Trĩ Ngoại Độ 1, 2, 3: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Chữa Bệnh
Trĩ ngoại độ 1, 2, 3 là con số biểu hiện các mức độ khác nhau của bệnh trĩ ngoại. Những người không may mắc phải bệnh lý này thường bị ngứa rát, chảy máu và đau ở vùng hậu môn. Nếu kéo dài, bệnh sẽ gây không ít phiền toái tới chất lượng cuộc sống và công việc của người bệnh. Để thiết lập phương pháp điều trị phù hợp, người bệnh cần nắm rõ nguyên nhân cũng như triệu chứng của bệnh lý này. Theo dõi bài viết dưới đây của Trung Tâm Dược Liệu để biết thêm thông tin hữu ích.
Tổng quan kiến thức cần nắm về bệnh trĩ ngoại độ 1, 2, 3
Ở dưới lớp da xung quanh vùng hậu môn xuất hiện búi trĩ, tình trạng này gọi chung là trĩ ngoại. Khi mắc bệnh, bệnh nhân thường cảm thấy đau rát, ngứa ở vùng hậu môn hoặc thậm chí là chảy máu. Có rất nhiều yếu tố gây ra bệnh trĩ ngoại, ví dụ như: Mang thai, béo phì, thường xuyên hấp thu các loại thực phẩm dầu mỡ, ít chất xơ hoặc mang vác vật nặng,…
So với trĩ nội, người bệnh sẽ nhận thấy rõ các dấu hiệu của trĩ ngoại. Do búi trĩ nằm ngoài ống hậu môn, nên bệnh nhân sẽ nhìn thấy rõ búi trĩ cũng như các tĩnh mạch nhỏ nằm chồng lên nhau.
Bệnh trĩ ngoại được phân thành 4 cấp độ, là con số chỉ thị mức độ tăng dần của bệnh: Trĩ ngoại độ cấp 1, cấp 2, cấp 3 và cấp 4, trong đó trĩ ngoại độ 1, 2, 3 là mức độ bệnh trĩ nhẹ. Còn với trĩ ngoại độ 4 là mức độ trĩ nặng và việc chữa trị lúc này không mang lại hiệu quả cao.
Bạn biết gì về bệnh trĩ ngoại độ 1, 2, 3?
Theo từng giai đoạn, bệnh trĩ không được điều trị kịp thời sẽ tiến triển nặng và có những đặc điểm riêng. Cụ thể như dưới đây:
- Trĩ ngoại độ 1
Có thể khẳng định, trĩ ngoại độ 1 là giai đoạn nhẹ nhất của bệnh trĩ. Lúc này, ở trên đường lược, các búi trĩ chỉ vừa mới hình thành nên kích thước còn rất nhỏ, bệnh nhân chưa xuất hiện các biểu hiện nào như khó chịu, đau, ngứa rát,…
Tuy nhiên, ở giai đoạn 1, bệnh nhân có thể phát hiện búi trĩ bằng cách sờ vào mép ở hậu môn. Nếu người bệnh không may bị táo bón trong thời gian dài, sẽ xảy ra hiện tượng máu chảy ở vùng hậu môn. Vì nằm ở vị trí khá nhạy cảm, nên chúng thường cọ xát trong quá trình đại tiện. Một khi búi trĩ bị vỡ ra sẽ khiến hậu môn dễ bị viêm nhiễm và xuất hiện dịch nhầy.
Tốc độ phát triển kích thước búi trĩ rất nhanh, thường gây đau đớn và khó chịu cho người mắc. Do đó, người bệnh cần ý thức điều trị ngay từ giai đoạn này. Để khắc phục tình trạng trĩ ngoại độ 1, người bệnh có thể bắt đầu từ những bài tập thể dục đơn giản, thiết lập chế độ ăn uống, ngủ nghỉ thích hợp,… Ngoài ra, cần kết hợp thêm việc sử dụng thuốc trị bệnh trĩ để quá trình cải thiện đạt hiệu quả tối ưu.
- Trĩ ngoại độ 2
Ở giai đoạn 2, búi trĩ đã bắt đầu sa ra ngoài mỗi lần đi đại tiện và tự thu nhỏ khi đại tiện xong. Tuy nhiên, khi búi trĩ bị sa ra ngoài, người bệnh có cảm giác đau nhức khi đi vệ sinh, thường xuất hiện cảm giác lộm cộm. Bên cạnh đó, còn xuất hiện mùi hôi tanh ở vùng hậu môn.
Thông thường, khi mắc trĩ ngoại độ 2, vùng hậu môn của người bệnh thường bị sưng tấy, ngứa ngáy và khó chịu. Nếu không kiểm soát kịp thời búi trĩ trong giai đoạn này, chúng sẽ phát triển lớn hơn và gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khoẻ người mắc.
- Trĩ ngoại độ 3
Nếu ở trĩ ngoại độ 1 và 2, người bệnh không điều trị kịp thời thì sẽ chuyển sang giai đoạn 3. Ở giai đoạn này, nếu người bệnh vẫn duy trì những thói quen xấu về ăn uống, ngủ nghỉ sẽ khiến tình trạng bệnh trầm trọng thêm. Ở giai đoạn trĩ độ 3, các búi trĩ ngoài rìa hậu môn có sự lớn dần về kích thước, khiến vùng hậu môn – trực tràng bị chèn ép và tắc nghẽn.
Khi mắc trĩ ngoại độ 3, cơn ngứa ở vùng hậu môn sẽ tăng nặng, kèm theo cảm giác đau rát, tiết ra dịch nhầy có mùi hôi. Khi đại tiện sẽ xuất hiện mùi hôi nồng nặc. Lý do mùi hôi xuất hiện là trong búi trĩ ngoại có sự ứ đọng của dịch mủ, lượng mủ tỷ lệ thuận với kích thước của búi trĩ.
Yếu tố nào khiến người bệnh mắc trĩ ngoại độ 1, 2, 3?
Để thiết lập phương pháp điều trị thích hợp, bạn cần nắm rõ các nguyên nhân chính gây bệnh. Theo đó, có 4 nhóm nguyên nhân chính khiến trĩ ngoại độ 1, 2, 3 xảy ra:
Buông lỏng chế độ ăn uống
- Thường xuyên hấp thu các loại thực phẩm ít chất xơ, nhưng nhiều chất đạm.
- Luôn luôn ăn các loại thực phẩm cay nóng và chứa lượng lớn dầu mỡ.
- Hấp thu các loại nước ngọt có gas, các chất kích thích không lành mạnh như rượu, thuốc lá, bia,…
Lười vận động
- Hậu môn sẽ bị tác động và chèn ép nếu bạn ngồi quá nhiều, lười đi lại và vận động, từ đó ảnh hưởng đến trực tràng.
- Những người thường lười tập thể thao, ngồi quá nhiều,…
Duy trì thói quen đại tiện sai cách
- Những người có thói quen lướt web, đọc báo trong quá trình đi đại tiện thường dễ mắc phải tình trạng trĩ ngoại độ.
- Rặn quá mạnh cũng là một trong những nguyên nhân khiến bệnh xảy ra.
Chị em phụ nữ đang trong quá trình mang thai và sau sinh nở
- Kích thước thai nhi sẽ tác động không nhỏ lên trực tràng, khiến tĩnh mạch xảy ra quá trình giãn nở và xuất hiện bệnh trĩ.
- Với những phụ nữ sinh con bằng phương pháp đẻ thường, sau quá trình sinh thường ngại di chuyển, chỉ nằm yên một chỗ. Đây là nguyên nhân chính khiến bệnh trĩ xảy ra.
Khi mắc phải tình trạng này, người bệnh xuất hiện triệu chứng gì?
Như đã nói ở trên, từng cấp độ bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng và đặc điểm khác nhau. Chi tiết cụ thể dưới đây:
Triệu chứng của trĩ ngoại độ 1
- Ở vùng hậu môn của người bệnh xuất hiện cảm giác khó chịu, ngứa và hơi đau rát.
- Ngoài ra, còn xuất hiện hiện tượng sưng phồng ở vùng hậu môn. Mức độ sưng phồng của búi trĩ sẽ lớn dần nếu bạn không điều trị sớm.
- Bằng mắt thường, có thể thấy búi trĩ có màu hồng sẫm hoặc hồng nhạt.
- Kích thước búi trĩ ở độ 1 khá bé và mềm.
Triệu chứng của trĩ ngoại độ 2
- Ở vùng hậu môn của người bệnh xuất hiện các hiện tượng ngứa ngáy, sưng, đau nhức và có dịch nhầy.
- Sau khi đi đại tiện, sẽ có lượng máu nhỏ chảy ra từ vùng hậu môn.
- Búi trĩ dễ bị sa ra ngoài nếu rặn mạnh trong quá trình đại tiện.
- Ngoài ra, đối với bệnh nhân nữ, vùng kín sẽ xuất hiện tình trạng đau nhức.
Triệu chứng của trĩ ngoại độ 3
- Ở giai đoạn này, kích thước của búi trĩ khá lớn, người bệnh sẽ có cảm giác vướng víu và đau nhức.
- Vùng hậu môn thường xuyên xuất hiện các cơn đau, ngứa ngáy và có mùi hôi tanh nồng nặc.
Liệt kê 5 biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ ngoại độ 1, 2, 3
Nếu không có sự can thiệp các phương pháp điều trị trong giai đoạn đầu, các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra và đe doạ nghiêm trọng đến tính mạng người mắc. Dưới đây là 5 biến chứng nguy hiểm mà người bệnh cần biết rõ:
- Búi trĩ bị nhiễm khuẩn: Khi cọ xát với phân hoặc áo quần, phần da bọc bên ngoài búi trĩ sẽ bị vỡ ra gây nhiễm trùng và chảy máu. Đồng thời, chất dịch nhầy cũng vì thế mà tuôn ra, tạo môi trường thuận lợi để vi khuẩn gây hại xâm nhập và tấn công.
- Vùng hậu môn bị sa nghẹt: Một biến chứng nghiêm trọng của bệnh trĩ mà chúng tôi muốn nhắc đến, đó chính là vùng hậu môn bị sa nghẹt. Tác nhân chính khiến tình trạng này xảy ra do kích thước búi trĩ quá lớn, khiến ống hậu môn bị chèn ép và bị tắc. Khi mắc phải biến chứng này, quá trình đại tiện của người bệnh gặp nhiều khó khăn. Lâu dần, khả năng vận hành của các cơ quan trong cơ thể bị ảnh hưởng và sụt giảm, bệnh nhân luôn có cảm giác khó chịu và đau đớn từ đó.
- Mạch trĩ bị tắc nghẽn: Các cục máu đông bị xuất hiện khi mạch trĩ bị chèn ép và vỡ ra, khiến mạch máu của búi trĩ bị tắc. Sau một thời gian, các phần bị tắc mạch máu sẽ hoại tử, do búi trĩ bị thiếu máu nuôi dưỡng.
- Xảy ra tình trạng máu bị nhiễm trùng: Nếu búi trĩ không điều trị dứt điểm hoàn toàn sẽ xảy ra tình trạng viêm nhiễm, lở loét, tạo cơ hội thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập vào máu, tình trạng máu bị nhiễm trùng xảy ra từ đó.
- Ung thư trực tràng: Nếu búi trĩ bị viêm lâu ngày nhưng không điều trị dứt điểm, vi khuẩn có cơ hội để xâm nhập và ăn sâu vào bộ phận trực tràng. Tình trạng ung thư ruột kết, ung thư đại trực tràng xảy ra từ đó.
Cách điều trị bệnh trĩ theo từng cấp độ
Dưới đây là một số phương pháp điều trị mà bạn có thể áp dụng để trị trĩ ngoại độ 1, 2, 3:
Người mắc trĩ ngoại độ cần xây dựng lối sống phù hợp, khoa học
Theo đó, người bị trĩ ngoại độ cần duy trì các thói quen tốt sau:
- Thiếu nước là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh trĩ. Do đó, bạn cần cải thiện tình trạng trên bằng cách uống đủ nước mỗi ngày, để giúp quá trình trao đổi chất được diễn ra một cách suôn sẻ.
- Tăng cường hấp thu các loại thực phẩm nhiều chất xơ như rau xanh, củ, trái cây tươi,…
- Không nên sử dụng quá mức các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, nhiều chất đạm, cay nóng,…
- Cần ăn điều độ và đúng bữa.
- Đối với dân văn phòng, cần thay đổi tư thế liên tục bằng cách đi lại, vận động nhẹ nhàng.
- Cải thiện tình trạng trĩ ngoại bằng cách tập các bài yoga, đi bộ nhẹ nhàng 30 phút mỗi ngày,…
- Nếu vùng hậu môn bị rát, bạn có thể sử dụng nước ấm để ngâm mông.
- Để hệ tiêu hoá hoạt động đều đặn hơn, bạn cần thiết lập khung giờ đi vệ sinh cố định.
Có thể dùng thuốc Tây để chữa trị bệnh trĩ ngoại
Người bệnh có thể dùng thuốc bôi hoặc thuốc uống để cải thiện tình trạng, cụ thể:
- Thuốc uống: Tác dụng chính của các loại thuốc uống là chống viêm tốt, bảo vệ vững chắc lớp tĩnh mạch ngăn chặn búi trĩ mới hình thành,… Một số loại thuốc uống thích hợp mà bạn có thể sử dụng trong giai đoạn này là: Thuốc chữa bệnh trĩ Tottri, thuốc điều trị bệnh trĩ Avenoc, Preparation H,… những loại thuốc uống có dẫn xuất từ Flavonoid, hoạt chất Rutin như thuốc Ibuprofen, thuốc giảm đau Naproxen,…
- Thuốc đặt hậu môn và thuốc bôi: Sử dụng loại thuốc này sẽ tác động tích cực vào búi trĩ, từ đó giảm thiểu tình trạng nhiễm khuẩn, sưng phồng và chống nhiễm trùng. Theo đó, bác sĩ sẽ chỉ định bạn dùng thuốc mỡ các loại hoặc đạn dược.
Điều trị bằng thuốc Tây chỉ áp dụng cho những trường hợp cải thiện lối sống sinh hoạt nhưng bệnh vẫn không thuyên giảm. Bạn cần nghe theo chỉ định của bác sĩ chuyên môn để có cách dùng phù hợp.
Áp dụng một số biện pháp dân gian chữa trị bệnh trĩ ngoại độ
Mặc dù các biện pháp dân gian đều mang lại an toàn và có độ lành tính cao, tuy nhiên phương pháp này chỉ áp dụng với trường hợp trĩ ngoại độ nhẹ. Dưới đây là một số phương pháp dân gian chữa bệnh trĩ mà chúng tôi muốn gợi ý đến bạn:
Sử dụng lá thiên lý
Quy trình thực hiện như sau:
- Cần chuẩn bị một nắm lá thiên lý vừa đủ, sơ chế chúng bằng cách rửa sạch với nước và ép nhuyễn để lấy nước.
- Dùng nước ấm để rửa sạch vùng hậu môn, dùng tăm bông để thấm hỗn hợp vừa thu được, sau đó thoa trực tiếp lên búi trĩ.
- Đợi khô trong khoảng 15 phút.
Sử dụng rau diếp cá
- Để thực hiện bài thuốc này, bạn cần chuẩn bị từ 30-40g rau diếp cá.
- Cho rau diếp cá ngâm với nước muối loãng, sau đó tiến hành đun trong khoảng 15 phút.
- Sau khi hoàn tất quá trình đun, bạn dùng để xông hậu môn. Khi nước ấm thì bạn có thể lấy để rửa vùng hậu môn.
Sử dụng nha đam chữa bệnh trĩ cực kỳ hiệu nghiệm
- Dầu ô liu và 1 nhánh nha đam.
- Bạn cần sơ chế nha đam bằng cách rửa sạch, lột vỏ và chỉ lấy phần gel. Sau đó, dùng phần gel hoà cùng với dầu ô liu đã được chuẩn bị từ trước.
- Thoa trực tiếp hỗn hợp vào búi trĩ và xung quanh vùng hậu môn. Để nguyên như thế trong khoảng thời gian từ 20-30 phút thì sử dụng nước ấm để rửa lại hậu môn.
Sử dụng phương pháp phẫu thuật để cắt bỏ phần trĩ
Phương pháp phẫu thuật chỉ áp dụng đối với tình trạng trĩ nặng. Theo đó, có 3 phương pháp phẫu thuật chính được sử dụng phổ biến hiện nay: Phương pháp Milligan Morgan, phương pháp Ferguson và phương pháp Longo.
- Đối với phương pháp Milligan Morgan
Đây là phương pháp loại bỏ trĩ hoàn toàn, thường áp dụng cho trĩ độ 3, 4 và trường hợp sử dụng biện pháp điều trị nội khoa nhưng không mang lại hiệu quả cao. Theo đó, bác sĩ sẽ tiến hành mổ mở ở dưới lớp niêm mạc. Trực tiếp cắt đơn lẻ từng búi trĩ, đối với các gốc búi trĩ sẽ tiến hành khâu thắt, còn đối với vết mổ sẽ để hở. Tuy nhiên, nhược điểm của Milligan Morgan là khiến người bệnh bị đau rát sau quá trình phẫu thuật.
- Phương pháp Ferguson
Với phương pháp này, các bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ lần lượt từng búi trĩ, còn các búi trĩ mảnh da sẽ để lại ở giữa và khâu lại. Người bệnh thường có cảm giác đau nhức sau quá trình phẫu thuật và mất một thời gian thì mới có thể phục hồi.
- Phương pháp Longo
Với phương pháp này, nguyên lý hoạt động của nó là kéo búi trĩ trở về vị trí bình thường. Đối với phần mạch máu đi nuôi dưỡng búi trĩ, sẽ tiến hành cắt và khâu, từ đó làm giảm kích thước của búi trĩ.
Chữa trĩ ngoại độ 1, 2, 3 bằng Đông y
Bạn có thể áp dụng 1 trong 2 bài thuốc dưới đây để điều trị trĩ ngoại độ:
Bài thuốc thứ nhất
Tất cả những nguyên liệu mà bạn cần chuẩn bị gồm có:
- 20gram sinh địa.
- 12gram hoa hòe.
- 12gram bạch thược.
- 12gram đương quy.
- 8gram chỉ xác.
- 8gram hồng hoa.
- 8gram đào nhân.
- 4gram đại hoàng.
Cho tất cả các nguyên liệu nói trên cùng 5 chén nước vào ấm sắc. Tiến hành sắc đến khi còn khoảng 2 chén nước thì ngưng. Sử dụng 3 lần trong ngày, chia đều cho 3 buổi sáng, trưa, tối. Kiên trì áp dụng bài thuốc trong một thời gian dài sẽ giúp thanh nhiệt cơ thể, giảm thiểu tình trạng đi đại tiện ra máu.
Bài thuốc thứ 2
Bài thuốc thứ 2 sắp giới thiệu dưới đây phù hợp sử dụng với những người đi đại tiện ra máu, gầy gò, xanh xao. Những nguyên liệu chủ chốt mà bạn cần chuẩn bị:
- 12gram hoàng liên.
- 12gram thược dược.
- 12gram trạch tả.
- 12gram nghiệt bì.
- 16gram sinh địa.
- 10gram đương quy.
- 12gram đào nhân.
Sơ chế các nguyên liệu trên bằng cách rửa sạch với nước. Chuẩn bị thêm 600ml, cho vào ấm sắc cùng tất cả các nguyên liệu trên. Tiến hành sắc đến khoảng ⅓ ml nước thì ngưng. Sử dụng từ 2-3 lần/ngày sẽ giúp làm giảm kích thước búi trĩ, bổ máu, giảm thiểu tình trạng đi cầu ra máu.
Trong quá trình chữa trĩ ngoại độ 1, 2, 3 cần lưu ý những gì?
Kể cả trong và sau quá trình điều trị, để đạt hiệu quả cao cũng như nắm bắt tình trạng bệnh, bệnh nhân cần lưu ý những vấn đề dưới đây:
- Cần tập trung theo dõi các dấu hiệu bất thường xảy ra trong và sau quá trình điều trị, để có hướng xử lý kịp thời.
- Sau khi đi vệ sinh, cần lau rửa thật nhẹ nhàng, tránh chà xát mạnh làm ảnh hưởng đến vết thương.
- Thường xuyên vận động nhẹ nhàng và có thể bắt đầu bằng các bài tập như đi bộ, Yoga, chạy bộ,…
- Tiếp nữa, bệnh nhân cần xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, giàu dưỡng chất, đặc biệt là chất xơ. Đồng thời cần hạn chế việc dung nạp quá nhiều chất đạm hay thực phẩm được chế biến sẵn, thức ăn cay nóng, rượu bia, thuốc lá,…
- Cần tới bệnh viện thăm khám ngay nếu có bất cứ biểu hiện bất thường nào trong và sau quá trình điều trị bệnh trĩ ngoại độ 1,2,3. Đồng thời nên tuân thủ theo đúng hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ chuyên môn nhằm đạt được hiệu quả cao, tránh biến chứng khi trị bệnh, dùng thuốc.
Trên đây là một vài thông tin về trĩ ngoại độ 1, 2, 3 mà chúng tôi vừa cập nhật. Hy vọng, bạn đọc sẽ có góc nhìn tổng quan hơn và nhận thức được sự nguy hiểm của tình trạng bệnh, để có phương pháp xử lý thích hợp.