Lá dứa
Nhắc đến cây lá dứa (cây cơm nếp, lá nếp, lá thơm, dứa thơm), người ta nghĩ ngay đến một loại cây dùng để làm hương liệu có mùi thơm đặc trưng trong ẩm thực. Thế nhưng, ngoài dùng để nấu ăn, cây này còn gây bất ngờ khi được sử dụng để chữa nhiều loại bệnh khác nhau như xương khớp, đường huyết, huyết áp, thần kinh, giải cảm,… Vậy cây lá dứa là lá gì, có công dụng gì, cách dùng và mua ở đâu?
Lá dứa là lá gì?
Trước tiên, một thông tin thú vị bạn nên biết là, mỗi một vùng miền khác nhau có tên gọi khác nhau cho loại cây này. Nhiều người thắc mắc rằng lá nếp là lá gì, có phải là dứa hay không?
Thực tế thì đây là tên gọi chỉ chung cho một loại cây. Trong khi người miền Nam gọi là cây lá dứa, thì người miền Bắc lại gọi là cây lá nếp, lá thơm, thậm chí nhiều nơi còn gọi pha trộn là lá dứa thơm.
Các thông tin chung về cây thuốc:
- Các tên gọi khác: Cây dứa thơm, cây lá nếp, cây lá dứa nếp, cây lá nếp thơm, cây lá thơm, cây lá cơm nếp.
- Tên danh pháp khoa học: Pandanus Amaryllifolius.
- Thuộc họ cây: Dứa dại – Pandanaceae.
Tên gọi này thường gây nhầm lẫn với một loại trái cây là quả dứa (miền Bắc) và quả thơm, quả khóm (miền Nam). Cây lá dứa, lá thơm ở đây là một loại cây thân thảo có mùi thơm dịu như cơm nếp, không phải lá của cây dứa (thơm) – là một loại thực vật cho quả giả có lá cứng, nhiều gai và không ăn được.
Bên cạnh đó cũng cần phân biệt cây này với cây dứa dại.
Thông tin về dược liệu lá dứa
Trong dân gian, cây lá dứa nhiều nơi gọi là lá nếp hay nếp thơm, lá cơm nếp bởi mùi thơm rất đặc trưng của loại cây này. Ngay cả khi sinh sống trong môi trường tự nhiên thì cây đã có một mùi thơm rất dịu nhẹ, khi dùng trong các món ăn thì sẽ có mùi thơm lừng như cốm, gạo nếp mới, thanh mát.
Chính vì thế, đây là một loại hương liệu được sử dụng phổ biến trong ẩm thực Đông Nam Á trong đó có Việt Nam.
Ngoài mùi thơm thì những thông tin về đặc điểm thực vật dưới đây sẽ giúp bạn nhận biết được loại cây này.
Lá nếp là gì? Đặc điểm thực vật lá nếp
Lá nếp hay lá dứa là thực vật thân thảo, sinh sống chủ yếu ở khu vực có khí hậu nhiệt đới và có các đặc điểm thực vật sau:
- Mọc thành bụi, thường cao khoảng 40 – 50cm, có thể cao đến 1m, chỉ có rễ và thân.
- Thân cây cũng chính là lá cây, rộng khoảng 2 – 4cm, chia thành nhiều nhánh nhỏ mọc thẳng đứng lên giống lưỡi mác. Lá cây mọc tụ lại theo một đường gân ở dọc chính giữa lá.
- Lá có hình mác, mỏng và dài hẹp, không có gai, dài khoảng 40 – 50cm, mép lá không có răng cưa. Mặt trên có màu xanh lục thẫm và nhẵn bóng, mặt dưới màu nhạt hơn, có gân lá, đôi khi được phủ một lớp lông mỏng mịn.
- Cây có mùi thơm dịu, thanh mát như mùi cốm nếp, cơm nếp mới, lá càng khô thì càng thơm hơn.
- Cây dứa thơm không có hoa cũng không có quả.
Cây cơm nếp sinh sống ở khu vực nào?
Cây cơm nếp là một loại cây thân thảo, có thể mọc hoang hoặc được nuôi trồng tương đối dễ. Loại cây này thường phát triển tốt ở vùng đất có độ ẩm cao, dưới bóng râm mát ở nơi có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm.
Lá nếp được tìm thấy ở nhiều nơi tại các quốc gia Đông Nam Á như Thái Lan, Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Philippines. Riêng với điều kiện thời tiết và khí hậu thích hợp như ở Việt Nam thì cây có thể phân bổ ở cả 3 miền đất nước.
Tuy nhiên, hiện nay, cây dứa thơm không còn mọc hoang nhiều nữa mà chủ yếu được trồng trọt để phục vụ cho chế biến bánh kẹo, làm hương liệu nấu ăn, pha trà lá sâm dứa và đặc biệt để làm dược liệu chữa bệnh.
Bộ phận sử dụng, cách chế biến, bảo quản dược liệu
Lá thơm phát triển tốt quanh năm nên người dân có thể thu hoạch thân lá của cây để sử dụng quanh năm.
Để làm dược liệu, người ta chọn những lá cây đã già, dài và dày, màu xanh sẫm hơn để thu hoạch. Bạn có thể sử dụng lá nếp tươi hoặc lá đã phơi sấy khô đều được.
- Lá nếp thu hoạch được, rửa sạch nhiều lần cho hết bụi đất bám vào bẹ lá và sử dụng.
- Để làm dược liệu khô, người ta để lá ráo nước, sau đó phơi ở nơi thoáng mát, ánh nắng không trực tiếp chiếu vào, để khô dần sao cho vẫn còn màu xanh lục của lá.
Dược liệu cần bảo quản ở nơi khô ráo và thoáng mát, không bị ánh nắng mặt trời tác động, tránh xa nguồn nước tránh mối mọt, ẩm mốc, sâu bọ tấn công.
Lá dứa có tác dụng gì với sức khỏe con người?
Bên cạnh sử dụng để tạo mùi thơm cho các món ăn ngọt, món tráng miệng, vò xôi,… thì cây cơm nếp còn có nhiều công dụng chữa bệnh bất ngờ.
Cả Đông Y và Y học hiện đại đều có những nghiên cứu, ghi chép về loại thảo dược này cũng như công dụng của dứa thơm cho sức khỏe con người.
Tác dụng của lá dứa theo Đông Y
Theo các ghi chép Đông Y thì cây lá dứa có mùi thơm rất đặc trưng, không độc.
Dược liệu được sử dụng để điều trị các chứng ho, cảm sốt, chữa các bệnh xương khớp (đau nhức, mỏi, sưng viêm, gout), chữa viêm phế quản, ổn định đường huyết.
Đặc biệt loại cây này an toàn cho người bị tiểu đường khi sử dụng lâu dài mà không gây hại đến nội tạng.
Công dụng của lá dứa thơm theo Y học hiện đại
Các nghiên cứu cho thấy, trong cây lá thơm có chứa hương xạ mùi đặc trưng mà tất cả loại cây thuộc họ Dứa dại không có. Mùi thơm này được tạo ra do sự oxy hoá một loại enzyme không bền có trong cây.
Ngoài ra, trong thành phần của cây có chứa thành phần chính là nước, chất xơ, Alkaloid, Glycosides, 2-axetyl-1-pyrrolin và 3-metyl-2(5H)-furanon. Nhờ đó, loại cây thảo dược dễ tìm này có công dụng:
- Giảm đau nhức xương khớp, tê mỏi tay chân, sưng khớp, nóng khớp khi bị viêm khớp, viêm thấp khớp, viêm đa khớp, gout.
- Giải cảm sốt, thanh nhiệt cơ thể, lợi tiểu, trị phong hàn.
- An thần, thư giãn, chống trầm cảm, tốt cho hệ thần kinh.
- Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, phù hợp với người tiểu đường tuýp 2.
- Tác dụng làm đẹp tóc, sạch gàu da đầu, nhuộm đen tóc, trị nắng cháy da,…
Bí quyết sử dụng cây lá dứa chữa bệnh và làm đẹp
Cây lá dứa hay cây cơm nếp có thể sử dụng lá tươi hay lá khô đều có dược tính như nhau, đặc biệt lá khô còn có mùi thơm hơn nhiều so với lá tươi. Dưới đây là cách dùng lá dứa đơn giản và hiệu quả.
Tác dụng của lá nếp với bệnh xương khớp
Bài thuốc 1 – Lá cơm nếp và dầu dừa chữa
Khi bị viêm khớp, viêm khớp dạng thấp, sưng khớp có thể sử dụng bài thuốc đơn giản từ lá dứa và dầu dừa như sau:
- Dùng 3 lá dứa rửa sạch đất, cắt thành từng khúc nhỏ.
- Đun nóng 1 bát con dầu dừa với lửa nhỏ liu riu.
- Cho lá dứa vào bát dầu dừa nóng, khuấy đều tay cho lá dứa thấm đều dầu dừa, để cho nguội bớt.
- Đắp lá dứa tẩm dầu dừa vào vùng khớp đang bị đau, sưng, chà xát nhẹ nhàng và lưu lại trên da trong khoảng 15 phút.
Kiên trì sử dụng cách làm này đều đặn mỗi ngày để giảm đau sưng nhanh chóng.
Tác dụng chữa tiểu đường hiệu quả
Theo một nghiên cứu năm 2015 trên tạp chí Pharmacognosy của Thái Lan thì chiết xuất cây lá thơm có thể làm giảm đường huyết trong máu, ổn định đường huyết và phòng chống bệnh tiểu đường hiệu quả.
Bài thuốc 2 – Hạ đường huyết, ổn định đường trong máu
Lá nếp rất an toàn, người bị tiểu đường tuýp 2 vẫn có thể sử dụng trong thời gian dài mà không lo nguy hại đến cơ quan khác.
- Lá thơm sau khi thu hoạch về, rửa sạch bụi đất để cho ráo nước rồi đem phơi khô nhưng đảm bảo lá vẫn còn màu xanh.
- Mỗi ngày dùng 10 lá thơm khô, đun cùng 2.5 lít nước cho đến khi chỉ còn lại 2 lít.
Với 2 lít nước, chia thành 3 phần, trước mỗi bữa ăn 30 phút thì uống một phần nước thuốc, dùng liên tục trong 1 tuần. Kết hợp với chế độ ăn uống và tập luyện sức khỏe để có kết quả tốt nhất.
Bài thuốc 3 – Nước lá cơm nếp phòng chống đái tháo đường
Để phòng chống bệnh đái tháo đường và ổn định đường huyết cho cơ thể, người ta thường dùng nước từ lá cây dứa để uống mỗi ngày.
- Chuẩn bị lá dứa tươi, rửa nhiều lần cho sạch và phơi nắng cho lá khô.
- Thái nhỏ lá dứa, đun cùng với nước để uống, mỗi ngày nên uống 1 lít để thay trà.
Người có nguy cơ bị đường huyết hoặc người lớn tuổi có thể uống nước lá mỗi ngày rất tốt.
Xông hơi nước lá dứa trị cảm sốt
Bài thuốc 4 – Giải cảm sốt, trị phong hàn
- Chuẩn bị 1 nắm lá dứa tươi.
- Rửa sạch, cho vào nồi đun cùng với khoảng 2 lít nước. Sau khi sôi thì đổ ra chậu, để cho nguội bớt.
- Dùng nước lá dứa để xông hơi toàn thân trong khoảng 20 phút.
Giải đáp uống nước lá dứa có tốt không?
Một trong những cách sử dụng phổ biến nhất của lá dứa hay lá cơm nếp là nấu nước lá. Khi kết hợp lá dứa thơm và búp trà xanh có vị chát tạo nên thức uống trà sâm dứa thơm ngon.
Cách lấy nước lá dứa khá đơn giản:
- Lá dứa rửa sạch, cắt thành đoạn nhỏ, sau đó chia thành 2 phần bằng nhau.
- Phần một, xay nhuyễn trong máy sinh tố với 1 ít nước lọc, sau đó dùng rây lọc, chỉ lấy phần nước cốt lá dứa.
- Phần còn lại, cho vào nồi và đun cùng nước, khi sôi cho thêm 1 ít đường phèn khuấy đều.
- Khi nước lá dứa đã nguội bớt, đổ phần nước cốt vào cùng, tiếp tục đun cho đến khi sôi và tắt bếp.
Vậy lá dứa nấu nước uống có tác dụng gì?
Bài thuốc 5 – Thanh nhiệt cơ thể, giải nhiệt, lợi tiểu
Uống nước lá dứa mỗi ngày để cơ thể được thanh lọc, kích thích lợi tiểu, tốt cho người bị nóng sốt, nóng trong, bí tiểu, giải độc tố tích tụ lâu ngày bên trong cơ thể.
Bài thuốc 6 – Nhuận tràng đặc biệt với trẻ nhỏ
Khi trẻ nhỏ gặp các bệnh về đường tiêu hoá như khó tiêu, đầy bụng, táo bón,… mẹ hãy cho con uống nước lá dứa để nhuận tràng.
Trà lá dứa – thức uống vàng cho cơ thể
Để pha trà lá dứa, bạn có thể sử dụng lá dứa tươi hoặc lá dứa khô đều được. Cách làm như sau:
- Lá dứa tươi: Rửa sạch, cắt thành khúc nhỏ và đun cùng với 3 bát nước cho đến khi chỉ còn lại khoảng 2 bát, có mùi thơm dịu nhẹ toả ra là được.
- Lá dứa khô: Đun sôi khoảng 10 – 15gr lá dứa khô cùng với 3 bát nước, khi còn 2 bát thì có thể dùng được. Tốt nhất nên đun nước lá dứa khô thay vì hãm nước sôi như các loại trà khác.
Trà lá dứa có vị hơi chát, đặc biệt có mùi thơm rất đặc trưng. Để thuận tiện hơn, người ta ưa chuộng sử dụng lá khô để pha trà hơn. Vậy trà lá dứa tươi và lá dứa khô có tác dụng gì cho cơ thể?
Bài thuốc 7 – Bồi bổ sức khỏe
Uống trà lá dứa giúp kích thích cảm giác ăn ngon miệng, mỗi ngày vào 2 buổi sáng và tối nên uống 1 ly nước để bồi bổ cơ thể.
Bài thuốc 8 – Tốt cho hệ thần kinh
Mùi thơm của lá dứa sẽ giúp bạn cảm thấy thư thái, an thần, giúp cơ thể và tinh thần thoải mái, giảm stress, rất tốt cho hệ thần kinh, đặc biệt có thể chống trầm cảm hiệu quả.
Mỗi buổi trưa hàng ngày bạn nên uống trà lá dứa khi còn ấm.
Bài thuốc 9 – Hết đau nhức và mỏi cơ bắp
Khi cảm thấy người mệt mỏi, cơ bắp đau nhức, không còn sức lực thì có thể uống một tách nước lá dứa để thư giãn, giải tỏa.
Bài thuốc 10 – Nước lá dứa rất tốt cho phụ nữ sau sinh
Trải qua kỳ sinh nở, phụ nữ thường mất nhiều máu, sức lực, thêm vào đó là quãng thời gian chăm con nhỏ vất vả khiến phụ nữ mệt mỏi, mất năng lượng, stress.
Khi đó, phụ nữ sau sinh nên uống trà lá nếp để bồi bổ cơ thể, thư giãn, giải toả căng thẳng để có tinh thần sảng khoái cho thời gian chăm con mọn vất vả sắp tới.
Làm đẹp là công dụng của lá dứa
Bên cạnh công dụng chữa bệnh, phòng bệnh thì lá cơm nếp còn là một loại “mỹ phẩm làm đẹp thiên nhiên” rất tốt.
Nếu chưa biết cách làm đẹp cùng lá nếp thì bạn có thể tham khảo những công dụng dưới đây nhé.
Bài thuốc 11 – Làm dịu da do bị bỏng nắng
Với nhiều người có làn da mỏng, nhạy cảm, rất dễ bị bắt nắng, cháy nắng khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Biểu hiện da bị cháy nắng dễ nhận biết nhất là da sạm đen, nổi mụn nước phồng rộp, da bong tróc từng mảng,… Nếu không có biện pháp xử lý kịp thời có thể dẫn đến nhiễm trùng da, hoại tử, tăng nguy cơ ung thư da.
Cách dùng lá nếp làm dịu da đơn giản như sau:
- Lấy vài lá dứa thơm rửa sạch sau đó cắt thành khúc nhỏ, đun cùng 2 lít nước, tắt bếp cho đến khi nguội.
- Pha nước lá vào nước tắm, chú ý điều chỉnh cho nước ở nhiệt độ thường.
- Ngâm người trong nước thuốc và tắm như bình thường.
Bài thuốc 12 – Cách dùng lá dứa nếp nhuộm đen tóc
- Chuẩn bị 7 chiếc lá tươi, vừa thu hoạch, đem đi rửa thật sạch và cắt nhỏ. Ngâm lá cơm nếp trong 1 bát nước qua đêm cho cô đặc lại.
- Hôm sau, dùng 3 thìa nước trái nhàu trộn vào nước lá nếp được hỗn hợp đồng nhất.
- Trước khi gội đầu, dùng nước thoa lên da đầu, mát xa da đầu nhẹ nhàng trong 5 phút sau đó gội đầu.
Thực hiện thường xuyên liên tục để có hiệu quả rõ rệt.
Bài thuốc 13 – Giải pháp trị gàu da đầu đơn giản
Sử dụng dầu gội đầu công nghiệp có thể không làm sạch được các mảng bám và gàu trên da đầu. Thay vì đó, bạn hãy dùng cây lá nếp trị gàu theo cách sau:
- Lấy 7 chiếc lá nếp, rửa sạch và giã nát, thêm 100ml nước, khuấy đều và dùng vải xô lọc lấy nước cốt.
- Thoa đều nước cốt lên khắp da đầu, để như vậy trong khoảng 30 phút, sau đó xả lại bằng nước sạch.
Dùng cách này liên tục sẽ hết gàu da đầu nhanh chóng, đồng thời dưỡng tóc bóng mượt, chắc khoẻ, ngăn ngừa tóc gãy rụng hiệu quả.
Một số công dụng khác của cây lá cơm nếp
Bài thuốc 14 – Chữa đau nhức răng, viêm nướu răng
- Ngâm 1 lá cơm nếp trong nước muối pha loãng cho sạch bụi đất, hoá chất.
- Cắt lá thành từng đoạn nhỏ.
Mỗi lần đau nhức răng có thể dùng 1 đoạn nhỏ để nhai sống trực tiếp, ngậm nước chiết ra từ lá trên răng để giảm đau. Cách này cũng có thể dùng để loại bỏ mùi hôi miệng khi bị bệnh răng lợi, giúp hơi thở thơm tho.
Bài thuốc 15 – Trị chứng chuột rút dạ dày
- Chuẩn bị: 4 cây lá dứa đã rửa sạch và cắt thành khúc, ½ củ gừng ta nhỏ thái lát, 5 hạt bạch đậu khấu.
- Cho tất cả nguyên liệu vào nồi, đun cùng 3 bát nước ở nhiệt độ vừa trong 10 phút.
- Rót nước lá ra ly, thêm 1 thìa đường cọ vào và uống khi còn ấm.
Những điều cần biết khi dùng lá dứa
Lá dứa là một loại cây được sử dụng nhiều trong các món ăn của người Đông Nam Á để tạo hương thơm và màu xanh đẹp mắt. Chính vì thế, loại cây này rất an toàn cho sức khỏe và phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau.
Tuy nhiên, khi sử dụng bạn cũng cần chú ý những điều sau:
- Các bài thuốc chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe hay làm đẹp từ cây lá nếp đều cần thời gian dài để thấy được hiệu quả. Khi sử dụng phải sử dụng liên tục và kiên trì, theo chỉ dẫn của người có chuyên môn.
- Tuỳ thuộc vào cơ địa của mỗi người mà các bài thuốc có thời gian phát huy công dụng cũng như hiệu quả đem lại cho mỗi người là khác nhau.
- Nhóm đối tượng bị huyết áp, thận, lao phổi,… nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và người có chuyên môn trước khi dùng.
- Lá dứa có tốt cho bà bầu hay không? Phụ nữ mang thai cũng có thể sử dụng giúp thư giãn, an thần, giảm ốm nghén, làm đẹp,… Tuy nhiên không nên quá lạm dụng, nếu dùng trong thời gian dài thì nên hỏi ý kiến bác sĩ.
- Mỗi ngày chỉ nên dùng từ 1 – 2 lá cây dứa tươi, trong các bài thuốc thì dùng theo chỉ định của người có chuyên môn. Dùng lượng lớn trong thời gian dài có thể gây hạ đường huyết.
- Khi sử dụng lá dứa tươi phải ngâm rửa với nước muối, rửa nhiều lần cho sạch bụi đất, thuốc trừ sâu, hoá chất có thể bám ở thân lá của cây.
Lá dứa mua ở đâu và giá bán bao nhiêu?
Hiện nay, cây lá dứa mọc hoang không còn nhiều, chủ yếu người dân tự trồng và thu hoạch, nhiều nhất là để làm nguyên liệu nấu ăn, nấu nước lá sâm dứa và làm dược liệu.
Có thể mua lá dứa ở đâu? Với lá tươi bạn hoàn toàn có thể mua tại các chợ dân sinh, siêu thị,… đều có. Riêng với dược liệu khô phải trải qua công đoạn bào chế, phơi hoặc sấy khô thì bạn có thể mua tại hiệu thuốc Đông y, đại lý dược liệu.
Tuy nhiên, chính vì được trồng để phục vụ mục đích kinh doanh nên khi mua bạn cần phải lựa chọn địa chỉ uy tín. Bởi rất nhiều cơ sở có sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, hoá chất khác trong quá trình nuôi trồng. Nhiều nơi còn sử dụng các phương pháp sấy khô không vệ sinh, dẫn đến thành phẩm có nhiều tạp chất, đất cát, chất bảo quản,… không an toàn khi sử dụng.
Hiện nay, tại vùng dược liệu sạch Vĩnh Phúc – một trong chuỗi vùng dược liệu đạt chuẩn GACP – WHO trải dài khắp cả nước của trung tâm nghiên cứu và nuôi trồng Vietfarm có nuôi trồng loại dược liệu này.
Cây lá dứa hay cây cơm nếp được trồng theo mô hình khép kín, được thu hoạch và bào chế dược liệu theo công nghệ sấy khô hiện đại nhất hiện nay. Sản phẩm đạt chuẩn CO – CQ của Bộ Y Tế, là loại chất lượng cao, đảm bảo sạch, an toàn vệ sinh, được đóng gói vào túi 1kg và túi 0.5kg rất tiện lợi.
Lá dứa (lá cơm nếp) – một loại cây quen thuộc nhưng lại có vô vàn công dụng cho sức khỏe và sắc đẹp của con người. Khách hàng có nhu cầu mua và sử dụng dược liệu lá nếp hoặc các dược liệu khác, có thể đặt hàng qua website hoặc đến trực tiếp 3 đại lý của Vietfarm tại địa chỉ:
- TP. Hà Nội: Biệt thự B31, ngõ 70, Nguyễn Thị Định, Q.Thanh Xuân
- Tp. Hồ Chí Minh: 145 Hoa Lan, P.2. Q. Phú Nhuận
Xem thêm:
Bất ngờ với hiệu quả lá dứa chữa tiểu đường – an toàn từ cây nhà