Cỏ Ngọt
Cây cỏ ngọt là thảo dược rất tốt cho bệnh nhân mắc đái tháo đường. Ngoài ra, nếu sử dụng dược liệu đúng cách, dược liệu hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý khác như tăng huyết áp, kiểm soát cân nặng, thanh nhiệt, lợi tiểu…. Bài viết dưới đây, chuyên trang xin gửi tới quý bạn đọc về tác dụng của cây cỏ ngọt và những lưu ý khi sử dụng dược liệu này.
Giải đáp cỏ ngọt là gì? Những thông tin cơ bản của dược liệu
Là dược liệu quen thuộc trong những bài thuốc Đông y, tuy nhiên không phải ai cũng có những hiểu biết là cây cỏ ngọt. Vậy, cây cỏ ngọt là cây gì và có những đặc điểm như thế nào?
Dưới đây là một số thông tin về dược liệu và giải đáp cây cỏ ngọt là gì?
- Tên dược liệu: Cây cỏ ngọt
- Tên gọi khác: Cỏ ngọt, cúc ngọt, cỏ mật…
- Tên gọi khoa học: Stevia rebaudiana
- Thuộc họ: Cúc (Asteraceae)
Đặc điểm thực vật của dược liệu
Cỏ ngọt dược liệu mang những đặc điểm nổi bật sau đây:
- Cỏ ngọt là dược liệu sống lâu năm, tuy nhiên kích thước khá nhỏ, chỉ khoảng 100cm với một cây đã trưởng thành. Khi phát triển, cây sẽ có phần gốc hóa gỗ lúc khoảng 6 tháng tuổi.
- Cành cây thường phân tại gốc, lá và cành non được phủ lên một lớp lông mịn.
- Lá cây có hình mũi mác, chiều rộng khoảng 15 đến 30mm, chiều dài khoảng 30 đến 60mm. Lá mọc đối xứng và mặt lá hiện 3 gân, bắt đầu từ phần cuống. Một số lá ở mép có răng cưa.
- Hoa dược liệu nở vào khoảng từ tháng 10 đến tháng 12. Hoa nở thành cụm, mỗi cụm có khoảng 5 bông. Hoa 5 cánh, có nhụy mọc để lộ ra bên ngoài. Hoa màu trắng ngà, mùi thơm dịu nhẹ và rất dễ chịu.
- Cây có vị ngọt rất đặc trưng và tập trung nhiều nhất ở phần lá. Cây cỏ ngọt khô cũng vẫn giữ được vị ngọt này.
>>>>Báo VTC.vn đưa tin: Hội đồng chuyên môn cấp cao Vietfarm và hành trình ‘phủ xanh’ đất Việt
Trung tâm Nghiên cứu và Nuôi trồng dược liệu Quốc gia Vietfarm – Địa chỉ uy tín, chất lượng số 1 thị trường Việt Nam cung cấp dược liệu sạch, đạt chuẩn GACP – WHO, sản phẩm đạt chứng nhận CO-CQ. Mã QR-code bên ngoài bao bì sản phẩm để người mua hàng kiểm tra và truy xuất nguồn gốc sản phẩm tránh mu aphari hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng trộn dược liệu.
Cây cỏ ngọt trồng ở đâu và phân bổ như thế nào?
Theo các chuyên gia, cây phát triển tốt nhất ở những khu vực có khí hậu cận nhiệt đới, có lượng mưa ít vào mùa đông. Vậy, cây cỏ ngọt mọc ở đâu? Cây có nguồn gốc từ vùng cao nguyên vịnh Amami và huyện Iguazu, ở giữa biên giới hai nước Brazil và Paraguay.
Cỏ ngọt đã di thực vào ranh giới Việt Nam từ những năm 1990. Tuy nhiên, chúng không thật sự phổ biến ở nhiều tỉnh thành nước ta. Hiện nay, với những công dụng tuyệt vời của dược liệu, có không ít địa phương hay các trung tâm dược liệu nuôi trồng và phát triển thành công thảo dược này.
Một số tỉnh thành trồng nhiều hạt giống cây cỏ ngọt như: Hưng Yên, Hòa Bình, Nghệ An, Hà Giang… Quá trình phát triển cũng như kỹ thuật trồng cây cỏ ngọt ảnh hưởng không nhỏ tới dược tính của chúng, bởi vậy, các chuyên gia rất chú ý tới việc này khi khai thác, nghiên cứu và nuôi trồng cây thuốc.
Thu hái và bào chế dược liệu
Thông thường cây có thể được thu hoạch quanh năm. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm cũng như nghiên cứu, thời điểm tốt nhất để thu hái dược liệu là tháng 8 hàng năm. Búp non và lá cây là hai bộ phận được sử dụng chủ yếu để làm thuốc.
Trong quá trình thu hái, người dùng chỉ cắt thành từng đoạn dài 20 đến 25cm. Không nên dùng lá già hay lá đã bị hư hại, có thể ảnh hưởng tới dược tính của dược liệu. Sau khi thu hoạch, thảo dược phải được sấy khô ở nhiệt độ 30 – 40 độ C hoặc đem phơi nắng tự nhiên cho tới khi khô hoàn toàn.
Để đảm bảo tác dụng cây cỏ ngọt, người dùng thường phun ẩm dược liệu rồi ủ kín bằng túi trong khoảng 2 đến 3 ngày rồi phơi nắng thêm một lần nữa. Dược liệu sau khi bào chế phải được bảo quản tại những nơi khô ráo, tránh ẩm ướt, mối mọt hoặc bị ánh nắng chiếu trực tiếp vào, điều này sẽ khiến dược liệu không đảm bảo được tác dụng.
Cây cỏ ngọt và tác dụng với sức khỏe người dùng?
Cây cỏ ngọt có tác dụng gì và cỏ ngọt trị bệnh gì? Không hề ngẫu nhiên khi cỏ ngọt trở thành dược liệu quen thuộc trong những bài thuốc y học cổ truyền. Công dụng của cây cỏ ngọt đã được ghi chép trong nhiều tài liệu Đông y cũng như được nghiên cứu, chứng minh trong y học hiện đại.
Theo Đông y, dược liệu có vị ngọt và có công dụng chính như hạ huyết áp, tiêu khát, lợi tiểu, điều trị chứng chảy máu chân răng, hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường và có hiệu quả thông tiểu.
Theo y học hiện đại, cỏ ngọt có chứa những thành phần rất tốt cho người dùng: Protein, Steviol, Glycoside, chất béo, Rebauside, Carbohydrate, Stevioside. Đây là những thành phần tự nhiên, lành tính và ít gây tác dụng phụ cho người sử dụng.
Trong đó, stevioside và rebauside có thành phần chính, có độ ngọt gấp 250 đến 300 lần so với mía đường. Tuy nhiên, điều đặc biệt của chất ngọt này là không bị nhiệt phân, không lên men và không bị vi khuẩn, nấm men tấn công. Ngoài ra, độ pH ổn định khiến người dùng khi sử dụng sẽ không ảnh hưởng tới sức khỏe. Với những thành phần đó, cây cỏ ngọt chữa bệnh gì và có tác dụng như thế nào?
- Được sử dụng làm phụ gia thực phẩm, xuất hiện trong thực đơn của những người ăn kiêng, hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
- Tham gia vào quá trình điều trị bệnh lý đái tháo đường.
- Có hiệu quả cải thiện hệ tiêu hóa và giúp ăn ngon miệng hơn.
- Được sử dụng như một chất tạo ngọt cho các loại nước ngọt và bánh kẹo.
- Hỗ trợ điều trị rối loạn mỡ máu và giúp phòng ngừa nhiều bệnh lý liên quan tới tim mạch.
Cách sử dụng cây cỏ ngọt và những bài thuốc chữa bệnh
Với những công dụng cây cỏ ngọt như trên, người bệnh thường sử dụng chúng trong những bài thuốc Đông y như sau:
Bài thuốc cây cỏ ngọt chữa tiểu đường
Chất ngọt có trong dược liệu này không ảnh hưởng và tác động lên nồng độ Glucose có trong máu. Bởi vậy, tác dụng chữa bệnh của cây cỏ ngọt với bệnh nhân mắc tiểu đường là rất tốt. Người bệnh có thể áp dụng bài thuốc đông y từ dược liệu này như sau:
Nguyên liệu chuẩn bị: 2.5gr lá dược liệu đã phơi hoặc sấy khô.
Các bước thực hiện:
- Sơ chế sạch sẽ cây thuốc và đem sắc cùng khoảng 200ml nước.
- Đun sôi thuốc rồi cho nhỏ lửa, tiếp tục đun cho tới khi chỉ còn 50ml nước, các dưỡng chất từ dược liệu cũng đã ngấm ra thuốc thì tắt bếp và sử dụng.
- Thuốc khá dễ uống nên người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng thuốc khi còn nóng hoặc đã nguội.
Mỗi ngày dùng 2 lần và kiên trì áp dụng trong khoảng thời gian dài để thấy được hiệu quả mà dược liệu mang lại. Dược liệu giúp ngăn chặn tình trạng gia tăng lượng đường trong máu và hạn chế nguy cơ bệnh tái phát.
Cây cỏ ngọt trị bệnh gì – hỗ trợ điều trị tăng huyết áp
Các hoạt chất có trong dược liệu hỗ trợ tích cực điều trị bệnh lý tăng huyết áp. Có thể kết hợp cỏ ngọt với các loại thảo dược khác để gia tăng hiệu quả điều trị bệnh hơn.
Nguyên liệu chuẩn bị: 6gr cỏ ngọt, 10gr hoa hòe, 4gr hoa cúc, 12gr quyết minh tử.
Các bước thực hiện:
- Sao vàng hoặc phơi khô dược liệu hoa hòe, cỏ ngọt và quyết minh tử.
- Sơ chế sạch sẽ tất cả các dược liệu trước khi sắc thuốc.
- Đun các dược liệu với khoảng 600ml nước, đun sôi và để lửa nhỏ, cho tới khi chỉ còn 200ml nước, các dưỡng chất cũng đã ngấm ra thuốc thì tắt bếp.
Sử dụng thuốc hàng ngày và kiên trì áp dụng trong thời gian dài để thấy được tác dụng của thuốc với sức khỏe.
Hỗ trợ giảm béo và kiểm soát cân nặng
Sử dụng cây thuốc giúp giảm nhu cầu đường và tinh bột trong cơ thể, từ đó kiểm soát cân nặng rất tốt. Bởi vậy, đây là dược liệu được nhiều bạn sử dụng với mục đích giảm béo.
Nguyên liệu chuẩn bị: 7.6gr lá cỏ ngọt đã phơi khô hoặc sao vàng.
Cách thực hiện: Đem sắc với nước, đun sôi và để nhỏ lửa để các hoạt chất từ từ ngấm ra thuốc. Sau đó tắt bếp và sử dụng. Với cách kiểm soát cân nặng này, người dùng phải kiên trì áp dụng một thời gian dài mới có thể thấy được hiệu quả.
Hỗ trợ phòng ngừa các bệnh lý liên quan tới tim mạch
Độ ngọt cùng các hoạt chất có trong dược liệu có hiệu quả ổn định lượng Glucose trong máu, giúp ngăn ngừa bệnh lý máu nhiễm mỡ và phòng tránh được nhiều triệu chứng khác liên quan tới tim mạch.
Người bệnh có thể sử dụng lá dược liệu và hãm trà uống hàng ngày. Dùng một lượng lá vừa đủ, tráng qua một lượt nước nóng, bỏ phần nước đó rồi hãm bằng nước ấm khác. Hãm trong khoảng 5 tới 10 phút rồi sử dụng.
Có thể dùng hàng ngày và không ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh.
Cỏ ngọt mua ở đâu uy tín, chất lượng? Giá bao nhiêu
Cỏ ngọt không chỉ là dược liệu mang đến nhiều tác dụng cho sức khỏe con người mà còn được xem là loại trà thảo dược thanh mát, giải độc, mát gan bạn có thể dùng hằng ngày thay cho những loại trà uống khác. Cũng vì những loại ích này nên cỏ ngọt được người tiêu dùng tìm mua khá nhiều trên thị trường.
Khi mua hàng bạn nên đặt niềm tin ở những đơn vị thật sự uy tín, có thương hiệu và minh bạch công khai, nguồn gốc, giá bán rõ ràng. Tránh vì ham rẻ, hay mua trên mạng từ những nguồn không rõ uy tín, dược liệu nhận về kém chất lượng, bị trộn lẫn các loại với nhau hoặc sấy bằng phương pháp thủ công, mất đi nhiều dưỡng chất quan trọng.
Sử dụng những sản phẩm này nhẹ thì mất tiền oan, nhưng nặng thì bên trong dược liệu tồn dư hóa chất độc hại gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Một trong những đơn vị cung cấp dược liệu sạch được đông đảo người tiêu dùng tin tưởng, đánh giá cao hiện nay chắc chắn phải kể đến Trung tâm Nghiên cứu và Nuôi trồng dược liệu Quốc gia Vietfarm. Cơ sở hoạt động trực thuộc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc.
Theo đó dược liệu cỏ ngọt của Trung tâm Vietfarm minh bạch về nguồn gốc. Được thu hái từ vườn trồng tại Hà Giang và Cao Bằng với diện tích hàng chục ha.
Cỏ ngọt được trồng dưới sự chăm sóc cẩn thận, tỉ mỉ của những người thợ nông dân chuyên nghiệp, cùng một quy trình nuôi trồng chuẩn hoá. Đảm bảo đạt chuẩn chuyên canh hữu cơ GACP – WHO, không phân bón, không thuốc trừ sâu, không thuốc kích thích tăng trưởng. Cỏ ngọt được phát triển tự nhiên, gieo hạt và gặt hái đúng thời vụ.
Trung tâm Vietfarm cũng đảm bảo về chất lượng nguồn giống là tốt nhất, phù hợp hợp với khí hậu tại Tây Bắc quay năm, ôn hoà, mùa đông giá rét. Cây thảo dược sinh trưởng tự nhiên, sản sinh hàm lượng dưỡng chất quý hiếm quan trọng ở mức cao nhất.
Bên cạnh đó, Trung tâm Vietfarm còn đầu tư xây dựng hệ thống nhà máy đạt chuẩn GMP, cùng trang bị công nghệ vô cùng hiện đại, tối tân. Nhằm mục đích, cỏ ngọt sau khi thu hái sẽ được phân loại, sấy khô bằng công nghệ cao, cùng quy trình đóng gói cẩn thận, hiện đại. Từng sản phẩm cho đến tay người tiêu dùng đạt chất lượng tốt nhất. Dễ dàng bảo quản cũng như sử dụng hằng ngày.
Cỏ ngọt Vietfarm không quá giòn, giữ được độ ẩm cố định, mùi thơm đặc trưng, màu sắc xanh tươi như khi còn tươi. Quan trọng là hàm lượng dưỡng chất còn giữ được đến 99%.
Để đạt được điều này chính là nhờ công nghệ sấy thăng hoa lưu hương của Nhật Bản được Trung tâm Vietfarm ứng dụng trong việc sấy khô dược liệu thay cho phương pháp sấy nóng, sấy lạnh truyền thống. Sấy truyền thống chỉ giữ được 60 – 70% dưỡng chất, thảo dược giòn và dễ vỡ, vụn hơn.
Điều này đã chứng tỏ được sự đầu tư, bài bàn, chuyên nghiệp của Trung tâm Vietfarm với mong muốn nâng tầm chất lượng và tinh hoa cây thuốc Việt. Để người Việt có thể tự tin sử dụng dược liệu Việt chăm sóc và tăng cường sức khoẻ mà không cần đi đâu xa.
Cỏ ngọt Vietfarm được đóng gói trong bao bì chắc chắn, cẩn thận. Bên ngoài nhãn có một mã QR-code được tích hợp thêm nhằm truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Cỏ ngọt Vietfarm đạt chuẩn CO-CQ, được cấp phép lưu hành trên toàn quốc, người dùng mua hàng hoàn toàn có thể yên tâm. Giá bán công khai trên thị trường là 140.000 VNĐ/500gr.
Các chuyên gia đầu ngành cũng dành rất nhiều những đánh giá tốt về chất lượng, quy trình nuôi trồng, ứng dụng công nghệ cao của Dược liệu Vietfarm:
Chất lượng của dược liệu Vietfarm còn được giới báo chí và các kênh truyền thông lớn trên cả nước đánh giá cao, dành nhiều giấy mực đưa tin. Điển hình như: Báo Gia đình, báo Đời sống và Pháp luật, báo Sức khỏe đời sống, báo VTCNews, báo Lao động,….
Đặc biệt người dùng khi mua hàng tại Trung tâm Vietfarm sẽ được nhận một quyền lợi đặc biệt, chính là nhận tư vấn, hỗ trợ chuyên môn, cách dùng dược liệu đó cho từng đối tượng khác nhau từ các chuyên gia đầu ngành. Đó là các tiến sĩ, bác sĩ có học hàm, học vị cao, chuyên môn giỏi, giàu kinh nghiệm, đang công tác tại Trung tâm Thuốc Dân Tộc.
Những lưu ý khi sử dụng dược liệu cỏ ngọt
Dù là dược liệu rất tốt cho sức khỏe người bệnh, tuy nhiên, để gia tăng tính hiệu quả chữa bệnh cũng như đảm bảo được dược tính của cỏ ngọt. Dưới đây là những lưu ý mà trung tâm Vietfarm muốn gửi đến người dùng khi sử dụng dược liệu:
- Không được phép tự ý kết hợp cỏ ngọt với thuốc Tây hay các loại dược liệu khác khi chưa có sự chỉ định của chuyên gia hoặc những người có chuyên môn. Nếu kết hợp không đúng đắn, có thể gây ngộ độc và nhiều tác dụng phụ khác, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe người bệnh.
- Dù là dược liệu lành tính, tuy nhiên người bệnh không nên dùng quá nhiều hoặc dùng quá ít, ảnh hưởng tới quá trình điều trị.
- Với phụ nữ có thai, cho con bú hoặc trẻ nhỏ, cần phải nghe theo lời khuyên của người có chuyên môn, không được tự ý sử dụng dược liệu.
- Không nên đun, sắc thuốc bằng những dụng cụ bằng kim loại. Để đảm bảo hiệu quả của cỏ ngọt, nên dùng đồ bằng sứ để đun thuốc.
- Kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ, khoa học để quá trình chữa bệnh có được kết quả tốt nhất.
Trên đây là những thông tin về cây cỏ ngọt – dược liệu quen thuộc trong nhiều bài thuốc của y học cổ truyền. Việc điều trị bệnh bằng dược liệu này đòi hỏi người bệnh phải lưu ý và ghi nhớ nhiều vấn đề, để quá trình chữa bệnh có được kết quả tốt nhất. Hy vọng rằng, những thông tin của chuyên trang chia sẻ trên đây sẽ là nguồn kiến thức bổ ích cho những ai đang tìm hiểu về dược liệu cây cỏ ngọt.