Râu Mèo
Cây râu mèo là một trong những dược liệu quý được sử dụng phổ biến trong Đông y với nhiều tên gọi như mao trao thảo, bông hạc,… Với những tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, trừ thấp,… thảo dược này được ứng dụng để điều trị các chứng bệnh như viêm gan, thận, đau khớp, tiểu buốt, tiểu rắt,… Để tìm hiểu cụ thể hơn về vị thuốc râu mèo để làm gì cũng như các tác dụng, cách dùng, giá bán hay lưu ý, hãy cùng tham khảo bài viết ngay sau đây.
Cây râu mèo là cây gì và những thông tin tổng quan
Râu mèo là loài thực vật mọc hoang, phân bố rải rác ở nhiều khu vực nước ta với những thông tin tổng quan như sau:
- Tên gọi khác trong dân gian: Mao trao thảo, cây bông bạc.
- Tên khoa học: Orthosiphon spiralis
- Thuộc họ: Hoa môi (Lamiaceae)
Đặc điểm thực vật
Cây râu mèo là loài thực vật thân thảo nhiệt đới và rất dễ phân biệt với các loài cây khác dựa vào những đặc điểm nổi bật dưới đây:
- Là loài thân thảo lâu năm, râu mèo có chiều cao trung bình khoảng 50 – 100cm, thân cây có các cạnh chạy dọc và ít phân nhánh. Khi còn non, thân cây có màu xanh, phủ lông nhỏ bề mặt nhưng về già sẽ chuyển dần sang màu nâu tím.
- Lá râu mèo mọc đơn, so le nhau tạo thành hình chữ thập, cuống lá ngắn. Mỗi phiến lá có hình thoi dài chừng 4 – 8cm, rộng khoảng 2 – 4cm, đặc biệt chỉ 2/3 phía trên mép lá có răng cưa nhỏ, xẻ đều.
- Hoa mọc theo vòng tạo thành từng chùm dài phía trên ngọn cây, mỗi chùm sẽ có từ 6 – 10 vòng, mỗi vòng có 6 bông hoa. Hoa râu mèo có màu trắng, phần nhị dài gấp 2 – 3 lần của cánh hoa, vươn ra bên ngoài.
- Quả thuộc dạng quả bế, nhỏ và nhẵn. Cây thường ra hoa và đậu quả vào khoảng tháng 4 – 8 hàng năm.
Cây râu mèo mọc ở đâu – Khu vực phân bố chủ yếu
Cây râu mèo là loài thực vật mọc hoang dại trong tự nhiên, xuất hiện phổ biến ở các nước Nam, Đông Nam Á như Indonesia, Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia, Việt Nam,….
Tại nước ta, loài cây này phân bố rải rác ở các khu vực miền núi hoặc trung du, tập trung nhiều ở các tỉnh Cao Bằng, Ba Vì, Thanh Hóa, Lâm Đồng, Ninh Thuận,…
Ngoài ra, râu mèo cũng được trồng tại một số vùng thảo dược trên cả nước để khai thác dược liệu.
Cây râu mèo dùng để làm gì? Thu hái và sơ chế
Bộ phận cây râu mèo được sử dụng làm dược liệu gồm phần thân, lá, cành bởi chúng chứa nhiều dược chất tốt cho sức khỏe. Thông thường, cây sẽ được thu hái vào tháng 9 hàng năm khi cây ra hoa. Ở giai đoạn này, râu mèo phát triển tốt nhất mà cũng không bị quá già hay quá non.
Sau khi cắt toàn bộ phần thân cây về cần rửa sạch với nước, cắt thành những khúc nhỏ rồi rải đều phơi trực tiếp dưới nắng. Bên cạnh đó, người dùng có thể thay thế bằng phương pháp sấy khô.
Dược liệu thu được sau quá trình bào chế cần bảo quản trong các túi nilon hay các lọ kín, để nơi khô ráo, thoáng mát tránh nơi ẩm ướt, mối mọt.
Sử dụng cây râu mèo có tác dụng gì đối với sức khỏe?
Cây râu mèo từ lâu đã được ứng dụng nhiều trong việc điều trị bệnh. Với xu hướng dùng thuốc nam trị bệnh ngày càng phổ biến, tác dụng của thảo dược này là gì đã trở thành thắc mắc được nhiều bạn đọc quan tâm.
Theo y học cổ truyền
Trong Đông y, râu mèo là một trong những vị thuốc được sử dụng phổ biến bởi các nhà lương y đã thấy được tác dụng tốt của thảo dược này. Theo đó, vị thuốc râu mèo được nhận định là có vị ngọt, hơi đắng, tính mát và quy vào kinh Thận, Bàng Quang.
Đồng thời, trong nhiều tài liệu cũng ghi chép dược liệu này có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, trừ thấp lợi tiểu. Bởi vậy, chúng được dùng để điều trị các chứng bệnh về tiêu hóa, tiểu tiện, đau nhức xương khớp,…
Theo y học hiện đại
Một số nghiên cứu thực nghiệm đã được tiến hành và tìm được rất nhiều thành phần hợp chất tốt cho sức khỏe trong râu mèo. Điển hình trong số đó phải kể đến các chất Flavonoid, Kaempferol 3-O-B-Glucoside, Quercetin 3-O-B-Glucoside, Esculetin, các chất Diterpenoid, Saponosid, Betaine, Choline,….
Những hợp chất này mang đến nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, điều trị hiệu quả nhiều chứng bệnh thường gặp.
- Lá cây có công dụng lợi tiểu mạnh, tăng cường chức năng thận, đẩy mạnh quá trình đào thải, bài tiết của cơ thể.
- Hỗ trợ điều trị nhiễm trùng thận, sỏi thận, thân yếu do viêm thận mãn tính.
- Điều trị viêm bàng quang, viêm niệu đạo và hỗ trợ chữa bệnh gút (Gout)
- Được sử dụng để bào chế nhiều loại thuốc chữa bệnh viêm thận, sỏi sỏi mật và tiểu đường.
- Ngăn ngừa nguy cơ mắc sỏi thận và các tế bào u ác tính.
Các bài thuốc từ cây râu mèo hiệu quả
Để phát huy tối đa những tác dụng tuyệt vời từ cây râu mèo cần kết hợp dược liệu cùng với các dược liệu khác theo công thức nhất định. Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn đọc những bài thuốc hiệu quả nhất và được sử dụng phổ biến nhất.
Bài thuốc cây râu mèo trị sỏi thận nhỏ
Đối với những bệnh nhân bị sỏi tiết niệu nhỏ có thể sử dụng bài thuốc dưới đây:
Bài thuốc 1
- Chuẩn bị: 6 – 10gr cây râu mèo khô.
- Rửa sạch dược liệu rồi hãm với khoảng 500ml nước sôi tương tự như hãm trà. Chia thành 2 lần uống trong ngày vào trước mỗi bữa ăn từ 15 – 20 phút.
Nên sử dụng khi nước thuốc còn ấm và uống theo liệu trình kéo dài liên tục trong 10 ngày sau đó ngưng 4 ngày rồi tiếp tục sử dụng liệu trình 2.
Bài thuốc 2
- Chuẩn bị: 30gr râu mèo, 30gr thài lài, 30gr cây chó đẻ răng cưa.
- Đem tất cả dược liệu rửa sạch với nước rồi sắc cùng 800ml nước đến khi cô cạn còn 250ml thì dừng.
Nước thuốc thu được uống trước bữa ăn khi còn ấm nóng, sử dụng kéo dài trong khoảng 5 – 10 ngày.
Bài thuốc trị tiểu buốt, tiểu rắt
- Chuẩn bị: 40gr râu mèo tươi cùng với 30gr thài lài trắng, 6gr hoạt thạch
- Rửa sạch các dược liệu, để ráo nước rồi sắc cùng với 750ml nước, thêm 6gr hoạt thạch vào sắc cùng.
Mỗi ngày sử dụng một thang, uống liên tục trong vòng 5 ngày nếu thấy các biểu hiện không còn thì ngừng thuốc.
Bài thuốc trị bệnh tiểu đường
- Chuẩn bị: Râu mèo tươi, khổ qua mỗi vị 50gr cùng với 6gr cây xấu hổ.
- Sắc tất cả các dược liệu cùng với 800ml nước, đun dưới ngọn lửa nhỏ đến khi cô cạn còn chừng 250ml thì dừng, chắt lấy phần nước thuốc uống.
Kiên trì sử dụng bài thuốc mỗi ngày 1 lần, sau một tháng cần phải đi tái khám lượng đường huyết trong máu để có liệu trình điều trị hiệu quả.
Bài thuốc râu mèo kim tiền thảo trị viêm đường tiết niệu
- Chuẩn bị: Cây râu mèo, đông quỳ tử, xuyên phá thạch, hoạt thạch mỗi vị 15gr, kim tiền thảo 25gr và 12gr ngưu tất.
- Sắc dược liệu lấy nước thuốc uống hàng ngày sẽ thấy được những dấu hiệu bệnh chuyển biến tích cực.
Bài thuốc tiểu ra sỏi, ra máu
- Chuẩn bị: 40gr cây râu mèo cùng với 30gr thài lài trắng, 6gr hoạt thạch.
- Sắc tất cả các dược liệu trên cùng với 600ml nước, đun đến khi còn 300ml thì cho thêm 6gr hoạt thạch vào nấu cùng.
Phần nước thuốc thu được chia thành 3 lần uống trong ngày, mỗi ngày dùng 1 thang liên tục trong 5 – 7 ngày.
Bài thuốc trị viêm thận phù thũng
- Chuẩn bị: Râu mèo, mã đề, bạch hoa xà thiệt thảo mỗi vị 30gr.
- Sắc các dược liệu trên với khoảng 1 lít nước đến khi cô cạn còn phân nửa thì chắt lấy nước uống trong ngày. Nên sử dụng khi nước thuốc còn nóng ấm.
Bài thuốc trị viêm đường tiểu
- Chuẩn bị: Râu mèo, chó đẻ, thài lài mỗi vị 30gr.
- Rửa sạch dược liệu rồi sắc với 800ml nước, đun nhỏ lửa trong 15 phút thì dừng.
Mỗi ngày uống 1 thang, kiên trì liên tục trong khoảng 1 tuần.
Bài thuốc điều trị viêm thận dương suy
- Chuẩn bị: Râu mèo, cỏ xước mỗi vị 16gr, tô mộc, rễ tranh, rễ cây ruột gà mỗi vị 12gr cùng với 20gr mã đề.
- Sắc các dược liệu với 500ml nước trên nhỏ lửa đến khi còn 200ml. Phần nước thuốc thu được chia thành 2 lần uống trước mỗi bữa ăn, mỗi ngày chỉ dùng 1 thang.
Bài thuốc điều trị táo bón kéo dài
- Chuẩn bị: Râu mèo, cỏ lưỡi rắn, cây chó đẻ, cỏ mực mỗi vị 30gr cùng với 20gr atiso.
- Rửa sạch các dược liệu rồi cho vào ấm sắc kỹ cùng với 1 lít nước, đun dưới ngọn lửa nhỏ đến khi còn 600ml thì tắt bếp.
Sử dụng mỗi ngày 1 thang liên tục trong 3 tuần, nếu triệu chứng chưa chấm dứt thì nghỉ một tuần sau đó tiếp tục dùng thêm 1 tháng.
Những lưu ý khi sử dụng cây râu mèo trị bệnh
Cây râu mèo là thảo dược không chứa độc tố khi sử dụng với liều lượng khuyến cáo. Tuy nhiên, dược liệu này cũng để lại tác dụng phụ không mong muốn nếu dùng sai cách, quá liều lượng. Vì thế, người dùng cần lưu ý những điểm sau đây:
- Tuyệt đối không lạm dụng dược liệu, sử dụng quá liều lượng cho phép.
- Phụ nữ mang thai cần thận trọng khi dùng đặc biệt trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
- Các thông tin về bài thuốc chỉ mang tính chất tham khảo, trước khi sử dụng người dùng cần hỏi ý kiến bác sĩ, người có chuyên môn tư vấn.
- Thường xuyên kiểm tra định kỳ sức khỏe để có được liệu trình điều trị phù hợp nhất.
Cây râu mèo mua ở đâu uy tín, chất lượng?
Hiện nay, nguồn dược liệu râu mèo trên thị trường nước ta chủ yếu khai thác từ tự nhiên, nhập từ nước ngoài và trồng tại các khu dược liệu. Những sản phẩm này được bày bán tại các khu chợ, cửa hàng dược liệu, hiệu thuốc Đông y,… với mức giá dao động khoảng 250.000 – 350.000 VNĐ/kg. Tuy vậy, người dùng cần tìm hiểu cây râu mèo bán ở đâu uy tín với chất lượng tốt, giá thành phù hợp.
Để tìm kiếm cơ sở phù hợp đáp ứng các tiêu chí này, hãy đến với Trung tâm Nghiên cứu và Nuôi trồng dược liệu Vietfarm – đơn vị đi đầu trong lĩnh vực nuôi trồng dược liệu. Vườn dược liệu Vietfarm hiện nay đã và đang trồng nhiều loại thảo dược quý trong đó có cây râu mèo với quy mô lớn thuộc huyện Tam Đảo (Vĩnh Phúc).
Tất cả các dược liệu đều được nuôi trồng theo quy trình khép kín, đạt chuẩn GACP – WHO từ khâu chọn giống đến thu hoạch. Sau đó, dược liệu sẽ được sấy khô bằng công nghệ sấy lạnh, không làm biến đổi các dược chất quý. Đồng thời quy cách đóng gói đúng chuẩn vô cùng đảm bảo, giúp dược liệu sử dụng được trong thời gian lâu nhất mà không cần đến chất bảo quản.
Đặc biệt, giá thành tại Vietfarm cũng vô cùng hợp lý, chỉ với 135.000 VNĐ là khách hàng đã sở hữu được 0.5kg dược liệu chất lượng nhất. Ngoài ra, Vietfarm còn dành ưu đãi miễn phí vận chuyển trên toàn quốc cho những đơn hàng mua lớn hơn 3kg.
Trên đây là những thông tin chi nhất nhất về râu mèo dược liệu được ghi nhận trong nhiều cuốn sách thảo dược nổi tiếng. Hy vọng đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích để bảo vệ sức khỏe tốt nhất.