Viêm mũi dị ứng khi mang thai và những điều mẹ bầu cần biết giúp thai nhi khỏe mạnh
Viêm mũi dị ứng khi mang thai không phải bệnh hiếm gặp. Rất nhiều mẹ bầu khi gặp phải tình trạng này đã rất lo lắng và không biết có ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi hay không. Bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn về tình trạng này.
Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng khi mang thai
Viêm mũi dị ứng là bệnh lý liên quan đến đường hô hấp và rất dễ gặp phải. Thời gian gần đây bệnh có xu hướng tăng mạnh hơn. Viêm mũi dị ứng xảy ra khi niêm mạc mũi tiếp xúc với những yếu tố gây kích ứng hô hấp và gây ra những triệu chứng như: hắt hơi, ngứa mũi, chảy nước mũi, nghẹt mũi,…
Bị viêm mũi dị ứng khi mang thai là tình trạng mà khá nhiều bà bầu gặp phải. Đây là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh và mắc bệnh khá nhiều. Thống kê cho thấy có gần ⅓ bà bầu bị viêm mũi dị ứng khi mang thai 3 tháng đầu và tháng cuối của thai kỳ. Bệnh khiến bà bầu bị nghẹt mũi, chảy dịch mũi, khó thở và phải thở bằng miệng, chất lượng cuộc sống và giấc ngủ bị suy giảm.
Các chuyên gia cho biết, tình trạng viêm mũi dị ứng khi mang thai xảy ra do những nguyên nhân sau:
- Cơ thể tiếp xúc với dị nguyên: Một số dị nguyên như bụi, phấn hoa, lông thú bông, lông động vật, nấm mốc,… khi đi vào bên trong cơ thể chúng là kháng nguyên và phản ứng lại với những kháng thể trong cơ thể. Phản ứng này gây hiện tượng sản sinh histamin trong cơ thể, khiến niêm mạc mũi họng xoang bị viêm và kích ứng.
- Nội tiết tố thay đổi: Ở phụ nữ mang thai, nồng độ estrogen và progesterone thay đổi khiến cơ thể người mẹ dễ bị các tác nhân xấu xâm nhập và gây bệnh.
- Dị ứng: Phụ nữ đang mang thai có cơ địa dị ứng như viêm da dị ứng, mề đay mãn tính, viêm da cơ địa,… sẽ nhạy cảm với các tác nhân bên ngoài và dễ mắc bệnh.
Triệu chứng bà bầu viêm mũi dị ứng
Khi bị viêm mũi dị ứng, bà bầu sẽ có những triệu chứng bệnh sau:
- Hắt hơi thường xuyên, liên tục trong ngày.
- Xảy ra tình trạng chảy nước mũi trong, không mùi. Nước mũi có thể chảy xuống họng khiến mẹ bầu bị ho hoặc đau họng dữ dội.
- Tình trạng nghẹt mũi xảy ra ở 1 hoặc cả 2 bên.
- Kích ứng đến mắt khiến mẹ bầu đau mắt, chảy nước mắt.
- Nhức đầu, nặng đầu, khó ngủ.
- Ngủ phải thở bằng miệng.
- Xuất hiện ho khan, ho có đờm.
Tình trạng viêm mũi dị ứng có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Về bản chất, viêm mũi dị ứng khi mang thai không ảnh hưởng quá nhiều đến thai nhi. Tuy nhiên, nếu không chữa trị và ngăn bệnh kịp thời, bệnh có thể gián tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Nguyên nhân là do người mẹ khó ngủ, tâm lý bất ổn và không bổ sung đủ dinh dưỡng khiến thai nhi bị ảnh hưởng.
Theo nhiều thống kê, khi mang thai bị viêm mũi dị ứng, mẹ bầu thường mỏi mệt, kém ăn, dễ căng thẳng và ngủ không đủ giấc. Điều này sẽ ảnh hưởng đến quá trình nuôi dưỡng thai nhi, gây ra những ảnh hưởng xấu đến sự phát triển hay cân nặng của trẻ.
Viêm mũi dị ứng khi mang thai cũng là nguyên nhân khiến mẹ bầu bị ngủ ngáy. Đây là một trong những nguyên nhân gây tăng huyết áp thai kỳ, tiền sản giật, chậm phát triển thai ở trong tử cung. Bên cạnh đó, viêm mũi dị ứng cũng có thể khiến bà bầu bị hen suyễn, viêm xoang nếu không xử lý tận gốc.
ĐỌC THÊM
Cách chữa viêm mũi dị ứng cho bà bầu
Để giảm những triệu chứng viêm mũi dị ứng khi mang thai, mẹ bầu có thể lựa chọn điều trị bằng thuốc Tây y, thuốc Đông y cũng như các mẹo dân gian tại nhà. Dù lựa chọn phương pháp nào mẹ bầu cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ đảm bảo an toàn cũng như tính hiệu quả.
Bị viêm mũi dị ứng khi mang thai uống thuốc gì tốt nhất?
Thuốc Tây y là lựa chọn đầu tiên với nhiều người khi mẹ bầu mang thai bị viêm mũi dị ứng. Một số loại thuốc giúp cải thiện bệnh bao gồm:
- Thuốc kháng histamin: Gồm thuốc Loratadin và Cetirizin. Đây là hai lựa chọn khá an toàn và phù hợp với người đang mang thai. Ngoài ra, một số loại thuốc kháng histamin thế hệ hai như: Mizolastine, Terfenadin,… mẹ bầu cũng có thể sử dụng.
- Thuốc Corticoid xịt mũi: Thuốc chỉ nên dùng liều thấp trong thời gian ngắn để đạt hiệu quả và đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
- Thuốc co mạch: Oxymetazolin, Xylometazolin, Naphazolin,… dùng trong thời gian ngắn để giảm nghẹt mũi cho mẹ bầu.
Các bác sĩ thường không khuyến cáo phụ nữ mang thai dùng các loại thuốc Tây vì có thể mang đến những tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Mẹ bầu nên chú ý nếu dùng thuốc cần hỏi ý kiến bác sĩ, tuyệt đối không tự ý sử dụng. Trong quá trình uống thuốc nên tuân thủ đúng liều lượng và chỉ dẫn mà bác sĩ đưa ra.
Dùng Đông y chữa viêm mũi dị ứng khi mang thai
Khác với thuốc Tây y, Đông y là một cách chữa khá an toàn và lành tính. Đây là phương pháp không gây ra tác dụng phụ và phù hợp với phụ nữ đang mang thai. Mẹ bầu có thể tham khảo một số bài thuốc Đông y chữa viêm mũi dị ứng dưới đây:
- Bài thuốc số 1: Gồm thắng hồng kế, ngũ lang tử, băng hầu úy. Các thảo dược này đem rửa sạch và tán thành bột, có thể cho thêm nước để tạo độ nhuyễn. Gói hỗn hợp này và cho lên mũi mỗi bên 15 phút giúp giảm nghẹt mũi, viêm mũi.
- Bài thuốc số 2: Gồm ké đầu ngựa, kim ngân hoa, bèo cái tía. Dùng 3 thảo dược này sắc cùng 300ml nước. Đun đến khi còn 150ml thì dừng lại và uống 2 lần mỗi ngày sau bữa sáng và bữa tối.
Hiện nay chưa có ghi nhận nào về những rủi ro khi dùng Đông y chữa viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên mẹ bầu chỉ nên áp dụng khi bệnh còn nhẹ và chưa có những triệu chứng quá nghiêm trọng.
Mẹo đơn giản giúp mẹ bầu khỏi viêm mũi dị ứng
Khi bị viêm mũi dị ứng mẹ bầu có thể tham khảo những mẹo đơn giản như:
- Xông hơi: Sử dụng tinh dầu hoặc các loại thảo dược như lá tía tô, bạc hà,… để xông hơi giúp tăng khả năng tuần hoàn máu ở niêm mạc mũi xoang, giảm nghẹt mũi và phù nề. Mỗi ngày mẹ bầu dùng 10 – 15 phút, thực hiện trước khi đi ngủ để dễ ngủ hơn.
- Vệ sinh bằng nước mũi: Nước muối giúp làm loãng và thông thoáng mũi, đẩy lượng mũi thừa ra bên ngoài. Nhờ đó giúp giảm nghẹt mũi và tăng lưu thông máu, giảm đau nhức mũi.
- Massage quanh mũi: Massage quanh mũi giúp đường thở được lưu thông, giảm tình trạng ngạt mũi ở mẹ bầu. Bạn nên đến những cơ sở y tế để được nhân viên có tay nghề thực hiện.
- Ngửi củ hành tây: Cắt hành tây làm đôi và ngửi mỗi ngày giúp mũi thông thoáng, giảm khó thở, ngạt mũi,… đặc biệt còn có thể cải thiện triệu chứng ốm nghén.
Viêm mũi dị ứng ở bà bầu nên ăn gì và nên kiêng gì?
Để nhanh chóng khỏi bệnh, có một sức khỏe tốt, mẹ bầu chú ý tuân thủ theo chế độ dinh dưỡng như sau:
Các thực phẩm khi bị viêm mũi dị ứng mẹ bầu nên ăn:
- Thực phẩm bổ sung vitamin C cho cơ thể: Ổi, dâu tây, cam, việt quất, bưởi, chanh, rau cải ngọt, rau chân vịt,…
- Thực phẩm giàu Omega-3: Bí ngô, óc chó, tảo, đậu nành, hạt cải,…
- Một số gia vị: Gừng, nghệ, tỏi,….
- Thực phẩm chứa kẽm: Gà, thịt heo, ngũ cốc,…
Thực phẩm mẹ bầu nên hạn chế:
- Nhóm thực phẩm chứa quá nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán,…
- Đồ ngọt chứa nhiều đường: Bánh kẹo, nước ngọt có gas,…
- Đồ cay nóng hoặc đồ ủ lên men, muối chua.
- Các loại hải sản mà mẹ bầu bị dị ứng.
- Chất kích thích như rượu bia hoặc thuốc lá, thuốc lá điện tử,…
Một số lưu ý khi mẹ bầu bị viêm mũi dị ứng
Để ngăn ngừa bệnh tái phát và hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng hiệu quả, mẹ bầu có thể thực hiện một số biện pháp phòng ngừa bệnh như sau:
- Luôn dùng nước muối sinh lý NaCl để vệ sinh mũi, khoang miệng và họng.
- Môi trường sống đảm bảo luôn thoáng mát, sạch sẽ để ngăn ẩm thấp, nấm mốc tích tụ.
- Nên thay chăn ga, màn, gối để ngăn ngừa vi khuẩn, nấm mốc gây bệnh.
- Giữ ấm họng, mũi vào mùa lạnh để tránh bệnh.
- Luôn mang khẩu trang khi ra ngoài hoặc tiếp xúc tại những nơi đông người.
- Có thể tập luyện nhẹ nhàng tại nhà, giữ tâm lý thoải mái để tránh mệt mỏi, stress.
Viêm mũi dị ứng khi mang thai có thể ảnh hưởng đến cả mẹ bầu và thai nhi. Vậy nên mẹ bầu cần phát hiện bệnh sớm và có hướng điều trị kịp thời. Nếu có bất kỳ những dấu hiệu bất thường nào hãy đến địa chỉ khám chữa bệnh uy tín để được bác sĩ tư vấn và hướng dẫn cụ thể hơn.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM