Hoa Kim Châm
Hoa kim châm được biết đến là loài hoa với vẻ đẹp cuốn hút, được trồng để làm cảnh tại nhiều gia đình. Thế nhưng ít ai biết được loài cây này còn là một trong những dược liệu được sử dụng phổ biến trong Đông y với công dụng như thanh nhiệt, giải độc gan, ngăn ngừa ung thư, lợi tiểu, giảm đau,… Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu sâu hơn về thảo dược quý này trong những nội dung ngay sau đây.
Những thông tin tổng quan về hoa kim châm
Hoa kim châm thực chất là một bộ phận của cây hoa kim châm được thu hái để làm dược liệu trong nhiều bài thuốc trị bệnh. Dưới đây là những thông tin về loài hoa này được ghi chép trong nhiều tài liệu:
- Tên gọi khác: Hoa hiên vàng, Hoàng hoa thái, Hoa kim châm Đà Lạt
- Danh pháp khoa học: Hemerocallis citrina.
- Thuộc họ khoa học: Thích Diệp Thụ (Xanthorrhoeaceae)
Đặc điểm thực vật
Cây hoa kim châm được tìm thấy ở nhiều khu vực trên cả nước và rất dễ nhận biết nhờ những đặc điểm sau:
- Thuộc loài thân thảo, sống lâu năm, thân cây nhỏ, cao chừng 90 – 120cm.
- Lá nguyên, có hình dải dẹp dài từ 30 – 60cm, rộng 2 – 5cm, mọc ra từ thân rễ và thường gập xuống ở phía ngọn.
- Hoa kim châm có hình phễu, giống với hoa loa kèn nhưng kích thước nhỏ hơn, màu vàng chanh tươi. Hoa có thể mọc đơn lẻ hoặc phân nhánh từ đầu cành, đài hoa dài, khi nở có từ 5 – 6 cánh.
- Cây thường ra hoa vào khoảng tháng 6 – 8, đậu quả vào tháng 8 – 9 hàng năm. Quả có kích thước tương đối nhỏ, 3 cạnh, bên trong chứa nhiều hạt đen bóng.
Khu vực phân bố chủ yếu
Trên thế giới, loài hoa này phát triển mạnh nhất ở Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Malaysia,…
Tại Việt Nam, hoa kim châm thường mọc hoang ở một số khu vực bìa rừng, đồng bằng, trung du,… có khí hậu ẩm, mát như Lào Cai, Đà Lạt (Lâm Đồng), Tam Đảo (Vĩnh Phúc),…
Với vẻ đẹp cuốn hút, sinh trưởng tốt, dược tính cao, dược liệu được trồng tại nhiều gia đình, vườn dược liệu để làm cảnh, nấu ăn hay thu hái thảo dược.
Thu hái và bào chế
Bộ phận được thu hái nhiều nhất là phần hoa bởi chúng có hàm lượng dược tính cao cũng như nhiều hợp chất quý hiếm tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, hạt giống hoa kim châm cũng được khai thác nhiều nhưng với công dụng chủ yếu là để nhân giống nuôi trồng.
Sau khi thu hái cần loại bỏ hạt, nhụy hoa, rửa sạch rồi tiến hành bào chế. Loài hoa này có thể sử dụng dưới dạng tươi để pha trà, nấu ăn,… Để dùng được trong thời gian dài, người dùng có thể tiến hành phơi hoặc sấy đến khi khô hoàn toàn.
Cách bảo quản hoa kim châm khô cũng giống như các dược liệu khác. Người dùng cần bảo quản dược liệu trong các lọ kín, túi bóng, tránh nơi ẩm thấp, nấm mốc hay côn trùng gây hư hại.
Sử dụng hoa kim châm có tác dụng gì?
Từ lâu, loài hoa này đã được mọi người săn lùng như một loại dược liệu quý với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Để tìm hiểu sâu hơn hoa kim châm khô có tác dụng gì, hãy cùng chúng tôi khám phá trong nội dung sau đây.
Theo y học cổ truyền
Trong Đông y, hoa kim châm là dược liệu có vị hơi ngọt, tính mát, không chứa độc tố và quy vào 2 kinh Tâm, Can. Đồng thời, thảo dược này còn có nhiều tác dụng, chủ trị nhiều chứng bệnh, điển hình như:
- Thanh nhiệt, lợi niệu, lợi tiểu, giải độc.
- Thanh nhiệt lương huyết, chỉ huyết, trừ thấp nhiệt.
- Ổn định ngũ tạng, an thai, trừ bốc nóng.
- Sáng mắt, an thần, giảm lo âu.
Theo y học hiện đại
Hoa kim châm là đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trên thế giới. Kết quả các chỉ ra rằng trong loài hoa này chứa đa dạng các hợp chất quý tốt cho sức khỏe. Có thể kể đến như protein, chất xơ, cholin, adelin, asparagine,… và đặc biệt là Vitamin A và C.
Vậy công dụng hoa kim châm là gì? Câu trả lời sẽ được chúng tôi bật mí trong nội dung dưới đây.
- Bổ sung tiểu cầu, đào thải các tế bào xấu trong máu, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch.
- Ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của các khối u ác tính dẫn đến ung thư.
- Đẩy mạnh quá trình tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng hơn.
- Thanh nhiệt, giải độc, mát gan và điều trị vàng da, viêm gan.
- Dưỡng thai, chữa tắc tia sữa, tiểu tiện khó khăn, lợi tiểu.
- Hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân mắc viêm gan, xơ gan cổ trướng.
- Bổ sung các dưỡng chất, vitamin thiết yếu, duy trì trạng thái khỏe mạnh.
Những cách dùng hoa kim châm phổ biến, hiệu quả nhất
Để mang đến hiệu quả nhất, hoa kim châm khô Đà Lạt cần kết hợp cùng các dược liệu khác trong các bài thuốc để phù hợp với từng đối tượng sử dụng. Dưới đây, chúng tôi xin chia sẻ đến quý bạn đọc những bài thuốc từ dược liệu này được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.
Bài thuốc chữa tắc tia sữa
- Chuẩn bị: Hoa hiên vàng 50gr, giò heo 300gr, câu kỷ tử, đại táo mỗi vị 20gr.
- Bỏ tất cả các nguyên liệu vào nồi, đổ thêm lượng nước vừa đủ rồi hầm nhừ.
Thực hiện mỗi ngày một lần, ăn cả phần nước và cái và nên dùng khi còn ấm để phát huy tối đa tác dụng của hoa kim châm.
Bài thuốc hoa kim châm điều trị giảm tiểu cầu
- Chuẩn bị dược liệu gồm: 50gr hoa kim châm khô, mật ong và nghệ tươi.
- Chưng cách thủy các dược liệu trên để ăn.
Mỗi ngày thực hiện một lần, ăn liên tục sẽ giúp điều trị bệnh giảm tiểu cầu, làm thuyên giảm các triệu chứng chảy máu cam, chảy máu dưới da, bầm đỏ,….
Bài thuốc điều trị bệnh trĩ
- Chuẩn bị: 50gr dược liệu khô, 20gr cây huyết dụ.
- Đem nấu các dược liệu với khoảng 500ml nước, khi sôi thì bỏ thêm đường đỏ khuấy đều. Tiếp tục đun đến khi cô cạn còn chừng 1 bát con thì dừng, chắt lấy nước thuốc.
Uống nước thuốc khi còn ấm và sau mỗi bữa ăn, kiên trì sử dụng trong thời gian dài giúp điều trị hiệu quả bệnh trĩ.
Bài thuốc giúp an thần
Nếu bị khó ngủ, hồi hộp, lo lắng hay bực bội trong người, bạn có thể sử dụng bài thuốc với những cách làm như sau:
- Dùng 30gr dược liệu khô sắc nước uống như pha trà.
- Đun đến lúc sôi thì cho thêm đường phèn hoặc mật ong vừa đủ, khuấy đều cho tan.
Người dùng nên uống trà khi còn ấm và trước khi đi ngủ ít nhất 30 phút.
Bài thuốc an thai
- Chuẩn bị: Hoa kim châm khô và củ gai tươi mỗi vị 25gr.
- Đun kỹ các dược liệu để ăn trong ngày giúp bồi bổ sức khỏe, cung cấp dưỡng chất cho thai nhi, phòng ngừa động thai.
Bài thuốc trị chảy máu cam
Với các triệu chứng như chảy máu cam, chảy máu mũi hay xuất huyết dưới da có thể dùng cách làm sau đây:
- Cách 1: Sử dụng làm nguyên liệu nấu với cá diếc. Thực hiện nấu canh cá như thường lệ đến khi gần được thì cho thêm dược liệu vào hầm tiếp thêm 5 phút thì tắt bếp.
- Cách 2: Nấu hoa kim châm xào cùng dầu ăn. Sau khi đun dầu ăn đến nóng già, bỏ dược liệu đã rửa sạch vào nồi đảo đều rồi nêm gia vị vừa đủ.
Bài thuốc chữa viêm gan, vàng da
- Chuẩn bị: Rễ hoa kim châm tươi 15gr mang rửa sạch.
- Giã nhỏ dược liệu sau đó chắt lấy phần nước để uống, mỗi ngày thực hiện một lần.
Bài thuốc chữa tiểu buốt, tiểu tiện khó khăn, nước tiểu nóng
- Chuẩn bị: Rễ cây hoa kim châm 15gr, mã đề, râu ngô mỗi vị 12gr.
- Sắc dược liệu với 3 chén nước con đến khi cô cạn còn 1/3 thì chắt lấy nước chia thành 2 lần uống trong ngày.
Thực hiện liên tục trong khoảng 5 – 10 ngày sẽ mang đến những dấu hiệu chuyển biến tích cực.
Nấu các món ăn từ hoa kim châm
Bên cạnh cá bài thuốc chữa bệnh, dược liệu này còn là nguyên liệu được sử dụng trong nhiều món ăn như hoa kim châm xào thịt bò, hầm gà, giò heo, bún sườn non,…. Không chỉ bổ sung các dưỡng chất thiết yếu mà còn có công dụng chữa nhiều bệnh lý khác nhau.
- Trước khi nấu cần sơ chế dược liệu. Nếu sử dụng dược liệu tươi cần bỏ nhụy rồi sau đó rửa sạch, để ráo nước.
- Cách nấu hoa kim châm cũng như những loại rau thông thường trong các món ăn, đun đến khi chín đều.
Những lưu ý khi dùng hoa kim châm dược liệu
Dù là một dược liệu khá lành tính, không chứa độc tố tuy nhiên trong quá trình sử dụng người dùng cần lưu ý những điểm sau:
- Nấu chín kỹ dược liệu, không nên ăn khi còn sống bởi có thể dẫn đến ngộ độc hoa kim châm như hoa mắt, nôn ói,…
- Thường xuyên uống hoa kim châm có tác dụng phụ không? Câu trả lời là không nếu sử dụng đúng liều lượng, không thêm bớt các dược liệu trong bài thuốc. Đồng thời, tuyệt đối không lạm dụng dược liệu nếu không có thể dẫn đến các tình trạng như mờ mắt, chóng mặt, buồn nôn.
- Những người mắc bệnh về dạ dày, ruột bị thấp nhiệt, thấp độc không nên sử dụng.
- Nếu thấy có dấu hiệu bất thường cần ngưng sử dụng và thăm khám tại các cơ sở y tế.
- Nên mua dược liệu ở những địa chỉ uy tín, an toàn tránh mua phải hàng kém chất lượng gây hại đến sức khỏe.
Hoa kim châm khô mua ở đâu tốt nhất với giá thành hợp lý?
Hoa hiên vàng được bày bán tại nhiều khu chợ, cửa hàng dược liệu, hiệu thuốc,… với nhiều mức giá khác nhau, dao động trong khoảng 350.000 – 500.000 VNĐ/kg. Dược liệu khô có dạng giống với đông trùng hạ thảo, cần phân biệt với nấm kim châm trên thị trường. Đồng thời, khi mua hoa kim châm người dùng cần lưu ý chọn những sản phẩm không sử dụng chất bảo quản độc hại, nấm mốc hay có dấu hiệu bị hư hại.
Và để tránh những rủi ro trên, người dùng hãy tham khảo dược liệu tại Trung tâm Nghiên cứu và Nuôi trồng dược liệu Vietfarm.
Tại Vietfarm, dược liệu được trồng với quy trình khép kín, đạt chuẩn GACP – WHO mang đến chất lượng dược liệu tốt nhất. Quá trình sấy khô sử dụng công nghệ tiên tiến giữ trọn dưỡng chất và bảo quản an toàn, không chứa chất độc hại. Ngoài ra, giá thành sản phẩm tại Vietfarm cũng vô cùng hợp lý, chỉ 205.000 VNĐ/0.5 kg.
Hy vọng những thông tin trên đây về hoa kim châm giúp bạn tìm được bài thuốc phù hợp, mang lại sức khỏe ổn định cho cả gia đình. Đừng quên theo dõi các bài viết của chúng tôi để cập nhật thêm nhiều dược liệu tốt cho sức khỏe.