Kim tiền thảo
Cây kim tiền thảo là vị thuốc quen thuộc trong đông y chuyên chữa bệnh sỏi thận. Tuy nhiên, ngoài sỏi thận loài dược liệu này còn có nhiều dược tính khác mà không phải ai cũng biết. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết bên dưới để hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng dược liệu này.
Đặc điểm cây kim tiền thảo
Đôi nét đặc điểm về kim tiền thảo dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tên gọi, đặc điểm nhận dạng, phân bố của loài cây này.
1. Những tên gọi khác
Cây kim tiền thảo thuộc họ cánh bướm (Fabaceae), có tên khoa học là Desmodium styracifolium Merr hay Herba Jinqiancao. Loài cây này còn được gọi bằng nhiều tên khác nhau tùy theo đất nước hay vùng miền.
Ở Trung Quốc, người ta thường gọi bằng nhũ hương đằng, cửu lý hương, phật nhĩ thảo… Ở Việt Nam, dân gian hay gọi bằng những cái tên như: vảy rồng, mắt rồng, đồng tiền lông, mắt trâu…
2. Đặc điểm
Kim tiền thảo là loài cây thân nhỏ, mọc bò dưới sát mặt đất. Thân có chiều dài khoảng từ 40 – 80cm, mọc theo từng đốt. Thân có màu xanh, cành có hình trụ khi còn non và có lông mọc xung quanh màu rỉ sét.
Lá màu xanh sẫm có hình giống vảy rồng, kích thước 2,5 – 4,5 x 2 – 4 cm mọc so le với nhau. Mặt dưới lá mềm và có nhiều lông nhung màu trắng, mặt trên trơn nhẵn hơn.
Hoa kim tiền thảo mọc theo chùm ở ngọn hay ở nách lá. Hoa có màu hồng, hình chùy, được bao quanh bởi lông mềm. Hoa thường có hai cánh, một đậm màu, một cánh to hơn thì nhạt màu. Dưới các gốc hoa đều có lá. Hoa thường nở vào mùa hè từ tháng 6 đến tháng 9 và cho quả vào tháng 10.
3. Phân bố của cây
Cây kim tiền thảo mọc hoang dại ở nhiều nơi trên đất nước Việt Nam, đặc biệt là vùng đồi núi. Cây ưa ấm nên ở những nơi lạnh giá hay vào mùa đông cây thường không phát triển. Chúng ta có thể bắt gặp loài cây này nhiều nhất ở Hà Nội, Yên Bái, Lào Cai, Thái Nguyên…
Ngoài ra, do dược tính tuyệt vời mà kim tiền thảo còn được quy hoạch trồng ở một số vùng để làm thuốc.
Dược tính và công dụng của cây kim tiền thảo
Qua nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học đã chỉ ra những thành phần dược tính quan trọng của cây kim tiền thảo như: Lysimachinae, Herba Glechomae longtubae, Coumarin, acid oxalat… Và nhiều aicd amin thiết yếu khác như Choline, Tannins, amino, limonence…
Mỗi hoạt chất đều mang đến những công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe của con người. Có thể kể đến như:
- Các hoạt chất chay Herba Glechomae longtubae hỗ trợ tăng cường sức khỏe cho con người. Cải thiện tình trạng bệnh lý một số trường hợp liên quan đến hệ bài tiết, tim mạch,…
- Một trong những hợp chất giúp kiềm hóa đại tràng đó chính là coumarin, nhờ đó mà kim tiền thảo có thể trung hòa acid trong đường ruột.
- Coumarin còn giúp phá vỡ sự vững chắc của liên kết với canxi, đào thải acid oxalat ra ngoài cơ thể. Vì vậy, góp phần ngăn chặn được quá trình tạo sỏi trong đường tiết niệu. Sỏi đường tiết niệu ở đây bao gồm: sỏi thận, sỏi mật, sỏi bàng quang,…
- Ngoài ra, thành phần dược lý của kim tiền thảo còn mang đến những tác dụng quan trọng đối với sức khỏe con người như: Điều hòa huyết áp, tăng cường lưu thông máu đến các cơ quan của cơ thể, đặc biệt là não bộ,…
Cách dùng kim tiền thảo hiệu quả nhất
Các bạn có thể tham khảo một số cách sử dụng cây kim tiền thảo trong việc điều trị một số bệnh thường gặp hiện nay, đó là:
Cách 1: Chữa sỏi thận hay sỏi đường tiết niệu
Các bạn có thể kết hợp kim tiền thảo với một số dược liệu khác để tăng cường quá trình đào thải sỏi ra khỏi cơ thể. Bài thuốc này cần các vị thuốc với liều lượng như sau:
- Kim tiền thảo: 40g
- Mã đề: 20g
- Tỳ giải: 20g
- Ngưu tuất: 12g
- Uất kim: 12g
- Trạch tả: 12g
- Kê nội kim: 8g
Cách thực hiện:
- Các bạn đem bài thuốc trên làm sạch rồi cho vào nồi cùng 1,2 lít nước. Tiến hành đun sôi thì hạ nhỏ lửa. Đun thêm khoảng 10 – 15 phút để các dược chất của vị thuốc được tiết ra.
- Sử dụng nước này để uống hàng ngày. Mỗi ngày duy trì uống 1 tháng. Kiên trì thực hiện trong khoảng 1 tháng sẽ cảm thấy hiệu quả rõ rệt.
Cách 2: Bài thuốc chữa chảy máu đường tiết niệu
Những người bị chảy máu đường tiết niệu có thể áp dụng bài thuốc với các vị thuốc như sau:
- 40g kim tiền thảo
- 12g ngưu tuất
- 20g mã đề
- 12g ý dĩ
- Kê nội kim, đào nhân, đại phúc bì: Mỗi vị thuốc 8g.
Cách thực hiện: Đem các vị thuốc rửa sạch, sau đó sắc lấy nước uống. Mỗi ngày uống 1 thang cho đến khi không còn tình trạng ra máu nữa thì dừng lại.
Cách 3: Bài thuốc chữa viêm đường mật, viêm túi mật
Bài thuốc chữa viêm đường mật, viêm túi mật sẽ bao gồm các vị thuốc sau:
- Kim tiền thảo, nhân trần: Mỗi vị thuốc 40g
- 12g chi tử
- Sài hồ, mã đề: Mỗi vị thuốc 16g
- Chỉ xác, uất kim: Mỗi vị thuốc 8g
- 6g khổ luyện từ
- 4g đại hoàng
Cách thực hiện:
- Các vị thuốc trên đem rửa sạch. Cho vào nồi có sẵn 1 lít nước.
- Đặt nồi lên bếp và tiến hành đun sôi. Thời gian đun sôi khoảng 30 phút thì tắt bếp.
- Gạn lấy phần nước này để uống và dùng hết trong ngày.
Cách 4: Bài thuốc điều trị bệnh trĩ của cây kim tiền thảo
Người bị trĩ có thể sử dụng bài thuốc từ kim tiền thảo với cách làm khá đơn giản như sau: Các bạn lấy kim tiền thảo đã được phơi khô với số lượng khoảng 50g. Sau đó, cho vào nồi sắc thuốc. Tiến hành đun sôi khoảng 20 phút thì tắt bếp và dùng nước này uống hết trong ngày.
Lưu ý khi dùng kim tiền thảo
Khi sử dụng kim tiền thảo các bạn cần chú ý những vấn đề quan trọng sau nhằm đảm bảo tốt cho cơ thể và không gây ra những tác dụng phụ:
- Cây tim tiền thảo sẽ có tác dụng chữa bệnh hữu hiệu nếu chúng ta biết sử dụng đúng liều lượng. Thành phần của loài cây này có tính mát giúp thanh nhiệt giải độc, mát gan, lợi tiểu. Nếu dùng quá nhiều sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ, gây đau bụng, đầy chướng bụng, buồn nôn và mất đi tác dụng vốn có của nó.
- Tùy thuộc vào mức độ và kích thước của sỏi đường tiết niệu mà chúng ta nên có hướng điều trị sao cho phù hợp. Trong trường hợp kích thước sỏi quá lớn, gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, sức khỏe thì các bạn nên đến các cơ sở khám bệnh chuyên khoa. Bởi lúc này, sử dụng bài thuốc từ kim tiền thảo sẽ không mang lại tác dụng như ý muốn.
- Nếu sử dụng kim tiền thảo với số lượng quá lớn sẽ làm cho gan hoạt động quá tải, dẫn đến chức năng bị suy giảm nghiêm trọng. Từ đó, mang đến nhiều hậu quả khó lường đối với sức khỏe của người bệnh.
- Phụ nữ đang mang thai, đang cho con bú hay trẻ em tuyệt đối không được sử dụng kim tiền thảo dưới bất kỳ hình thức nào.
Như vậy, chúng ta vừa tìm hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng cây kim tiền thảo và cách sử dụng hiệu quả nhất. Hy vọng những thông tin sẽ giúp các bạn hiểu rõ về dược liệu này.