[Góc chia sẻ] Tác dụng của nhân sâm và những cách dùng hiệu quả
Nhân sâm được xem là vị thuốc đại bổ nhờ có nhiều công dụng quý cho sức khỏe, tuy nhiên không phải ai cũng sử dụng được. Vậy tác dụng của nhân sâm là gì và nên dùng sâm sâm như thế nào để mang lại hiệu quả tối ưu? Để giải đáp những câu hỏi trên mời bạn theo dõi bài viết dưới đây.
Tác dụng của nhân sâm
Tuy không có khả năng chữa bách bệnh như lời đồn đại, nhưng có thể nói nhân sâm là thảo dược quý rất có lợi cho sức khỏe. Sử dụng nhân sâm cho những người thường xuyên mệt mỏi, trẻ em chậm lớn, nam giới có dấu hiệu yếu sinh lý hay người già,… đều mang lại tác dụng rõ rệt.
Tăng cường hệ miễn dịch
Một số nghiên cứu đã khám phá tác động của nhân sâm đối với hệ thống miễn dịch trong quá trình điều trị cho bệnh nhân ung thư. Điều ngạc nhiên là nhân sâm giúp cải thiện hệ miễn dịch cho người bệnh sau hóa trị, giảm tác dụng phụ của hóa chất khá hiệu quả.
Bên cạnh đó, chiết xuất từ nhân sâm còn giúp tăng cường hiệu quả của một số loại vắc xin ngừa virus cúm.
Nhân sâm có tác dụng chống ung thư hiệu quả
Nhân sâm có tác dụng hữu ích trong việc giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư. Bởi ginsenosides trong loại thảo mộc này đã được chứng minh là giúp giảm viêm hiệu quả, bảo vệ cơ thể và chống lại oxy hóa. Đồng thời, hoạt chất này có thể giúp ích cho chu kỳ phân chia tế bào bằng việc ngăn chặn quá trình sản xuất và gia tăng tế bào bất thường.
Ngoài ra, nhân sâm còn giúp cải thiện sức khỏe của bệnh nhân đang hóa trị, giảm tác dụng phụ và hỗ trợ tăng tác dụng của một số loại thuốc điều trị.
Chống oxy hóa, giảm viêm
Nhân sâm có các đặc tính chống oxy hóa và giảm thiểu các triệu chứng viêm trong cơ thể. Dược liệu này có thể làm tăng các hoạt động enzyme chống oxy hóa, qua đó giúp cơ thể ngăn chặn sự hình thành và phát triển của các gốc tự do gây hại cho tế bào.
Bổ não, cải thiện trí nhớ
Nhân sâm giúp cải thiện các chức năng của não như trí nhớ và tâm trạng. Một số nghiên cứu ống nghiệm đã chỉ ra, thành phần ginsenosides và hợp chất K trong nhân sâm có thể giúp bảo vệ tế bào não khỏi tác hại của các gốc tự do, xoa dịu thần kinh và cải thiện trí nhớ. Đồng thời, các hoạt chất này còn có tác dụng tích cực trong việc cải thiện hành vi và nhận thức của người bị Alzheimer.
Tăng cường năng lượng
Nhân sâm giúp người dùng bổ sung nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể, đặc biệt giúp bệnh nhân ốm yếu hay những người hoạt động thể chất nhanh chóng phục hồi sức khỏe. Các thành phần polysaccharides và oligopeptide trong sâm giúp giảm stress, đồng thời tăng khả năng sản xuất năng lượng trong tế bào, chống lại sự mệt mỏi.
Giảm lượng đường trong máu
Nhân sâm có lợi trong việc kiểm soát lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường. Hoạt chất Ginsenosides trong trong loại thảo dược này giúp hạ đường huyết bằng cách tác động đến việc sản xuất insulin ở tuyến tụy. Đồng thời, hoạt chất còn giúp cải thiện tình trạng kháng insulin, giảm các triệu chứng khó chịu cho bệnh nhân bị tiểu đường.
Tác dụng của nhân sâm đối với nam giới ít được biết đến
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhân sâm có tác dụng hữu ích trong việc điều trị rối loạn cương dương ở ở nam giới (ED). Cụ thể loại dược liệu này hỗ trợ thúc đẩy sản xuất oxit nitric, một hợp chất cải thiện sự giãn cơ ở dương vật và giúp tăng cường lưu thông máu. Một thử nghiệm được tiến hành vào năm 2002 tại Hàn Quốc cho thấy, nam giới được điều trị bằng nhân sâm đã cải thiện rõ rệt các triệu chứng ED.
Ngoài ra, nhân sâm còn hỗ trợ ngăn ngừa sự hình thành của các mảng xơ vữa ở động mạch, tuần hoàn máu đến cơ quan sinh dục nam nhiều hơn. Đàn ông sử dụng nhân sâm thường xuyên, sức khỏe sinh lý và khả năng hoạt động tình dục sẽ được cải thiện.
Lợi ích của nhân sâm với nữ giới
Nhân sâm được sử dụng rộng rãi trong việc chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp cho phụ nữ bởi những tác dụng nổi bật như:
- Tác dụng của nhân sâm với da: Ít ai biết nhân sâm có thể khôi phục nước cho da hiệu quả. Hoạt chất trong nhân sâm giúp thúc đẩy tái tạo tế bào da thông qua việc tăng oxy cho các tế bào giúp làn da căng mọng, khỏe mạnh.
- Chống lão hóa: Nhân sâm có chứa rất nhiều thành phần giúp làm chậm quá trình lão hóa từ bên trong, giữ cho làn da tươi trẻ, trắng sáng và hạn chế nếp nhăn. Ngoài các sản phẩm uống thì những sản phẩm bôi từ sâm cũng mang lại tác dụng trực tiếp khi sử dụng trên từng vùng da.
- Điều hòa kinh nguyệt: Sử dụng nhân sâm thường xuyên giúp cân bằng lượng hormone bên trong cơ thể và điều chỉnh lượng estrogen được sản xuất trong buồng trứng. Từ đó, giúp nữ giới giảm cảm giác đau bụng, mệt mỏi khó chịu trong kỳ kinh nguyệt.
Cách dùng nhân sâm hiệu quả
Người dùng cần chú ý một số phương pháp chế biến riêng để nhân sâm có thể phát huy tối đa công dụng. Dưới đây là một số cách dùng phổ biến hiện nay:
- Pha uống: Nhân sâm thái lát mỏng, dùng 1-2g cho vào ấm và đổ nước sôi như pha trà. Có thể hãm sâm lại vài lần như vậy, sau khi thấy mùi đã nhạt đi thì lấy bã ra nhai và nuốt dần.
- Sâm tán bột: Sâm sấy khô, tán mịn, dùng 1-2g mỗi lần sau đó dùng pha nước uống.
- Ngậm tan: Sâm thái lát mỏng, mỗi lần ngậm một lát, cho đến khi mềm thì nuốt dần. Cách dùng này thường áp dụng đối với người mắc bệnh lâu ngày, mệt mỏi, kém ăn, phổi yếu, thở gấp, ho suyễn.
- Sắc uống: Mỗi lần dùng 5-10g nhân sâm, sắc kỹ với nước rồi chia thành nhiều lần uống trong ngày (ăn cả cái). Cách này thường sử dụng trong trường hợp cơ thể suy yếu nặng, cấp cứu lúc lâm nguy.
- Nấu cháo ăn: Dùng khoảng 3g sâm, thái lát, nấu trước với nước, sau đó cho thêm gạo vào nấu thành cháo ăn. Phương pháp này thích hợp với những người mắc các chứng bệnh về đường tiêu hoá và người già cơ thể suy yếu, răng hỏng nhiều.
Trường hợp nào người dùng không nên sử dụng nhân sâm?
Tuy bổ dưỡng như vậy nhưng việc dùng nhân sâm không được tùy tiện, bởi nếu dùng sai cách có thể gây hại cho người dùng. Dưới đây là một số trường hợp không được dùng nhân sâm:
- Những người bị viêm dạ dày, viêm ruột cấp tính: Viêm dạ dày, hội chứng ruột kích thích là do dịch vị tiết ra quá nhiều, lúc này dùng nhân sâm bổ khí sẽ dẫn tới huyết nhiệt tăng lên khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
- Người bị cảm: Khi bị cảm dùng nhân sâm sẽ khiến cho khí độc không thể thoát ra ngoài.
- Những người bị giãn phế quản, lao phổi, ho ra máu: Dùng sẽ làm hỏa vượng khiến tình trạng ho và xung huyết nặng hơn.
- Những người có bệnh về hệ thống miễn dịch như Lupus ban đỏ, viêm khớp loại phong thấp và cứng bì… : Nhóm này không nên dùng nhân sâm để tránh bệnh trạng trở nặng.
- Phụ nữ mang thai: Phụ nữ mang thai dùng nhân sâm có thể dẫn tới tình trạng khó sinh, rối loạn giấc ngủ và ảnh hưởng đến quá trình phát triển các cơ quan tim, mắt, chân tay của thai nhi trong bụng. Các chuyên gia cũng khuyến cáo phụ nữ cần tránh dùng nhân sâm trong giai đoạn cho con bú.
- Trẻ dưới 14 tuổi: Với trẻ chậm lớn hoặc hay ốm thì có thể sử dụng nhân sâm nhưng không được lạm dụng. Còn khi trẻ phát triển bình thường, không nên dùng để tránh gây ảnh hưởng đến quá trình dậy thì. Bởi các cơ quan trong cơ thể trẻ lúc này chưa phát triển toàn diện, nếu sử dụng nhân sâm sẽ có thể làm xáo trộn sự phát triển tự nhiên.
Một số lưu ý khi dùng nhân sâm
Bất kể vị thuốc nào cũng cần sử dụng hợp lý và đúng cách, để tránh các tác dụng phụ của nhân sâm, người dùng cần lưu ý một số điểm sau:
- Không được dùng đồ kim loại để nấu nhân sâm dù là nấu hay hấp cách thủy.
- Sau khi dùng nhân sâm, không được uống trà vì nước trà sẽ làm giảm tác dụng của sâm.
- Không nên ăn củ cải và đồ biển ngay sau khi uống sâm. Bởi theo y học cổ truyền, củ cải và đồ biển thuộc đại hạ khí còn nhân sâm là đại bổ khí, hai thứ khi dùng chung triệt tiêu lẫn nhau, gây hại cho người sử dụng.
- Không sử dụng quá nhiều: Nhiều người nghĩ rằng nhân sâm là thuốc bổ nên đã dùng sâm thay nước uống hằng ngày hoặc ăn nhân sâm như nhai kẹo… Tuy nhiên, việc lạm dụng nhân sâm có thể đưa đến nhiều hậu quả nguy hiểm.
- Nên dùng nhân sâm vào buổi sáng và buổi trưa, hạn chế sử dụng vào buổi tối. Bởi nhân sâm có tác dụng gây hưng phấn thần kinh, tăng cường sức lực, dùng vào buổi tối sẽ khiến cơ thể nôn nao, mất ngủ.
Như vậy, chúng tôi đã chia sẻ là toàn bộ thông tin về tác dụng của nhân sâm và những cách dùng hiệu quả. Hy vọng với thông tin hữu ích trên sẽ giúp độc giả hiểu rõ cách sử dụng đúng và hiệu quả của loại thảo dược này.