Thục địa
Thục địa là thảo dược có nguồn gốc từ Trung Quốc. Trong Đông y, dược liệu này có tính hơi ôn, vị ngọt và xuất hiện trong nhiều bài thuốc y học cổ truyền với tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, vô sinh ở nữ giới, di tinh, tiểu ra máu… Tìm hiểu về vị thuốc thục địa để có biết cách sử dụng dược liệu đạt được hiệu quả tốt nhất.
Tìm hiểu thục địa là gì? Những thông tin về dược liệu
Thuốc thục địa thực chất là phần củ của cây địa hoàng – dược liệu khá quen thuộc với nhiều người bệnh thường xuyên sử dụng các bài thuốc của y học cổ truyền. Dưới đây là một số thông tin cơ bản của cây địa hoàng nói chung và củ thục địa nói riêng.
- Tên dược liệu: Thục địa
- Tên gọi khác: Sinh địa, nguyên sinh địa, địa hoàng, sinh địa hoàng, thục địa hoàng…
- Tên gọi theo khoa học: Rehmannia Glutinosa (Gaertn) Libosch.ex Steud
- Thuộc họ: Orobanchaceae (Cỏ chổi)
Đặc điểm thực vật của dược liệu
Thục địa là cây gì và có đặc điểm như thế nào? Thục địa dược liệu thuộc thực vật thân thảo và mang những đặc điểm nổi bật như sau:
- Cây thuốc khi trưởng thành cao khoảng 30 – 40cm, được phủ trên một lớp lông tơ mềm, dài và có màu tro xám trắng.
- Thảo dược thuộc loại rễ củ, đâm chồi ở củ hom chỉ sau khoảng 10 ngày. Các rễ tơ mọc rất nhiều phía trên mầm của củ hom. Phần rễ nửa chừng dài hơn và có thể hình thành nên củ. Tuy nhiên nếu gặp thời tiết bất lợi sẽ không thể hóa thành củ. Rễ củ có đường kính từ 0.5 – 3cm, xuất hiện ở mầm và thường có sau 45 ngày.
- Lá mọc thành vòng tròn ở quanh gốc và xòe rộng ở dưới mặt đất. Chúng rất ít khi mọc lên trên thân cây. Lá dài khoảng 3 – 15cm, rộng khoảng 1.5 – 6cm. Phiến lá có đặc điểm hình trứng ngược, thuôn dài và nhọn ở phía đầu. Mép lá có răng cửa, được phủ một lớp lông. Phiến lá có gân nổi rõ ở phía dưới và chia phiến thành nhiều múi nhỏ khá đặc trưng.
- Hoa thường nở vào tháng 4 đến tháng 6, hoa mọc thành chùm, có màu tím đỏ viền ngoài, dài khoảng 3cm. Hoa hình ống, có 5 cánh, đài và tràng hình chuông, mỗi bông có 3 nhị.
- Quả thục địa hình trứng, dài 1.3 đến 1.6cm, đường kính dài 0.6 đến 0.9cm. Bên trong quả có nhiều hạt nhỏ và cây thường cho quả vào tháng 7, tháng 8 hàng năm.
Nguồn gốc của dược liệu
Theo nhiều tài liệu, dược liệu này có nguồn gốc từ đất nước Trung Quốc. Cho tới năm 1958, cây đã du nhập vào Việt Nam, được nhân giống bằng mầm rễ. Thảo dược thích hợp sinh sống ở môi trường đất phù sa, đất cát pha và nơi có nhiệt độ 30 độ C.
Hiện nay, với công dụng tuyệt vời của dược liệu, rất nhiều người tiêu dùng tìm kiếm và sử dụng sản phẩm. Cây được trồng nhiều ở các tỉnh phía Bắc nước ta: Bắc Giang, Bắc Kạn, Thanh Hóa… Ngoài ra, cũng có rất nhiều vùng dược liệu sạch nuôi trồng giống thảo dược này để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.
Thu hái và bào chế dược liệu
Cây thường được thu hoạch vào hai vụ là vụ đông xuân (tháng 2-3) và vụ hạ (tháng 8-9). Theo kinh nghiệm, phần rễ củ có tuổi đời trên 6 tháng là lúc củ có chứa đầy đủ dưỡng chất nhất. Củ tươi, có hình trụ, dễ gãy, vỏ bên ngoài màu vàng đỏ, có những vùng bị thắt lại và chia củ thành nhiều khoang.
Về bào chế dược liệu, kinh nghiệm dân gian đã chỉ ra hai cách bào chế khác nhau từ củ dược liệu. Mỗi cách sẽ bào chế ra hai vị thuốc khác nhau là thục địa và sinh địa. Theo đó, thục địa được bào chế theo cách sau đây:
- Cách 1: Lựa chọn những củ nhỏ nấu thành nước, tẩm nước thu được vào củ rễ to. Sau đó đem phơi khô rồi tiếp tục tẩm nước. Làm liên tục các thao tác như vậy cho đủ 9 lần, cho tới khi vị thuốc chuyển màu đen nhánh thì có thể sử dụng.
- Cách 2: Nấu dược liệu với nước và rượu trắng khoảng 40 độ. Khuấy đều tay cho tới khi ngấm vào thuốc và nước cạn hẳn. Người dùng tiếp tục thêm gừng và nước dudn 2 lần, đun cho tới khi vị thuốc chuyển sang màu đen nhánh thì tắt bếp.
Sau khi bào chế dược liệu, vị thuốc thục địa phải được bảo quản trong túi bóng kín hoặc lọ có nắp, đặt tại nơi khô thoáng, tránh ẩm ướt và mối mọt.
Tác dụng của thục địa với sức khỏe người dùng
Dược liệu này được xem là vị thuốc quý trong y học cổ truyền. Vậy, thục địa tác dụng như thế nào tới sức khỏe của người dùng? Công dụng và hiệu quả của vị thuốc này được nghiên cứu rất nhiều trong y học cổ truyền và y học hiện đại.
Tác dụng trong y học cổ truyền
Thục địa có vị gì và có tác dụng như thế nào? Theo nhiều ghi chép từ tài liệu Đông y, dược liệu có vị ngọt, mùi thơm và tính hơi ôn. Theo đó, sử dụng thảo dược có công dụng bổ thận dưỡng âm, bổ huyết, nuôi can thận, tiêu khát, khó thở, chữa thận âm suy gây nóng, cường dương, lợi tiểu, cầm máu…
Tác dụng trong y học hiện đại
Một số nghiên cứu của Tây y đã chỉ ra các thành phần hóa học có trong thục địa như: Manit, Ancaloit, Phenethyl Alcohol, Iridoid, Cyclopentanol, 15 loại axit amin, Nur Carotenoid, Glycoside, D-glucosamine, cacbonhidrat, campesterol, Carotene,… Với các hoạt chất đó, sử dụng thục địa có tác dụng gì trong điều trị bệnh?
- Có khả năng ức chế hệ miễn dịch như Corticosteroid nhưng không làm teo nhỏ vỏ thượng thận.
- Giúp hạ đường huyết và ổn định đường huyết hiệu quả, nhanh chóng.
- Một số nghiên cứu được thực hiện và chỉ ra công dụng kháng viêm hiệu quả của dược liệu.
- Ngoài ra các hoạt chất có trong thục địa còn tác dụng lợi tiểu, hạ áp, kháng nấm, tăng cường sức khỏe tim mạch và bảo vệ gan.
Các bài thuốc Đông y từ dược liệu thục địa
Những bài thuốc y học cổ truyền từ dược liệu thục địa được người dùng sử dụng phổ biến. Với những công dụng tuyệt vời, vị thuốc này được ứng dụng rất nhiều và mang lại hiệu quả điều trị bệnh rất tốt.
Thục địa khô trị ôn độc phát ban, đại dịch khó cứu
Nguyên liệu chuẩn bị: 240gr thục địa, 480gr đậu xị, 960 mỡ lợn, xạ hương, hùng hoàng.
Cách thực hiện:
- Làm sạch thục địa cùng tất cả các dược liệu đã chuẩn bị rồi đun sôi khoảng 5-6 lần.
- Sau khi đun cạn thì cho thêm xạ hương và hùng hoàng vào trộn đều và sử dụng.
Người bệnh kiên trì áp dụng bài thuốc và uống thuốc cho tới khi các triệu chứng suy giảm.
Trị chảy máu cam
Nguyên liệu chuẩn bị: Dược liệu thục địa, địa cốt bì, câu kỷ tử.
Cách thực hiện:
- Làm sạch và để ráo nước các nguyên liệu trước khi đem sắc thuốc.
- Sắc cùng với nước, đun nhỏ lửa trong khoảng thời gian 15 phút thì tắt bếp.
- Hòa mật ong nguyên chất cùng với thuốc sử dụng.
Chia phần thuốc trên thành 3 lần uống và sử dụng thuốc trong ngày để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.
Trị huyết nhiệt và tiểu ra máu
Nguyên liệu chuẩn bị: 20gr hoàng cầm, 4gr a giao, 4gr trắc diệp và 8gr thảo dược.
Cách thực hiện:
- Sao vàng hoàng cầm, a giao và trắc diệp trước khi sử dụng.
- Đem tất cả các dược liệu trên đun cùng thục địa, đun khoảng 15 phút thì tắt bếp và sử dụng thuốc.
Mỗi ngày chỉ sử dụng một thang thuốc và dùng hết trong ngày. Kiên trì áp dụng bài thuốc trong nhiều ngày sẽ thấy được hiệu quả trị bệnh.
Điều trị thoái hóa cột sống
Nguyên liệu chuẩn bị: Vị thuốc thục địa, nhục thung dung, dâm dương hoắc, cốt toái bổ, kê huyết đằng.
Cách thực hiện:
- Sử dụng dược liệu khô để tán thành bột mịn cho tiện sử dụng.
- Trộn hỗn hợp thảo dược cùng mật ong tươi nguyên chất và nặn thành từng viên nhỏ.
- Bảo quản thuốc trong lọ kín và mỗi ngày sử dụng 5gr thuốc, chia thành 2 hoặc 3 lần uống trong ngày.
Trị vô sinh ở nữ
Nguyên liệu chuẩn bị: Hoài sơn, đơn bì, bạch linh, sơn thù, trạch tả.
Cách thực hiện:
- Nấu thục địa thành cao rồi trộn đều cùng với mật ong nguyên chất.
- Hoài sơn, đơn bì, bạch linh và sơn thù đem tán thành bột mịn rồi trộn vào cùng hỗn hợp thục địa, mật ong. Sau đó vo thành từng viên thuốc nhỏ để uống.
Mỗi ngày sử dụng thuốc 2 lần, mỗi lần dùng khoảng 5-10gr thuốc.
Trị dương minh ôn bệnh
Nguyên liệu chuẩn bị: Nguyên sâm, mạch môn, thục địa.
Cách thực hiện:
- Làm sạch thục địa, nguyên sâm và mạch môn rồi đem sắc cùng 8 chén nước.
- Đun nhỏ lửa cho tới khi chỉ còn 3 chén thì tắt bếp và sử dụng thuốc.
Ngoài ra, người bệnh có thể áp dụng bài thuốc thục địa nấu nước sâm, thục địa nấu trà bí đao hoặc thục địa ngâm rượu giúp giải nhiệt và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Những lưu ý khi áp dụng những bài thuốc từ dược liệu
Trong quá trình áp dụng các bài thuốc từ dược liệu, người bệnh cần lưu ý những vấn đề cơ bản sau đây để việc trị bệnh đạt được hiệu quả tốt nhất:
- Dược liệu có đặc điểm thực vật khá giống dương địa hoàng tía và dương địa hoàng lông. Người dùng cần phân biệt các loại dược liệu để tránh nhầm lẫn khi thu hoạch.
- Người bệnh không kết hợp thảo dược với vị thuốc phục tử, điều này sẽ gây ra phản ứng phụ với cơ thể.
- Đối tượng tỳ hư, bị chướng bụng, đi ngoài phân lỏng không nên sử dụng dược liệu.
- Trong quá trình sử dụng cần để ý tới những tác dụng phụ. Trong trường hợp bệnh nhân có phản ứng với thành phần của thuốc, người bệnh phải ngừng sử dụng.
- Sử dụng đúng và đủ liều lượng thuốc theo chỉ định, tránh quá lạm dụng thuốc, có thể ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.
Thục địa khô mua ở đâu và thục địa giá bao nhiêu?
Mua thục địa ở đâu và thục địa bao nhiêu tiền 1kg là thắc mắc của nhiều người bệnh khi tìm hiểu về dược liệu này. Đây là dược liệu có nguồn gốc từ Trung Quốc và hiện tại chưa có nhiều vùng trên nước ta có thể nuôi trồng thảo dược này. Bởi vậy, tìm kiếm một địa chỉ mua dược liệu sạch, uy tín và chất lượng thì không hề dễ dàng.
Với câu hỏi thục địa bán ở đâu thì người dùng có thể tham khảo sản phẩm tại Trung tâm Nghiên cứu và Nuôi trồng dược liệu Vietfarm. Dược liệu thục địa tại Vietfarm được lấy giống trực tiếp từ Trung Quốc – là giống cây có dược tính cao nhất và nuôi trồng tại vùng dược liệu sạch. Quy trình nuôi trồng và chăm sóc thục địa đảm bảo quy chuẩn GACP – WHO.
Sau khi cây đạt đủ độ thu hái, thảo dược được đem bào chế, bảo quản và đóng gói trong môi trường khép kín với máy móc hiện đại. Với những yếu tố trên, sản phẩm khi tới tay người dùng được đảm bảo chất lượng tốt nhất.
Hiện nay, thục địa tại Vietfarm được bán với giá trên thị trường là 130.000 VNĐ/ 0.5kg. Với những hóa đơn từ 3kg trở lên, quý khách hàng sẽ được trung tâm miễn phí vận chuyển trên toàn quốc.
Với những công dụng của dược liệu, không có gì ngạc nhiên khi thục địa được ứng dụng trong nhiều bài thuốc và được người bệnh tin tưởng sử dụng. Trong quá trình trị bệnh, người dùng cần phải ghi nhớ về cách dùng và những lưu ý để việc chữa bệnh có được kết quả tốt nhất.