất. Các thông tin chia sẻ bên trên chỉ mang tính chất tham khảo thêm, để cải thiện tốt nhất bạn cần kết hợp nhiều biện pháp và tuân thủ theo sự chỉ định, tư vấn của bác sĩ điều trị.