Cây xấu hổ
Cây xấu hổ là loại cây bụi mọc hoang rất thân thuộc tại mọi vùng quê Việt Nam. Nhiều người không khỏi bất ngờ khi loại cây này còn mang nhiều công dụng trong điều trị mất ngủ, đau xương khớp, giảm ho, trị viêm phế quản,… Để giúp bạn hiểu hơn về loại dược liệu này, cùng Vietfarm tham khảo ngay bài viết dưới đây.
Thông tin về cây xấu hổ
Sở dĩ loài cây này có tên “xấu hổ” như vậy là do đặc tính khi chạm vào lá và thân thì nó sẽ cụp lại, thu mình giống như xấu hổ. Ngoài ra, cây còn có nhiều tên gọi khác, cụ thể như sau:
- Tên dược liệu: Cây xấu hổ
- Tên gọi khác: Cây mắc cỡ, cây e thẹn, cây trinh nữ, hàm tu thảo, cây thẹn,…
- Danh pháp trong khoa học: Mimosa Pudica L
- Họ Đậu – Fabaceae
Cây xấu hổ là cây gì và phân loại các loại cây
Cây xấu hổ là loại cây thân thảo mọc thành bụi lớn, cao khoảng 40cm, có gai nhọn. Khi còn non cây mọc thẳng đứng, khi trưởng thành sẽ có xu hướng mọc bò trên mặt đất. Ngoài đặc tính khi chạm vào sẽ cụp lại thì loại cây này còn có một vài điểm dễ nhận biết khác như sau:
- Lá cây: Lá cây có hình lông chim, mọc kép đối xứng nhau, cuống lá dài khoảng 4cm và phủ nhiều lông. Khi chạm vào lá sẽ khép lại xuôi theo trục cuống. Nguyên nhân bởi phần cuống lá có các mô tế bào mỏng, mọng nước nên khi chạm vào, nước sẽ dồn xuống cuống khiến lá bị cụp lại.
- Hoa: Hoa màu hồng tím, hình cầu, mọc từ nách lá. Cây ra hoa vào tháng 6 đến tháng 8 hàng năm, được thụ phấn nhờ gió và côn trùng.
- Quả: Đặc điểm của quả là hình ngôi sao, dài 2mm, rộng 3mm, mọc tụ lại theo chùm, có lông cứng ở mép quả và có hạt bên trong.
Lưu ý, ở Đà Lạt cũng có một loại cây cũng có tên Mimosa, nhưng đây không phải là cây xấu hổ. Cây Mimosa Đà Lạt cũng thuộc họ Trinh nữ – Mimosoideae, tên thường gọi là keo lá tròn, là cây thân gỗ, cao lớn và có hoa màu vàng rực.
Ngoài ra, trong Y học cổ truyền có một vị thuốc là nữ trinh tử, là hạt của cây trinh nữ Trung Quốc, tên gọi gần giống nhau nhưng là 2 loại khác nhau.
Dựa vào màu sắc hoa mà người ta phân chia cây mắc cỡ thành các loại khác nhau. Vậy bạn có biết cây xấu hổ có mấy loại không?
Hiện nay khoa học đã phát hiện được 2 loại cây phổ biến gồm:
- Cây xấu hổ tía: Hoa có màu đỏ tím (màu tía)
- Cây xấu hổ trắng: Bông hoa có màu trắng nhạt
Cả hai loại đều rất phổ biến, mọc hoang ở nhiều nơi nhưng trong dân gian, người dân ưa dùng cây xấu hổ tía để làm thuốc nhiều hơn loại hoa có màu trắng.
Cây hoa xấu hổ mọc ở đâu?
Cây trinh nữ có nguồn gốc từ miền Nam và miền Trung nước Mỹ nhưng đã di thực đến mọi nơi trên khắp thế giới, phổ biến ở nhiều nước châu Á, trong đó có Việt Nam.
Tại nước ta, loại cây thân thảo này mọc khoang ở rất nhiều nơi, từ miền Bắc vào miền Nam, từ ven đường, ven bờ sông hay bãi đất trống.
Hiện nay, quá trình đô thị hóa phát triển mạnh mẽ, loại thực vật này chỉ còn thấy nhiều ở vùng nông thôn, nơi có nhiều đất trống, thành thị hiếm gặp hơn.
Bộ phận nào làm thuốc chữa bệnh? Cách bào chế dược liệu
Y học cổ truyền sử dụng toàn bộ cây thuốc, bao gồm rễ, thân, cành lá gọi là vị thuốc hàm tu thảo. Loại cây này có sức sống mãnh liệt, quanh năm xanh tốt nên để người dân có thể thu hoạch quanh năm.
Người ta thường bào chế riêng rễ và thân lá để tiện cho việc sử dụng dược liệu sau này.
- Thân cành và lá: Thu hoạch vào mùa khô, có thể dùng tươi hoặc phơi khô dùng dần.
- Rễ cây: Có thể thu hoạch quanh năm, nhổ toàn bộ rễ, rửa sạch đất cát, cắt ngắn hoặc thái mỏng, sau đó đem phơi khô.
Dược liệu bảo quản ở nơi thoáng mát, khô ráo, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp, tránh tiếp xúc gần nguồn nước. Thỉnh thoảng có thể đem ra phơi khô lại để tránh ẩm mốc, dược liệu có thể sử dụng trong thời gian dài.
Những tác dụng của cây xấu hổ với sức khỏe
Cây mắc cỡ là một vị thuốc nam rất quý, được sử dụng từ bao đời này để chữa nhiều bệnh lý khác nhau. Không chỉ trong Y học cổ truyền mà cây thuốc cũng được khoa học hiện đại dày công nghiên cứu và khẳng định có nhiều công dụng chữa bệnh.
Dưới đây là những tác dụng của cây thuốc theo quan điểm của cả Đông y và Y học hiện đại.
Tác dụng dưới góc nhìn Đông y
Các tài liệu ghi chép về tính vị và quy kinh cho thấy, vị thuốc hàm tu thảo có vị ngọt, hơi se đắng, tính hàn, có một lượng ít độc, được quy vào kinh Phế.
Toàn bộ mọi bộ phận của cây thuốc đều có tác dụng chữa bệnh rất hay.
- Rễ cây: Chữa đau nhức nhức xương khớp, phong thấp tê bại, đau lưng, chấn thương, giảm đau, chữa sốt rét, hen suyễn, giảm ho, long đờm, chữa viêm da mủ, điều hoà kinh nguyệt không đều.
- Thân cành và lá cây: An thần, trấn tĩnh, chữa suy nhược thần kinh, mất ngủ, thường xuyên trằn trọc khó ngủ.
- Hạt: Chữa hen suyễn, dùng để kích thích nôn khi cần thiết.
Có thể dùng tươi giã nát để đắp ở ngoài da hoặc dùng dược liệu khô để sắc nước thuốc uống đều được.
Công dụng của cây xấu hổ theo Y học hiện đại
Các nghiên cứu khoa học cho thấy, trong cây trinh nữ có chứa thành phần gồm: Alkaloid, Minosin, Crocetin, Flavonosid, Acid amin, Acid hữu cơ. Terenoid, Tannins, Sterols,…
Ngoài ra, trong lá cây có chứa hoạt chất tương tự Adrenalin, Selen, trong hạt có chứa chất nhầy và Selen,…
Nhờ đó, cây thuốc có tác dụng dược lý với nhiều loại bệnh khác nhau:
- Chống nọc độc rắn cắn: Nghiên cứu của Ấn Độ năm 2001 cho thấy dịch chiết từ rễ khô có tác dụng ức chế hoạt động Protease và Hyaluronidase trong nọc rắn, trung hòa nọc độc của rắn.
- Chống co giật, chữa động kinh: Nghiên cứu của Pháp ghi nhận dịch chiết từ lá cây có hiệu quả chống co giật gây ra bởi Pentylenetetrazole và Strychnin trên chuột.
- An thần, chống trầm cảm, chống lo âu: Nghiên cứu của Mexico về dịch chiết lá khô có công dụng chống trầm cảm khi thử nghiệm ở chuột.
- Tác dụng hạ đường trong máu: Dịch chiết từ lá cây bằng ethanol trên chuột đem lại hiệu quả hạ đường huyết trong máu.
- Tác động đến chu kỳ rụng trứng: Bột từ rễ cây có thể làm thay đổi chu kỳ rụng trứng bình thường.
- Chữa mất ngủ, trằn trọc khó ngủ, đào thải độc tố: Nhờ thành phần hexobacbita, bibactal và meprobamat.
- Giảm đau, tiêu viêm, gây tê: Nhờ acid amin dồi dào có trong toàn thân cây thuốc.
- Hỗ trợ chức năng của tim: Hoạt chất Selen và Adrenalin hỗ trợ vận chuyển và tuần hoàn máu về tim.
- Điều trị các bệnh về phổi: Ở Dominica, người dân bản địa dùng cây mắc cỡ với cây cỏ voi hãm nước để uống.
Các bài thuốc chữa bệnh hiệu quả và an toàn nhất
Trong dân gian, người ta thường phân chia dược liệu thành hai loại riêng là rễ cây và thân lá cây, dùng với mục đích khác nhau. Để bạn đọc thuận tiện hơn khi sử dụng, dưới đây chúng tôi sẽ gửi đến bạn những bài thuốc từ rễ cây, cành lá cây và toàn bộ cây an toàn và hiệu quả.
Rễ cây xấu hổ có tác dụng gì và dùng như thế nào?
Rễ cây trinh nữ mọc đâm sâu xuống đất, có các rễ phụ mọc xung quanh, nổi tiếng với rất nhiều công dụng chữa bệnh, đặc biệt là bệnh đau nhức xương khớp.
Chữa các bệnh xương khớp
Đây là một trong những cách sử dụng cây xấu hổ phổ biến và được ông cha ta sử dụng từ bao đời này, đem lại hiệu quả tích cực.
Trong dân gian có rất nhiều bài thuốc khác nhau chữa đau xương khớp mà nguyên liệu chính là cây mắc cỡ. Dưới đây là những bài thuốc hay nhất mà bạn có thể tham khảo.
- Bài thuốc 1: Dùng rễ cây trinh nữ phơi khô, đem sao vàng. Tiếp tục tẩm với rượu trắng sao vàng thêm 1 lần nữa. Mỗi ngày lấy 20 – 30g đem sắc thành nước thuốc và uống.
- Bài thuốc 2: Dùng 20 – 30g rễ cây bào chế như cách 1, kết hợp 20g rễ cúc tần, 20g bưởi bung, 10g cam thảo, 10g rễ đinh lăng rồi sắc thành nước thuốc.
- Bài thuốc 3: Rễ cây rửa sạch, thái thành lát đem phơi khô. Mỗi ngày lấy 120g rễ tẩm rượu sao khô, đem sắc cùng 0.6 lít nước cho đến khi còn lại ⅓, chia 3 phần uống trong ngày.
- Bài thuốc 4: Lấy 20g mỗi loại rễ cây mắc cỡ, tầm phỏng, 15g rễ cây cỏ xước, 10g củ sả, đem sao vàng và sắc nước thuốc uống.
- Bài thuốc 5: Dùng 10g mỗi loại rễ xấu hổ, thân cây bọt ếch, thân cây ớt lá to, rễ cây khúc khắc, 8g mỗi loại quả tơ hồng vàng, rễ bạch đồng nữ. Các vị thuốc nấu sắc thành 2 lần nước, cô đặc lại thành dạng cao lỏng uống ngày 2 lần.
- Bài thuốc 6: Tất cả vị thuốc rễ mắc cỡ, dây đau xương, hy thiêm, thiên niên kiện, hy thiêm, tục đoạn, kê huyết đằng, thổ phục linh, dây gắm mỗi loại lấy 12g để sắc nước thuốc hoặc dùng ngâm làm rượu thuốc.
- Bài thuốc 7: Chuẩn bị 10g rễ trinh nữ, 3g mỗi vị thuốc gồm lá cối xay, lạc tiên, lá lốt, rau muống biển, rễ cỏ xước. Các loại thuốc hãm với nước sôi để chắt lấy nước uống hoặc sắc thành thuốc.
Bên cạnh thuốc uống thì có thể kết hợp cùng lá thuốc vừa xông vừa tắm để giảm đau, chữa viêm sưng khớp tay chân:
- Các loại lá tắm gồm: 40 – 50g mỗi loại cây xấu hổ (lấy toàn bộ cây), lá lốt, 30 – 40g mỗi loại lá hoắc hương, hy thiêm, tía tô, cây đơn tướng quân, lá ngải cứu, 20g lá long não, 15g quế chi.
- Rửa sạch lá thuốc, cho vào nồi và đổ nước xâm xấp mặt lá, đun sôi kỹ cho đến khi có mùi thơm tỏa ra.
- Trùm vải kín người để xông hơi trong 10 – 15 phút cho đến khi toát mồ hôi toàn thân. Sau đó dùng nước lá để tắm như bình thường.
Thực hiện xông hơi và tắm lá thuốc liên tục trong 1 tuần, sau đó nghỉ 1 tuần rồi lại tiếp tục.
Người bệnh có thể dùng cây xấu hổ chữa đau lưng, đau ngang hông, đau các khớp xương tay chân, thoát vị đĩa đệm, thường xuyên bị tê bì tay chân,… rất hiệu quả. Tuy nhiên cần kiên trì dùng đều đặn trong nhiều ngày để có hiệu quả tốt nhất.
Tác dụng của cây xấu hổ tía với người viêm phế quản
Rễ cây trinh nữ hoa tía có tác dụng giảm ho, long đờm, giảm viêm đau rất tốt cho bệnh nhân bị viêm phế quản mãn tính.
- Thu hái 100g rễ cây, rửa sạch đất cát và để ráo nước.
- Dùng 0.6 lít nước để sắc cùng dược liệu với lửa vừa, cho đến khi còn lại khoảng 100ml (một bát nhỏ) thì chia 2 phần uống sáng – tối.
Một liệu trình kéo dài liên tục trong 10 ngày, kiên trì dùng đều đặn sẽ đem lại hiệu quả rất tốt.
Chữa bệnh đau viêm dạ dày mãn tính
Nếu thắc mắc rễ cây xấu hổ chữa bệnh gì hiệu quả thì đau dạ dày là câu trả lời hoàn hảo. Để chữa đau dạ dày, đầy hơi, ợ chua, buồn nôn, dân gian thường dùng nước thuốc sắc từ rễ cây trinh nữ theo công thức:
- Đào rễ cây trinh nữ, rửa sạch đất cát sau đó thái thành từng đoạn nhỏ và đem phơi cho đến khi khô hoàn toàn.
- Mỗi ngày, chỉ lấy 15g sắc nước, thu lại 100ml nước thuốc và uống nhiều ngày liền.
Ngoài ra, nước sắc từ rễ cây thuốc còn có tác dụng chữa đau nhức đầu, chóng mặt và mất ngủ.
Cây mắc cỡ trị bệnh gì ở phụ nữ?
Phụ nữ có triệu chứng bất thường ở vùng kín, khí hư ra nhiều, có màu sắc và mùi khác lạ nhiều ngày không dứt có thể dùng bài thuốc sau:
- Đào rễ cây xấu hổ, sau đó rửa sạch, ngâm với nước muối loãng để sạch hoàn toàn.
- Giã nát, chắt lấy nước cốt và uống mỗi ngày 3 lần.
Dùng liên tục trong 7 ngày hết ngứa ngáy, hết khí hư bất thường.
Thân cành và lá cây xấu hổ chữa bệnh gì?
Trong Y học cổ truyền, thân cành và lá cây trinh nữ nổi tiếng với tác dụng an thần, chữa bệnh mất ngủ kinh niên rất tốt. Tuỳ bài thuốc mà có thể dùng dược liệu tươi hoặc khô để làm thuốc chữa bệnh.
An thần, chữa mất ngủ, trằn trọc khó ngủ
Cây xấu hổ có tác dụng gì với hệ thần kinh con người? Các nghiên cứu chỉ ra rằng, cây mắc cỡ rất tốt với người bị mất ngủ kinh niên, người khó ngủ, ngủ không sâu giấc, thường xuyên cảm thấy bất an, lo lắng.
Cách đơn giản nhất là bạn có thể sắc nước thuốc từ thân và lá cây xấu hổ để uống mỗi ngày. Ngoài ra, dân gian còn có bài thuốc kết hợp với các vị thuốc khác như:
- Bài 1: Dùng 20g lá cành cây thuốc phơi khô, 20g lạc tiên, sắc thành nước thuốc và uống mỗi ngày một thang liên tục trong 1 tuần.
- Bài 2: Thang thuốc gồm 30g chua me đất, 15g xấu hổ, 15g cúc tần, sắc thuốc uống vào mỗi buổi tối trong ít nhất 7 – 10 ngày.
- Bài 3: Sử dụng 15g cành lá, rửa thật sạch, cắt thành từng đoạn nhỏ và đem sao vàng rồi sắc thành nước thuốc.
- Bài 4: Các vị thuốc gồm 15g cành lá xấu hổ đã sao vàng, 30g chua me đất hoa vàng, 10g mỗi loại lạc tiên, thảo quyết minh, mạch môn. Đem sắc nước thuốc để sử dụng hàng ngày, một liệu trình gồm 10 ngày.
Cây xấu hổ đỏ có tác dụng gì với bệnh động kinh?
Thành phần có trong lá cây xấu hổ đỏ tía có tác dụng chống co giật, nếu dùng ngay khi bệnh nhân có dấu hiệu sắp có cơn đông kinh.
- Sử dụng 20g xấu hổ phơi khô, 10g câu đằng.
- Sắc cùng 0.5 lít nước với lửa vừa và thu về 100ml nước thuốc.
Người nhà nên chuẩn bị dược liệu khô sẵn trong nhà, nhanh chóng sắc thuốc để cho người bệnh uống kịp thời.
Bí quyết chữa bệnh trĩ
Để chữa trĩ, ông cha ta thường dùng cả bài thuốc uống kết hợp với thuốc đắp trực tiếp lên hậu môn và xông hơi hậu môn.
- Thuốc uống: Lá cây tươi bỏ gân lá, sao vàng hạ thổ. Cho lá cây hấp cách thuỷ với 1 ly rượu trắng nhạt dưới 10 độ, chưng lửa nhỏ để rượu bay hơi hết, nước chuyển sang màu vàng cánh gián thì uống. Bài thuốc uống trong 7 ngày, nếu chưa hết triệu chứng thì nghỉ 5 ngày rồi lại tiếp tục.
- Thuốc đắp: Chỉ lấy lá cây, chú ý loại bỏ gai nhọn, đem giã cho nhuyễn cùng 1 ít muối hạt trắng. Cho hỗn hợp vào băng gạc, đắp lên búi trĩ hậu môn 20 phút.
- Xông hơi: Cây xấu hổ rửa sạch, đun cùng nước và muối ăn trong 15 phút, đổ nước xông vào chậu. Chờ nguội bớt thì tiến hành xông hơi trực tiếp hậu môn khoảng 20 phút.
Kiên trì uống thuốc đều đặn, đắp thuốc và xông hơi từ 2 – 3 lần/tuần sẽ khiến búi trĩ teo nhỏ, co lại, không đau, đại tiện dễ dàng hơn.
Chữa bụng căng chướng, khó chịu, tiêu hoá kém
Bài thuốc như sau:
- 16g mỗi loại xấu hổ, mạch nha, bạch thược và 12g thần khúc.
- Các vị thuốc rửa sạch, sắc 2 lần nước, mỗi lần chỉ lấy đúng 1 bát thuốc và uống vào bữa trưa và tối sau khi ăn, dùng trong 5 ngày thì đỡ.
Cây gai mắc cỡ trị được bệnh gì – Zona thần kinh
Để chữa bệnh zona thần kinh, người xưa có một mẹo rất đơn giản nhưng lại có hiệu quả chỉ trong vài ngày.
Mẹo chữa zona bằng cây xấu hổ rất dễ, có thể làm ngay tại nhà.
- Chỉ dùng lá cây trinh nữ, ngâm nước muối loãng sau đó rửa lại sạch bằng nước, để cho ráo nước.
- Dùng chày giã nát cây thuốc, sau đó đắp cả bã và nước lên vùng da bị zona, lưu lại trên da cho đến khi khô.
Lưu ý, phải vệ sinh da sạch sẽ trước khi đắp lá thuốc và phải kiên trì mỗi ngày đắp 2 – 3 lần thì mới có hiệu quả như ý.
Có thể dùng toàn bộ cây xấu hổ trị bệnh gì?
Toàn bộ cây thuốc bao gồm cả rễ, thân cành và lá đều có dược tính có thể chữa bệnh rất tốt. Bên cạnh những bài thuốc sử dụng riêng hai phần rễ và thân cành thì trong Đông y cũng có những bài thuốc dùng toàn bộ cây chữa bệnh rất hay.
Tác dụng trong điều hoà huyết áp
Người bệnh cao huyết áp uống thuốc từ cây mắc cỡ kết hợp với các loại dược liệu khác. Bạn có thể lựa chọn một trong số những bài thuốc dưới đây.
- Bài 1: Mỗi loại xấu hổ, hoa đại, trắc bách diệp, lá vông nem, câu đằng, thân lá bạch hạc, đỗ trọng, hạt thảo quyết minh sao vàng lấy 8g, thêm 6g hà thủ ô đỏ, 6g tang ký sinh và 4g địa long.
- Bài 2: Gồm có 8g mỗi loại hà thủ ô, tang ký sinh, 6g mỗi loại trinh nữ, trắc bá diệp, câu đằng, đỗ trọng, bông sứ cùi, hạt muồng ngủ, lá vông nem và 4g địa lang.
Các vị thuốc trên sắc theo thang uống trong ngày hoặc tán thành bột mịn, luyện với hồ để làm viên, mỗi ngày uống 20 – 30g (khoảng 8 – 10 viên).
Bài thuốc chữa viêm phế quản mạn tính
Thêm một bài thuốc khác để chữa viêm phế quản mạn tính từ cây thuốc hàm tu thảo khi kết hợp với lá cẩm rất tốt được ông cha ta sử dụng lâu đời.
Cách sử dụng như sau:
- Mỗi thang thuốc chuẩn bị 30g xấu hổ (lấy toàn bộ cây) kết hợp 16g rễ cây lá cẩm.
- 2 vị thuốc rửa sạch, sắc nước thuốc với lửa vừa. Nước thuốc thu được chia thành 2 phần bằng nhau và uống hết trong ngày.
Kiên trì sử dụng trong nhiều ngày sẽ thấy giảm ho, hết đau rát ở cổ họng hiệu quả.
Công dụng làm mát gan, bổ gan
Người bị nóng gan thường phát ra bên ngoài với các triệu chứng nóng trong người, ngứa ngáy, nổi mụn nhọt,…
Nước thuốc từ cây trinh nữ có tác dụng làm mát gan đồng thời tăng cường chức năng gan, giúp gan khỏe mạnh.
- Thu hoạch cây xấu hổ (toàn bộ cây), về rửa sạch nhiều lần cho hết đất cát rồi đem phơi cho đến khi khô hoàn toàn.
- Mỗi ngày lấy ra 40g dược liệu, đem sắc thành nước và uống hết ngay trong ngày.
Uống nước thuốc mát gan liên tục trong khoảng 7 – 10 ngày sẽ có hiệu quả tốt như mong muốn.
Giải đáp cây xấu hổ có độc không, sử dụng có an toàn không?
Như chúng tôi đã cung cấp thông tin, trong Đông y, vị thuốc hàm tu thảo có độc tính nhẹ. Còn theo nghiên cứu khoa học, trong thành phần của cây mắc cỡ có chứa thành phần Alkaloid Mimosin có thể gây độc cho cơ thể khi sử dụng không đúng cách.
Những lưu ý khi sử dụng cây trinh nữ để hiệu quả và an toàn cho cơ thể bạn cần nhớ:
- Đối tượng tuyệt đối không nên dùng: Người đang có cơ thể suy nhược, người có thể hàn lạnh, phụ nữ đang có thai.
- Cách sử dụng đúng cách: Dùng đúng bài thuốc về cả liều lượng và thời gian sử dụng, tuyệt đối không lạm dụng, sử dụng quá liều và trong thời gian quá lâu sẽ gây độc, dẫn đến tác dụng phụ, gây hại cho cơ thể.
- Tác dụng phụ có thể gặp: Độc tố trong cây thuốc dùng sai cách có thể gây phản ứng ở đường ruột, gây mẩn ngứa, phát ban, buồn nôn và nôn, khó chịu trong người,…
- Lưu ý khi điều chế thuốc: Nếu dùng dược liệu tươi phải rửa sạch, ngâm bằng nước muối loãng để sạch đất cát, hoá chất, chất độc có thể có. Nếu đắp lên da cần tránh vùng da có dấu hiệu nhiễm trùng. Khi dùng dược liệu khô phải chú ý dược liệu khô hoàn toàn, không ẩm mốc, không mối mọt, nếu không có thể sinh độc.
- Hiệu quả của các bài thuốc còn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người, cần kết hợp với chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt khoa học. Nếu đang dùng thuốc Tây chữa bệnh cần hỏi ý kiến của bác sĩ, bởi rất có thể xảy ra tương tác với thành phần của thuốc với thành phần của xấu hổ, gây độc hại.
Giá cây xấu hổ khô hiện nay là bao nhiêu và mua ở đâu?
Nếu như trước đây, cây xấu hổ là loại cây mọc hoang mà đi đến đâu cũng có thể bắt gặp rất dễ dàng. Thì hiện nay, quá trình đô thị hóa khiến không chỉ loại cây này mà nhiều loại thực vật hoang dại khác không còn nhiều nữa. Mặt khác, cũng không có nhiều nơi nuôi trồng theo quy mô lớn mà chỉ thu hoạch cây mọc hoang tự phát để làm thuốc.
Hiện nay, để mua dược liệu này, bạn có thể đến cửa hàng thuốc Đông y hoặc các đại lý chuyên phân phối dược liệu. Giá thành tương đối rẻ, dao động trong khoảng 150.000 – 200.000 VNĐ/kg, nhiều nơi bán riêng rễ khô của cây thuốc với giá trên dưới 350.000 VNĐ.
Tuy nhiên, chúng tôi cảnh báo trước khi mua cần phải tìm hiểu kỹ, chỉ mua ở đại lý uy tín và có thương hiệu. Bởi cây thuốc được bào chế khô rất dễ trà trộn với những loại cây cỏ khác không có tác dụng chữa bệnh. Hoặc nhiều nơi phơi sấy khô không đạt chuẩn, dẫn đến dược liệu nhanh bị ẩm, lên mốc trắng, không sử dụng được.
Nhiều người hỏi mua cây xấu hổ ở Hà Nội và những tỉnh thành khác ở đâu thì tốt và chất lượng nhất?
Trung tâm nghiên cứu và nuôi trồng dược liệu Vietfarm là một thương hiệu uy tín bậc nhất trong lĩnh vực phân phối dược liệu trên toàn quốc.
Ưu thế vượt trội của Vietfarm so với các thương hiệu khác chính là tất cả dược liệu đều được nghiên cứu và nuôi trồng ngay chính tại vùng dược liệu khép kín đạt chuẩn về khí hậu, thổ nhưỡng, điều kiện sinh sống có chứng nhận GACP – WHO.
Cây xấu hổ được nuôi trồng trong vùng dược liệu sạch, đảm bảo không có hoá chất, không phun thuốc bảo vệ thực vật, cây phát triển như trong môi trường sống tự nhiên của nó nhưng “sạch” hơn.
Đến vụ mùa thu hoạch, các chuyên gia sẽ lựa chọn những cây thuốc chất lượng nhất, đưa vào quy trình bào chế dược liệu khép kín với công nghệ sấy khô hiện đại.
Thành phẩm được đóng gói trong túi 1kg và 0.5kg sang trọng, tiện lợi, không có chất bảo quản, đảm bảo không ẩm mốc hay sâu bọ. Tại Vietfarm, giá thành của dược liệu xấu hổ khô được niêm yết với mức giá 85.000 VNĐ/0.5kg, rất cạnh tranh với giá cả trên thị trường hiện nay.
Khách hàng khi có nhu cầu mua và sử dụng cây thuốc xấu hổ hãy đặt hàng qua website của Vietfarm, hoặc đến trực tiếp 3 đại lý để mua hàng.
Cây xấu hổ tưởng chừng như chỉ là một khóm cây dại mọc hoang nhưng lại có thể chữa được nhiều bệnh hiệu quả khó ngờ với chi phí rất rẻ so với các phương pháp điều trị khác. Trên đây là tổng hợp đầy đủ nhất những thông tin và các cách sử dụng cây thuốc trong các bài thuốc chữa bệnh hiệu quả nhất, bạn đọc có thể an tâm sử dụng.