Huyền Sâm
Huyền sâm hay được biết đến với tên gọi khác là hắc sâm, đại nguyên sâm,… thường bị nhiều người nhầm lẫn với loài đẳng sâm. Khác với nhiều loài sâm khác, thảo dược này có công dụng sinh tân, giải độc, chỉ khát, chủ trị lao hạch, viêm amidan, lở loét,… Để tìm hiểu rõ hơn về những công dụng này cũng như cách dùng, lưu ý, giá thành, hãy cùng chúng tôi khám phá trong bài viết dưới đây.
Những thông tin tổng quan về vị thuốc huyền sâm
Từ lâu trước đây, huyền sâm đã di thực vào nước ta, xuất hiện một số ít địa phương. Dưới đây là những thông tin về loài cây này:
- Tên gọi khác: Đại nguyên sâm, hắc sâm, trọng đài, lộc trường, huyền đài, trục mã, phức thảo, dã chi ma, nguyên sâm, huyền vũ tinh, lăng tiêu thảo, trọng đài, sơn ma, mộc huyền sâm,…
- Tên khoa học: Scrophularia kakudensis French
- Thuộc họ: Hoa mõm chó (Danh pháp khoa học là Scrophulariaceae)
Đặc điểm thực vật
Huyền sâm mọc hoang ngoài tự nhiên nhưng rất dễ nhận dạng bởi những đặc điểm thực vật vô cùng nổi bật. Để phân biệt chính xác loài cây này có thể căn cứ vào các dấu hiệu sau đây:
- Là loài cây thân thảo, sống lâu năm, thân cây hình trụ vuông, có nhiều rãnh dọc trên thân, chiều cao từ 1.7 – 2.3mm.
- Lá cây mọc đối, cuống ngắn, có màu xanh tím đặc trưng. Mỗi phiến lá hình trứng dài, mép lá xẻ răng cưa nhỏ, đều nhau.
- Đến mùa hè là thời điểm cây ra hoa. Hoa huyền sâm mọc thành từng cụm, hình chùy tròn, cánh hoa có hình môi, màu tím xám, nhụy vàng.
- Quả bế đôi hình trứng, bên trong có chứa nhiều hạt nhỏ màu đen bóng.
- Rễ cây rất phát triển, đâm sâu xuống đất, có thể dài từ 10 – 20cm. Giữa rễ củ phình lớn, hai đầu củ hơi thon, mỗi cây có đến 4 -5 củ mọc thành từng chùm. Bên ngoài mỗi củ có màu trắng ngà hoặc màu vàng, bên trong có màu đen, mềm dẻo.
Khu vực phân bố
Cây huyền sâm là vị thuốc có nguồn gốc từ Trung Quốc, xuất hiện nhiều nhất ở các tỉnh Tứ Xuyên, Triết Giang, Sơn Đông, Hồ Bắc, Giang Tây, Quý Châu,…
Nhiều năm trở lại đây, thảo dược này di thực vào nước ta, mọc hoang ở một số khu vực miền múi tại một số tỉnh như Sapa, Lào Cai, Hà Giang,… Ngày nay, với giá trị khai thác cao, huyền sâm còn được trồng tại một số vùng trung du, đồng bằng Bắc Bộ và Đà Lạt để thu hái dược liệu.
Huyền sâm có mấy loại?
Theo nhiều tài liệu ghi nhận, dược liệu huyền sâm được chia thành 3 loại như sau:
- Thổ huyền sâm: Loài này có nguồn gốc từ tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc), được trồng vào đầu hạ, thu hoạch vào mùa thu hoặc cuối năm sau.
- Quảng huyền sâm: Cây quảng huyền sâm được tìm thấy ở tỉnh Triết Giang (Trung Quốc) trồng vào đầu năm, cuối năm thu hoạch.
- Dã huyền sâm: Loài cây này thực chất là một cây huyền sâm mọc hoang dại trong tự nhiên và cũng được sử dụng làm thuốc với đặc tính, công dụng tương tự.
Các loài cây này đều là những dược liệu quý với công dụng tương tự nhau nhưng có cách bào chế riêng biệt. Trong đó, thổ huyền sâm là được sử dụng phổ biến hơn cả.
Thu hái và bào chế
Huyền sâm là cây sống lâu năm nên không nên thu hoạch khi cây còn quá non hoặc khi cây đã già cỗi. Thông thường, cây được thu hoạch vào năm thứ 2 sau khi trồng khi cây đã lụi. Đối với các tỉnh đồng bằng nên thu hoạch vào tháng 7 – 8, còn đối với khu vực miền núi là vào khoảng tháng 10 – 11.
Bộ phận được thu hái làm thảo dược trong Đông y là phần củ. Khi thu hoạch cần đào sâu củ để tránh đứt gãy. Theo các sách thảo dược, mỗi loại huyền sâm đều có một cách chế biến khác nhau.
- Bào chế thổ huyền sâm: Sau khi thu hoạch cần rửa sạch, đem đi sấy đến khi khô được một nửa thì chất thành đống, ủ từ 2 – 3 ngày. Bên trên dược liệu có phủ kín cỏ rạ để cho củ ruột thành màu đen, nước bên trong thấm dần ra ngoài. Sau đó lại tiếp tục sấy khô 9 phần là được, loại bỏ hết đất cát bên ngoài.
- Bào chế quảng huyền sâm: Dược liệu sau khi thu hoạch đem về phơi nắng được một nửa thì đem chất thành đống trong khoảng từ 2 – 3 ngày. Sau đó lại đem phơi qua 40 ngày thì khô hoàn toàn, hoặc cũng có thể dùng lửa sấy tuy nhiên chú ý không để nhiệt độ quá cao.
Sau khi thu được dược liệu khô cần bảo quản kín trong lọ, túi nilon để nơi khô ráo, tránh côn trùng, nấm mốc. Dược liệu có thể thường xuyên bỏ ra phơi nắng để không bị nấm mốc, hư hại.
Bên cạnh đó, dược liệu này cũng được bào chế thành cao huyền sâm hay rượu thuốc với những công dụng, mục đích sử dụng nhất định.
Sử dụng huyền sâm có tác dụng gì đối với sức khỏe?
Tác dụng của huyền sâm là gì chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều bạn đọc. Đến nay, vấn đề này vẫn là mối quan tâm của nhiều nhà khoa học cũng như các thầy thuốc Đông y.
Theo y học cổ truyền
Đến nay, huyền sâm đã được nghiên cứu nhiều trong các tài liệu thảo dược bởi những nhà dược học nổi tiếng Trung Quốc và cả Việt Nam.
Hầu hết những cuốn sách Đông y trứ danh như Trung dược học, Đông dược học thiết yếu đều nhận định huyền sâm là thảo dược có vị đắng, mặn, tính hàn và quy vào 2 kinh phế và thận. Ngoài ra, trong cuốn Bản kinh lại ghi chép thảo dược này có vị đắng, tính hơi hàn, quy vào kinh Tâm, Phế, Thận.
Bên cạnh đó, dưới đây là những thông tin về công dụng của huyền sâm được ghi chép trong một số tài liệu:
- Theo Trung Quốc Dược học đại từ điển: Huyền sâm có tác dụng tư âm, giáng hỏa, trừ phiền, chỉ khát, giải độc, lợi yết hầu, nhuận táo,, hoạt trường.
- Theo Trung dược đại từ điển: Tư âm, giáng hỏa, trừ phiền, giải độc. Từ đó có tác dụng trị nhiệt bệnh, phiền khát, phát ban, nóng trong xương, đổ mồ hôi trộm, táo bón, thổ huyết, chảy máu cam, họng sưng đau, phù thũng, lao phổi, nổi hạch ở cổ, viêm hạch.
- Theo Đông dược học thiết yếu: Thanh thận hỏa, tư âm, tăng dịch đồng thời huyền sâm còn có công dụng trị âm hư, bạch hầu, họng sưng đau, ôn dịch độc, ban sởi, giải ôn tà thời khí, trừ phiền nhiệt, bứt rứt.
Theo y học hiện đại
Đến nay, các thực nghiệm khoa học nghiên cứu về thành phần dược chất trong huyền sâm được tiến hành tương đối nhiều. Theo đó, trong thảo dược này chứa nhiều hoạt chất quý hiếm như L – Asparagine, Oleic acid, Linoleic acid, Stearic acid, Ningpoenin, Aucubin, Harpagoside, tinh dầu, acid béo,….
Đồng thời đã có một vài nghiên cứu khẳng định về tác dụng dược lý của dược liệu huyền sâm:
- Tác dụng kháng khuẩn tốt, hỗ trợ điều trị nhiều bệnh ngoài da.
- Tốt cho hệ tim mạch, giúp tăng huyết áp.
- Cồn bào chế từ huyền sâm còn có tác dụng đẩy mạnh lưu lượng máu của mạch vành.
- Ngoài ra, thảo dược này còn giúp hạ nhiệt hiệu quả.
Những bài thuốc từ huyền sâm hiệu quả
Theo các chuyên gia, người bệnh chỉ nên sử dụng từ 12 – 20gr dược liệu mỗi ngày. Đồng thời, để mang đến hiệu quả nhất cần tuân theo những bài thuốc khác nhau đối với các bệnh lý khác nhau.
Bài thuốc chữa viêm amidan, viêm họng
- Chuẩn bị: Huyền sâm 10gr, cam thảo, thăng ma mỗi vị 3gr, cát cánh 5gr, mạch môn 6gr.
- Sắc các dược liệu cùng với 600ml nước đến khi cô cạn còn 1/3 thì chắt lấy nước.
- Phần nước thuốc thu được chia thành 3 lần uống, ngậm hoặc súc miệng trong ngày.
Bài thuốc trị viêm não cấp, sốt xuất huyết, sốt phát ban, sốt cao co giật, sốt cơn, mê sảng, táo báo, mất nước, họng sưng do viêm phổi
- Chuẩn bị: HUyền sâm, mạch môn, ngưu tất, hạt muồng sao mỗi vị 20gr, dành dành 12gr.
- Sắc tất cả các dược liệu trên lấy nước uống trong ngày.
Kiên trì thực hiện mỗi ngày một thang đến khi các triệu chứng bệnh chấm dứt.
Bài thuốc chữa viêm tắc mạch máu ở tay chân
- Chuẩn bị: Huyền sâm 21gr, đương quy, cam thảo dây, huyết giác, ngưu tất mỗi vị 10gr.
- Đem dược liệu đi sắc với nước, uống trong ngày.
Bài thuốc trị lao phổi
- Chuẩn bị: Huyền sâm, sa sâm, sinh địa, mạch môn mỗi vị 12gr, a giao, bách bộ, thiên môn mỗi vị 8gr.
- Sắc kỹ dược liệu, chắt lấy nước chia thành 3 lần dùng trong ngày, thực hiện đều đặn mỗi ngày một thang.
Bài thuốc này cần sử dụng theo đúng liều trình, mỗi liệu trình kéo dài trong 3 – 4 tuần lễ. Sau đó nghỉ 7 ngày mới tiếp tục liệu trình tiếp theo đến khi bệnh tình chấm dứt.
Bài thuốc chữa cao huyết áp, nhức đầu, ù tai, đau mắt khó ngủ, xuất huyết dạng thấp
Ngoài các chứng bệnh trên, bài thuốc dưới đây còn có công dụng trị chảy máu dưới da, chảy máu mũi, hấp nóng, đổ mồ hôi trộm, đau cơ, đại tiện ra máu.
- Chuẩn bị: Huyền sâm 16gr, muồng sao 12gr cùng trắc bá sao, kim anh, hoa hòe sao, ngưu tất, mạch môn mỗi vị 10gr.
- Sắc tất cả dược liệu với nước uống trong ngày.
Bài thuốc huyền sâm trị viêm hạch, hạch lao, nổi hạch ở cổ, ở vú và lao màng bụng nổi cục
- Chuẩn bị: Huyền sâm 20gr, nghệ đen, dẻ quạt, bồ công anh, mộc thông mỗi vị 10gr.
- Sắc nước uống mỗi ngày đến khi dấu hiệu bệnh chấm dứt.
Bài thuốc trị lở mũi
- Lấy dược liệu khô tán thành bột mịn.
- Dùng trực tiếp bột hoặc pha cùng với một ít nước bôi vào vùng mũi bị lở loét.
Bài thuốc trà huyền sâm, sinh địa trị tróc da tay
- Chuẩn bị: Huyền sâm và sinh địa mỗi vị 30gr.
- Ngâm với nước ấm rồi uống như nước trà.
Bài thuốc trị loa lịch lâu năm
- Chuẩn bị: Dùng dược liệu tươi giã nát
- Đắp lên vùng cần điều trị, 2 ngày thay một lần.
Bài thuốc trị sốt cao, mất nước, táo bón
- Chuẩn bị: Huyền sâm, mạch môn, sinh địa mỗi vị 12gr.
- Sắc kỹ dược liệu chắt lấy nước uống trong ngày đến khi bệnh tình khỏi hẳn.
Bài thuốc trị họng sưng đau khi đậu mọc
- Chuẩn bị: Huyền sâm, bồ hoàng, cam thảo, chi tử, đơn bì, sinh địa, thăng ma mỗi vị 2gr cùng 4gr bạch thược.
- Sắc các dược liệu lấy nước uống, loại bỏ bã, mỗi ngày uống một thang.
Bài thuốc chữa họng sưng, phát ban
- Chuẩn bị: Huyền sâm 16gr, thăng ma 12gr, cam thảo 8gr.
- Sắc dược liệu để uống trong ngày.
Bài thuốc điều trị các loại độc do rò
- Dùng huyền sâm ngâm rượu để uống hàng ngày.
- Mỗi ngày chỉ nên dùng khoảng 25 – 30ml rượu, chia thành 2 lần uống trong ngày. Đồng thời người bệnh chỉ nên uống sau hoặc kết hợp trong các bữa ăn.
Những lưu ý khi sử dụng huyền sâm dược liệu
Có thể nói, sử dụng các bài thuốc từ thảo dược mang đến những hiệu quả an toàn hơn so với thuốc tân dược đồng thời không gây hại đến sức khỏe sau thời gian dài sử dụng. Tuy nhiên, người bệnh vẫn cần lưu ý những điều sau để có được liệu trình trị bệnh tốt nhất:
- Những đối tượng không nên sử dụng huyền sâm gồm: Người bệnh bị tỳ vị thấp, tiêu chảy, huyết thiếu, mắt mờ, hàn đàm đình ẩm, hàn nhiệt, chi nhãn, khí huyết hư tổn, bụng đau, âm hư mà không có nhiệt hoặc âm hư kèm tiêu chảy, tỳ hư kèm tiêu chảy.
- Tuyệt đối không kết hợp dược liệu cùng với hoàng kỳ, can khương, đại táo, sơn thù, lê lô.
- Một số tác dụng phụ có thể gặp phải như buồn nôn, chán ăn, tiêu chảy.
- Người bệnh tuyệt đối không thêm bớt các dược liệu trong bài thuốc, nên tham khảo ý kiến bác sĩ, người có chuyên môn trước khi dùng.
- Huyền sâm có thể tương tác với một số loại thuốc tân dược như thuốc chống loạn nhịp, thuốc ức chế beta, thuốc an thần, điều trị tiểu đường,… Vì thế, người bệnh cần hỏi ý kiến chuyên gia trước khi dùng để có liệu trình điều trị hiệu quả nhất.
- Không dùng dược liệu cho trẻ em, phụ nữ đang mang thai hay đang cho con bú.
Địa chỉ mua dược liệu huyền sâm uy tín, chất lượng tốt
Nhắc đến Trung tâm Nghiên cứu và Nuôi trồng dược liệu Vietfarm chắc hẳn nhiều khách hàng không còn xa lạ. Vietfarm là một trong những đơn vị đi đầu trong lĩnh vực nghiên cứu và nuôi trồng dược liệu theo tiêu chuẩn GACP – WHO, mang đến chất lượng dược liệu tốt nhất. Trải qua nhiều năm, thương hiệu Vietfarm đã nhận được sự ủng hộ, tin tưởng của người dùng trên cả nước.
Để tạo nên thành quả như ngày hôm nay không chỉ nhờ chất lượng dược liệu an toàn, sạch mà còn giá thành vô cùng hợp lý. Chỉ với 145.000 VNĐ, khách hàng đã sở hữu được 0,5kg huyền sâm sấy khô chất lượng nhất, nói không với chất kích thích, chất bảo vệ thực vật hay chất bảo quản độc hại. Khi mua trên 3kg dược liệu, đơn hàng của quý khách còn được miễn phí giao hàng trên toàn quốc vô cùng thuận tiện.
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn đọc có thêm nhiều kiến thức hữu ích về dược liệu huyền sâm cũng như những bài thuốc giúp bảo vệ sức khỏe tốt. Đồng thời, hãy cùng theo dõi bài viết tiếp theo của chúng tôi để có thêm nhiều thông tin hay về dược liệu quanh ta.