Khổ qua rừng
Khổ qua rừng là vị thuốc rất tốt cho sức khỏe con người như cải thiện huyết áp, chữa tiểu đường, viêm gan. Nếu muốn hiểu rõ hơn về loài cây này, các bạn đừng bỏ qua những chia sẻ hữu ích dưới đây.
Đặc điểm của khổ qua rừng
Một vài thông tin về tên gọi, phân bố, đặc điểm nhận dạng sẽ phần nào giúp bạn nắm rõ hơn về dược liệu này.
1. Những tên gọi khác
Khổ qua rừng hay còn gọi là mướp đắng rừng, có tên khoa học là Momordica charantia, thuộc chi Momordica. Loài cây này có nhiều tên gọi bằng tiếng anh như wild bitter squash, wild bitter melon hoặc wild bitter gourd.
2. Đặc điểm
Khổ qua rừng là loài cây thân thảo, thân cây thuộc loại thân leo có tuổi thọ tương đối thấp chỉ từ 5 – 6 tháng. Thân cây có chiều dài khoảng 3 mét, có tua cuốn dài. Thân tròn và có màu xanh.
Lá có màu xanh sẫm, kích thước 5 – 10 x 4 – 8 cm. Lá chia thùy, mọc so le nhau, mép lá có nhiều khía giống hình răng cưa. Màu sắc ở mặt dưới của lá nhạt hơn và có đường gân nổi rõ ở từng khía của lá. Ở gân lá có nhiều lông kích thước nhỏ mà phải nhìn kỹ mới thấy.
Hoa màu vàng, mọc ở nách lá. Có hai loại hoa là hoa đực và hoa cái rất dễ phân biệt. Chỉ có hoa cái mới tạo quả. Quả hình thoi, có kích thước từ 8 – 10 cm, ở xung quanh quả có nhiều u nhỏ mộc chồi hẳn lên trên. Khi chưa chín quả có màu xanh, chín có màu hồng.
3. Phân bố
Từ xa xưa, người ta đã biết đến vị dược liệu quan trọng này có nguồn gốc từ châu Phi và châu Á. Cho đến nay, những nước có nhiều loài cây này có thể kể đến như: Trung Quốc, Nam Phi, Pakistan, Ấn Độ, các nước Đông Nam Á…
Khổ qua rừng mọc hoang dại ở vùng đồi núi trên khắp đất nước Việt Nam nhưng nhiều nhất là ở phía Nam. Hàng ngày, loài cây này được người miền núi sử dụng để chế biến món ăn.
Dược tính và công dụng của khổ qua rừng
Khổ qua rừng theo quan niệm của Đông y có tính hàn, vị đắng mà không gây độc. Vì thế, có tác dụng tiêu độc, kháng viêm, thanh nhiệt, tiêu đờm, giảm ho… nếu người bệnh biết sử dụng đúng cách.
Trong thành phần của khổ qua rừng có nhiều protein và vitamin C. Các thành phần này giúp ngăn ngừa sự hình thành của các tế bào ung thư, tăng cường lưu thông máu lên não và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
Hoạt chất alkaloid có trong dược liệu này còn có vai trò trong việc chống viêm, hỗ trợ quá trình hoạt động của đại thực bào, làm vết thương mau lành hơn.
Hoạt chất charantin có trong mướp đắng rừng giúp duy trì huyết áp luôn ở mức ổn định, phòng chống tai biến mạch máu não, giảm nguy cơ máu nhiễm mỡ. Đồng thời, hỗ trợ tích cực các bệnh lý liên quan đến đường tiết niệu và bệnh lý tiểu đường.
Thành phần của mướp đắng rừng còn nhiều thành phần có tính dược lý như: cucurbitacin, các loại vitamin B, C, momocdixin, canxi, magie, kẽm… Các thành phần này có tác dụng cung cấp nhiều dưỡng chất để tăng cường sức khỏe, đào thải aicd uric dư thừa trong máu, cải thiện các vấn đề về xương khớp hiệu quả.
Mặt khác, loài cây này rất lành tính khi sử dụng để giảm cân, cải thiện giấc ngủ, giúp an thần, giảm stress.
Cách dùng khổ qua rừng như thế nào hiệu quả
Tùy theo từng bệnh lý mà có nhiều cách sử dụng khổ qua rừng để mang lại hiệu quả. Cụ thể như sau:
Cách 1: Bài thuốc ổn định huyết áp, cải thiện các bệnh lý về gan
Cách làm đơn giản như sau: Các bạn lấy khổ qua rừng đã được phơi khô khoảng 100 gram, sau đó rửa sạch rồi sắc lấy nước uống.
Bài thuốc này có vị đắng nên những người mới sử dụng thường cảm thấy khó uống. Tuy nhiên, sau khi uống một thời gian cảm giác đắng sẽ giảm dần và trở nên dễ uống hơn. Nếu kiên trì sử dụng trong thời gian dài sẽ mang đến tác dụng hiệu quả rõ rệt.
Ngoài ra, ở những người bị rôm sẩy, mụn nhọt hay viêm da cũng có thể đun nước khổ qua như trên để tắm hàng ngày.
Cách 2: Bài thuốc dành cho người bị tiểu đường
Với bài thuốc này, các bạn chỉ cần lấy dây khổ qua đem phơi khô. Sau đó lấy 100 gram cho vào nồi sắc thuốc có sẵn 200 ml nước. Đun với lửa nhỏ cho các thành phần dược tính trong đó ngấm vào nước. Đến khi nước thuốc cạn còn khoảng 100 ml thì dừng lại và lấy ra uống hết trong ngày.
Cách 3: Bài thuốc hỗ trợ trong bệnh lý ung thư
Các bạn có thể sử dụng khổ qua rừng để nấu canh hay chế biến thành các món ăn hàng ngày. Quả khổ qua tươi tuy có vị đắng nhưng mang lại hiệu quả cải thiện các bệnh lý ung thư vô cùng hiệu quả.
Những lưu ý khi sử dụng khổ qua rừng
Khổ qua rừng mặc dù lành tính và có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi sử dụng các bạn cũng cần lưu ý những vấn đề sau:
- Phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai và cho con bú tuyệt đối không được sử dụng loại dược liệu này dưới bất kỳ hình thức nào.
- Những người có tiền sử huyết áp thấp, thường xuyên bị đau đầu cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
- Người đang bị rối loạn tiêu hóa không nên sử dụng bài thuốc có khổ qua.
- Khi sử dụng vị dược liệu này, các bạn cần kết hợp với chế độ ăn giàu chất xơ, hạn chế chất béo để có hiệu quả tốt nhất.
Như vậy, chúng ta vừa tìm hiểu chi tiết về khổ qua rừng. Tuy đây là loài cây rừng nhưng lại có giá trị dược tính cao. Vì thế, nếu có cơ hội, đừng bỏ qua dược liệu tuyệt vời này để cải thiện, chăm sóc sức khỏe cho cả gia đình.