Vietfarm tham gia Dự án Bảo vệ Tim mạch, phụ trách nghiên cứu và cung ứng dược liệu điều trị rối loạn lipid máu

Ngày cập nhật: 07/05/2024 Biên tập viên: Nguyễn Trang
5/5 - (1 bình chọn)

Trung tâm Dược liệu Vietfarm tham gia vào công tác nghiên cứu và ứng dụng dược liệu trong điều trị bệnh lý rối loạn lipid máu thuộc Dự án Bảo vệ Tim mạch Việt Nam do Viện Nghiên cứu và Phát triển Y dược Dân Tộc Tradimec triển khai. Với việc cử chuyên gia nghiên cứu và cung ứng dược liệu cho bài thuốc Nhị thập Huyết mạch khang đặc trị rối loạn lipid máu, Dược liệu Vietfarm đã đóng vai trò quan trọng, đóng góp rất lớn trong việc đẩy lùi căn bệnh nguy hiểm này.

I. Rối loạn lipid máu và tính ứng dụng của dược liệu trong điều trị

Mỡ máu là một thành phần quan trọng của cơ thể tham gia vào cấu trúc tế bào các mô, trong đó liên quan mật thiết đến các hoạt động của não bộ, giúp sản xuất các nội tiết tố (hormon), dự trữ vitamin… Rối loạn chuyển hóa lipid máu là khi có một hoặc nhiều rối loạn sau đây:

  • Tăng Cholesterol huyết tương
  • Tăng Triglycerid trong máu
  • Giảm HDL – C ( High Density Lipoprotein Cholesterol)
  • Tăng LDL-C ( Low Density Lipoprotein Cholesterol)
  • Rối loạn lipid máu kiểu hỗn hợp

Trong đó, Cholesterol, Triglycerid, LDL-Cholesterol (mỡ máu xấu: gây xơ vữa làm hẹp tắc động mạch) và HDL-Cholesterol (mỡ máu tốt: làm giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, giảm các biến cố tim mạch).

Bảng phân loại các cấp độ rối loạn mỡ máu ảnh hưởng đến nguy cơ bệnh tim mạch

Rối loạn lipid máu là nguyên nhân của một loạt các bệnh lý nguy hiểm như các bệnh lý tim mạch như bệnh mạch vành, tai biến mạch não… Ngoài ra tăng lipid máu còn gây ra viêm tụy cấp. Biểu hiện tăng lipid máu rất khó nhận biết, gần như không có triệu chứng đặc trưng chỉ phát hiện khi làm xét nghiệm máu.

Phần lớn triệu chứng lâm sàng của rối loạn lipid máu chỉ được phát hiện khi nồng độ các thành phần lipid máu cao kéo dài hoặc gây ra các biến chứng ở các cơ quan như xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch não.

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh rối loạn mỡ máu

Mục tiêu điều trị rối loạn lipid máu bao gồm: Hạ LDL-C và Tăng HDL-C về ngưỡng an toàn. Ngoài việc điều trị bằng thuốc tân dược và chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, thảo dược có vai trò rất lớn trong điều trị và hỗ trợ điều trị rối loạn lipid máu.

II. Nhóm dược liệu nổi bật có tác dụng trong điều trị bệnh rối loạn lipid máu 

Với y học cổ truyền, việc sử dụng các loại thảo dược chữa mỡ máu được chứng minh là hiệu quả và đem lại nhiều lợi ích trong điều trị cho người bệnh tăng lipid máu. Trong đó nổi bật có các vị dưới đây:

  • Tinh dầu thông đỏ

Đây là loại dược liệu đã được chứng minh có tác dụng hỗ trợ giảm tổng hợp acid béo, giảm sinh tổng hợp cholesterol, giảm sự biệt hóa tế bào mỡ. Từ đó, giảm sản xuất mỡ “xấu” như LDL, triglyceride; bào mòn dần các mảng xơ vữa bám trong lòng mạch và kết quả giúp thông huyết mạch, tác dụng giảm xơ vữa cũng xảy ra trên mao mạch nhỏ nơi mà các phương pháp tiếp cận can thiệp của y học hiện nay vẫn hạn chế.

Trong y học cổ truyền, dược liệu này tác dụng  tiêu tích, thông kinh mạch làm giảm chất béo xấu trong cơ thể, bào mòn mảng bám xơ vữa trong lòng mạch, vì vậy có tác dụng  điều trị xơ vữa mạch máu rất tốt, lưu thông huyết mạch, nhờ đó cải thiện và phòng ngừa các bệnh tim mạch như tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, đột quỵ

  • Giảo cổ lam

Vị đắng, hơi ngọt, tính mát

Quy kinh vào Phế, Tỳ, Thận

Có công dụng: Thanh nhiệt giải độc, ích khí kiện tỳ, hóa thấp, tiêu đàm làm hạ mỡ máu, giảm cholesterol toàn phần, triglyceride và tăng hoạt tính của enzyme lipoprotein lipase làm tăng thoái giáng lipid trong máu, do đó ngăn ngừa nguy cơ xơ vữa mạch máu, chống huyết khối.

  • Sơn tra

Có vị chua, ngọt, tính bình

Quy kinh tỳ, vị, can

Tác dụng tiêu tích trệ, hóa đàm, thấp ứ trệ, giải độc.

Các nghiên cứu trên thực nghiệm cho thấy sơn tra có tác dụng tăng sự co bóp cơ tim, làm giảm sự kích thích cơ tim, tăng tuần hoàn mạch vành và mạch máu não, tăng độ nhạy của tim với tác dụng của các glucosid trợ tim. Ngoài ra, sơn tra có tác dụng trong điều hòa lipid máu nhờ làm hạ cholesterol, triglycerid, β LP.

  • Hà diệp (lá sen)

Vị đắng, tính mát, vào 3 kinh can, tỳ, vị. Có tác dụng thanh thử thấp, dưỡng tâm an thần, có tác dụng hạ mỡ  máu tương đương simvastatin.

  • Thảo quyết minh 

Vị nhạt, đắng (hạt tươi), vị đắng, ngọt (hạt đã sao tính bình)

Quy kinh: Can, Thận

Có tác dụng thanh can hỏa, an thần dưỡng tâm. theo y học hiện đại nghiên cứu chứng minh giúp giảm  giảm nồng độ Triglycerid (TG), TC, LDL-C.

  • Đan sâm 

Vị đắng ngọt, tính hơi hàn, dẫn vào 2 kinh Tâm-Can. Có tác dụng bồi bổ can, bổ huyết, hoạt huyết chống kết tụ làm tiêu tam chất Fibrin trong máu, làm giãn mạch, hạ áp, giãn mạch vành, giảm mỡ máu và chống viêm.

  • Ngưu tất

Tính ôn. Vị đắng xen lẫn vị chua

Đi vào hai kinh Can, Thận. hoạt huyết hóa ứ, bổ can thận Thấp trệ theo đó mà dẫn ra ngoài theo đường tiểu tiện.

  • Trạch tả

Vị ngọt nhạt hơi mặn, tính lạnh.

Có hai công dụng chủ yếu: Tả hỏa ở hai kinh Can Thận và Trục thủy ở Bàng quang Tam tiêu có tác dụng thanh nhiệt lợi tiểu trừ thấp trọc thuốc theo Y học hiện đại là giảm tổng hợp cholesterol ở gan; giảm peroxy hóa lipid và tăng hoạt tính của các enzym chống oxy hóa.

  • Nhân sâm

Ngọt, tính ấm, vào 2 kinh Tỳ – Phế. Kiện tỳ ích khí, tăng cường sinh lực, theo yhhd vị thuốc có tác dụng tăng peroxy hóa lipid ở gan bằng cách giảm MDA huyết thanh, hoạt hóa enzzym LPL, ức chế lipase ở tụy.

  • Linh chi đỏ

Vị đắng tính hàn

quy kinh Tâm, Phế, Can, Thận ó tác dụng điều hoà hệ thống miễn dịch của cơ thể, giúp khí huyết lưu thông, làm tăng sức cho tế bào hấp thụ oxy tốt hơn, làm mạnh gan, cô lập và diệt các tế bào ung thư (tăng sinh), chống viêm, chống dị ứng, khử các gốc tự do, giải độc, giúp tăng tuổi thọ và phòng ngừa các bệnh về tim mạch.

  • Tam thất Đan Sâm, Khương hoàng

Bổ huyết, giảm đau, tiêu tan máu ứ mỡ thừa, giúp lưu thông tuần hoàn huyết, chống tổn thương các tế bào nội mô thành mạch từ đó  có tác dụng phòng ngừa đột quỵ tim, tai biến mạch máu não do mảng xơ vữa.

Ngoài ra, Ngọc trúc, kỷ tử, Đương quy, Đẳng sâm, Câu kỷ tử, có tác dụng bổ khí bổ huyết, tăng cường sức để kháng, thanh mát can hỏa.  Đặc biệt atiso giúp lợi mật nâng đỡ chức năng gan, cân bằng chuyển hóa, đặc biệt những trương hợp bệnh nhân dùng thuốc hạ mỡ máu Tây y kéo dài ảnh hưởng trên chức năng thải độc của gan, men gan tăng do thuốc.

III. Ứng dụng nhóm dược liệu vào bài thuốc đặc trị rối loạn mỡ máu Nhị thập Huyết mạch khang

Sau khi phân tích các nhóm dược liệu cùng các cơ sở bước đầu, Hội đồng nghiên cứu Dự án Bảo vệ Tim mạch đã quyết định nghiên cứu và ứng dụng hơn 30 vị thuốc trong đó nổi bật có Tinh dầu thông đỏ và Tinh lá sen vào bài thuốc đặc trị rối loạn mỡ máu có tên Nhị thập Huyết mạch khang.

Theo đó, các nhóm dược liệu sẽ được phân làm 4 nhóm theo y lý của y học cổ truyền là Quân – Thần – Tá – Sứ (tức Quân (vị thuốc chủ được ví là Vua) – Thần (vị thuốc chính được ví là Tướng) – Tá (vị thuốc hỗ trợ được ví là Tá) – Sứ (vị thuốc dẫn). Hầu hết các vị thuốc được ứng dụng có hoạt chất hoạt huyết cực mạnh giúp dọn sạch các mỡ máu bẩn, các cục máu đông, làm sạch thành mạch, tăng cường chức năng giải độc gan thận, nâng cao thể trạng, chính khí.

Hội đồng nghiên cứu bài thuốc đặc trị mỡ máu có sự góp mặt của Thầy thuốc Ưu tú. Dược sĩ Chuyên khoa II Nguyễn Đức Đoàn – Nguyên Vụ trưởng Vụ Y học cổ truyền Bộ Y tế

Bài thuốc được nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng sau khoảng thời gian dài trên 200 bệnh nhân thử nghiệm.

Năm 2022: Thu thập tài liệu, phân tích các nhóm dược liệu có tác dụng điều trị và hỗ trợ điều trị mỡ máu

Năm 2023: Nghiên cứu, phân tích phối ngũ các nhóm dược liệu để tạo thành bài thuốc hoàn chỉnh, đồng thời thử nghiệm lâm sàng.

Năm 2024: Nghiệm thu kết quả thử nghiệm lâm sàng và chính thức đưa vào ứng dụng điều trị

IV. Bài thuốc Nhị thập Huyết Mạch Khang đặc trị rối loạn mỡ máu với thành phần 100% dược liệu 

Nhị thập Huyết mạc khang được ví là “vũ khí” dọn sạch máu bẩn và các cục máu đông với bảng thành phần quý hiếm lần đầu tiên và duy nhất được ứng dụng. Theo đó, bảng thành phần được phân thành 2 bài thuốc:

Bài thuốc điều trị Đặc hiệu với nhóm thành phần gồm:

  • Vị Quân gồm Tinh dầu thông đỏ, Giảo cổ lam, Sơn tra
  • Vị Thần gồm Đẳng sâm, Hoàng kỳ
  • Vị Tá gồm Hà diệp, Thảo quyết minh
  • Vị Sứ gồm Đan sâm, Ngưu tất

Công dụng: Tiêu đàm, trừ thấp, giảm tích trệ, dưỡng tâm an thần. Đặc trị giảm mỡ máu, gan nhiễm mỡ, hỗ trợ tiêu mỡ nội tạng, giảm thừa cân béo phì.

Bài thuốc điều trị Căn nguyên

  • Vị Quân gồm Liên diệp, Trạch tả, Nhân sâm, Linh chi đỏ
  • Vị Thần gồm Tam thất, Đan sâm, Khương hoàng
  • Vị Tá gồm Ngọc trúc, Kỷ tử, Đương quy
Tinh dầu thông đỏ và Tinh lá sen là hai chủ dược có tác dụng điều trị rối loạn mỡ máu hiệu quả trong bài thuốc Nhị thập Huyết mạch khang

Công dụng: Cân bằng chuyển hóa Lipid máu, chống tăng cholesterol máu, xơ vữa động mạch, phòng bệnh tim mạch. Tăng cường chuyển hóa chất béo, chống béo phì, chống gan nhiễm mỡ, tăng cường chức năng giải độc của gan.

Bài thuốc xử lý rối loạn lipid máu từ gốc đến ngọn, giải quyết được 3 vấn đề quan trọng của bệnh rối loạn lipid máu theo cơ chế “đa tầng tích cực”:

  • Tầng 1: Giảm cholesterol xấu, giảm tryglycerid, cân bằng chuyển hóa lipid máu
  • Tầng 2: Chống tăng cholesterol máu, chống xơ vữa động mạch
  • Tầng 3: Nâng cao chức năng giải độc gan, thận.

Hiện Nhị thập Huyết mạch khang đang được ứng dụng điều trị tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc có bảo hành các chỉ số sẽ hạ về ngưỡng an toàn chỉ sau 1 liệu trình.

Mọi thông tin về Nhị thập Huyết mạch khang và Dự án Bảo vệ Tim mạch Việt Nam liên hệ:

* Hà Nội: Biệt thự B31 ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Thanh Xuân – Điện thoại, Zalo: (024) 7109 6699098.155.4329

* Tại Hồ Chí Minh: Số 145 Hoa Lan, P.2, Q. Phú Nhuận – Điện thoại: (028) 7109 66990932 064 179

Đăng ký tư vấn với chuyên gia