Hoa Hòe
Hiện Trung tâm Nghiên cứu và Nuôi trồng Vietfarm ( trực thuộc TT Thuốc dân tộc) đang cung cấp dược liệu hoa hòe khô đạt chuẩn chất lượng GACP của Bộ Y tế. Hoe hòe khô Vietfarm được phơi sấy theo quy trình chuẩn với sự giám sát của đội ngũ chuyên viên tại Viện Nghiên cứu và phát triển Y dược cổ truyền dân tộc. Quý khách đặt hàng qua Hotline 0961716466
Hoa hòe từ lâu đã trở thành vị thuốc quen thuộc góp mặt trong các bài thuốc YHCT. Dược liệu này có công dụng trong việc điều trị huyết áp cao, rối loạn giấc ngủ, đại tiện ra máu,… Tuy nhiên để đạt được hiệu quả tốt nhất bạn cần biết cách sử dụng đúng. Trong bài viết dưới đây đội ngũ Vietfarm sẽ gửi tới quý độc giả những thông tin hữu ích nhất về thảo dược này.
Hoa hòe là gì, trồng ở đâu?
Hoa hòe tên khoa học là Sophora japonica Linn, thuộc họ nhà Đậu. Loại cây này còn có tên gọi khác như: Hòa thực, hòe mễ thán, hòe hoa, cây hòe, hòe giao hay hòe nhụy.
Đặc điểm thực vật cây hoa hòe
- Là cây thân gỗ mọc thẳng, tuổi thọ lâu năm với chiều cao trung bình chừng 15m. Nhánh cây mọc cong queo tỏa ra nhiều phía từ thân.
- Lá kép hình giống lông chim chứ khoảng 9 – 13 lá chét có hình trứng, nhọn ở đỉnh và mọc đối. Các cặp lá chét thường có khuynh hướng to hơn ở gần cuống. Mặt trên lá chét có màu xanh đậm, mặt dưới xanh nhạt hơn. Lá có chiều dài dao động từ 1,5 – 4,5 cm. Gân lá nằm ở chính giữa lá và nổi ở mặt dưới. 2 bên mọc từ 3 – 5 cặp gân phụ, trên gân được bao phủ một ít gân màu nâu.
- Cuống lá có hình trụ và hơi phình dài chừng 3 – 4mm.
- Hoa hòe sẽ mọc thành từng cụm ở đầu cành, hình chùy, tràng hoa có hình dáng gần giống cánh bướm, có màu trắng ngà.
- Quả hòe có hình dáng gần giống quả đậu, vỏ dày, màu xanh dương nhưng không mở. Bên trong quả có chứa vài hạt nhỏ, khi quả thắt nhỏ lại thì có 2 hạt ở giữa.
Đặc điểm hoa hòe dược liệu
Nụ và đài hoa được sử dụng làm dược liệu. Trong đó nụ hoa có hình trứng, ngắn và một đầu nụ hơi nhọn, chiều dài từ 3 – 6mm có màu vàng xám. Đài hoa màu xanh có hình chuông, chiều dài chiếm khoảng một nửa so với chiều dài của toàn bộ nụ hoa. Trên đài hoa hòe chia làm 5 răng lông ôm chắc nụ hoa. Hoa hòe khi chưa nở có màu vàng, vị đắng nhẹ và có mùi thơm đặc trưng.
Địa điểm phân bố
Nhiều người băn khoăn không biết cây hoa hòe trồng ở đâu nhiều. Cây hoa hòe là loại cây ưa ẩm, ưa sáng và phân bố chủ yếu ở những vùng có khí hậu nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. Tại Việt Nam, cây được phối giống và trồng nhiều nơi như Hà Bắc, Hải Phòng, Ninh Bình, Nghệ An và một số tỉnh Tây Nguyên.
Thành phần hóa học của hoa hòe
- Trong nụ hoa hòe khô có khoảng 28% Rutin, tỷ lệ thành phần này trong hoa hòe tươi là 8%. Ngoài ra, theo phân tích, nghiên cứu trong nụ hoa hòe còn có một số thành phần như: Betulin, Sophoradiol, Quercetin.
- Các thành phần được tìm thấy trong quả hoa hòe như: 4% đến 11% Rutin, Genistein, Alcaloid, Cytisine, Quercetin,..
- Trong hạt hoa hòe có các thành phần như: Alkaloid, Flavonoid và 0.5% đến 2% Rutin.
- Trong lá chét gồm có Lipid, Protein và 5% Rutin.
- Trong rễ và gỗ của cây hòe có một số thành phần điển hình như: Maackiain, Irrisolion, Flemichaparin B, Biochanin A,…
Thu hái – Sơ chế – Bảo quản dược liệu
- Thời gian ra hoa của cây hòe là từ tháng 5 đến tháng 8. Hái những chùm hoa có nụ to và sắp nở vào sáng sớm, trời khô ráo. Sau đó tuốt lấy hoa đem sấy hoặc phơi ngoài nắng thật khô.
- Quẻ hòe sẽ được thu hái khi chín vào thời gian tháng 9 đến tháng 11 hàng năm. Quẻ hòe đem phơi hoặc sấy khô để làm thuốc.
- Hoa hòe rất dễ bị mốc do vậy bạn cần bảo quản kín tại nơi khô ráo. Khi lấy dùng cần sử dụng gang tay, tránh để ẩm ướt.
Bào chế hoa hòe làm thuốc
Bào chế nụ:
- Theo Trung Dược Đại Từ Điển: Nụ hoa hòe sau khi phơi hoặc sấy khô có thể sử dụng sống hoặc hãm trà để uống.
- Theo Đông Dược Học Thiết Yếu: Nụ hoa tuốt rồi sắc lấy nước uống. Hoặc sau khi tuốt sao cháy đen, tán thành bột mịn làm thuốc.
- Theo Dược Tài Học: Hoa hòe rửa sạch, đem sao trên lửa vừa cho tới khi màu chuyển sang ngả vàng. Để nguội là có thể sử dụng.
- Theo Dược Tài Học: Sao tồn tính hoa hòe trên lửa to. Khi thấy hoa bắt đầu chuyển sang màu đen thì dừng. Phun nước sạch cho ướt rồi đem phơi khô hoặc sấy.
Bào chế quả
- Quả hòe sau thu hái thì sao trên nhỏ lửa cho đến khi chuyển qua màu hơi vàng. Sau khi để nguội là có thể sử dụng.
- Tẩm quả hòe trên lửa lớn sau đó đảo đều tay, canh khi thấy bắt đầu chuyển sang màu đen thì lấy nước phun ướt rồi đem phơi khô.
Hiện Trung tâm Nghiên cứu và Nuôi trồng Vietfarm ( trực thuộc TT Thuốc dân tộc) đang cung cấp dược liệu hoa hòe khô đạt chuẩn chất lượng GACP của Bộ Y tế. Hoe hòe khô Vietfarm được phơi sấy theo quy trình chuẩn với sự giám sát của đội ngũ chuyên viên tại Viện Nghiên cứu và phát triển Y dược cổ truyền dân tộc. Quý khách đặt hàng qua Hotline 0961716466
Hoa hòe có tác dụng gì – Chuyên gia giải đáp
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh, Viện trưởng Viện NC&PT Y dược học cổ truyền cho biết: Hoa hòe dược liệu có rất nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe của người dùng. Những tác dụng này được chứng minh qua y học cổ truyền cũng như y lý hiện đại. Cụ thể:
Hoa hòe tác dụng trong YHCT
Trong Y học cổ truyền hoa hòe là vị thuốc góp phần trong các bài thuốc giải độc, mát gan, chỉ huyết, thanh nhiệt và sát cam trùng tốt. Ngoài ra dược liệu còn được sử dụng để điều trị một số bệnh lý như: đau mắt đỏ, mất ngủ, ho khạc, chảy máu cam, đại tiện và tiểu ra máu, huyết áp cao, xích bạch ly, các loại trĩ trừ giun sán,…
Tác dụng theo y lý hiện đại
- Cầm máu: Theo ghi chép trong Trung Dược học thì hoa hòe có tác dụng cầm màu rất hiệu quả. Đặc biệt hoa hòe sao thành than sẽ giúp cầm máu tốt hơn.
- Giảm mỡ máu: Cũng theo ghi chép trong Trung Dược học thì hoa hòe còn là thảo dược giúp phòng ngừa và điều trị các bệnh về xơ vữa động mạch. Hoa của thảo dược giúp giảm nồng độ Cholesterol trong trong gan và máu.
Ngoài ra hoa hòe chữa giãn tĩnh mạch, giúp gia tăng độ bền và giảm thẩm thấu mao mạch. Đồng thời vị thuốc này còn giúp chống co thắt, chống loét tại phế quản.
Hoa hòe có tác dụng chữa bệnh gì, cách dùng như thế nào?
Sau khi đã hiểu rõ được hoa hòe khô có tác dụng gì trong Đông y và Tây y, chúng ta cùng đến với những bài thuốc chữa bệnh chiết xuất từ hoa hòe như sau:
Bài thuốc trị chảy máu cam
- Nguyên liệu: hoa hòe và ô tắc cốt
- Lấy mỗi vị số lượng bằng nhau
- Sao vàng hỗn hợp sau đó nghiền thành bột mịn. Sử dụng uống mỗi ngày kết hợp dùng để hít cho mũi.
Bài thuốc giải nhiệt
- Nguyên liệu: Hoa hòe 20g đem phơi khô hoặc sấy khô rồi nấu với nước sôi.
- Đợi khoảng 3 – 5 phút cho ngấm rồi uống như trà hàng ngày để thanh lọc cơ thể. Sử dụng luôn trong ngày, không để thuốc qua đêm bởi có thể bị đau bụng.
Bài thuốc chữa bệnh xuất huyết, ra máu
- Bài thuốc 1: Thang thuốc chuẩn bị gồm 20g hoa hòe, 12g diếp cá, 10g địa du. Đem hỗn hợp đi rửa sạch rồi sao đen địa du và hoa hòe. Bước tiếp theo cho hỗn hợp đã sao đen sắc cùng diếp cá, thêm 300ml nước. Sắc tới khi còn 150ml thì tắt bếp, chia đều sử dụng 2 lần/ngày.
- Bài thuốc thứ 2: Dùng từ 10 – 12g quả hoặc nụ hoa hòe (đã sao đen) sau đó sắc cùng 450ml nước. Sắc nhỏ lửa cho tới khi thuốc cạn còn 200ml thì tắt bếp. Chia đều thuốc ngày uống từ 1 – 2 lần.
Bài thuốc trị bệnh ngoài da
- Bài thuốc gồm hỗn hợp 3 vị thuốc hoa hòe tươi, khúc khắc mỗi vị 30g, thêm 9g cam thảo.
- Cho thang thuốc vào nước ấm rồi pha với nước sôi để thuốc ra hết các chất hại.
- Sử dụng thuốc như trà uống hàng ngày, mỗi ngày sử dụng 1 thang, dùng luôn trong ngày.
Bài thuốc chữa lao hạch
- Nguyên liệu gồm hỗn hợp gạo nếp và hoa hòe theo tỉ lệ 1:2 ( 1 phần gạo nếp với 2 phần hoa hòe).
- Sao đen hỗn hợp rồi tán thành bột mịn
- Mỗi ngày uống 10g bột pha cùng nước. Nên sử dụng vào buổi sáng trước khi ăn để đạt hiệu quả cao nhất.
Bài thuốc trị cao huyết áp
- Bài thuốc 1: Gồm hỗn hợp hoa hòe và hy thiêm thảo. Tùy theo cơ địa và thể trạng mỗi người mà sử dụng từ 20g – 40g. Rửa sạch hỗn hợp rồi đem sắc cả 2 phần, sử dụng uống hàng ngày.
- Bài thuốc 2: Thang thuốc gồm hỗn hợp: Hoa hòe, tang ký sinh mỗi vị lấy 25g; hạ thảo khô, xuyên khung mỗi vị lấy 20g; địa long lấy 15g. Đem hỗn hợp sắc cùng 750ml nước, sắc còn 250ml thì tắt bếp. Mỗi ngày uống đều đặn 2 lần sáng – tối.
- Bài thuốc 3: Kết hợp hỗn hợp gồm hoa hòe, cát căn, sung úy tử với tỉ lệ lần lượt 15g:15g:30g. Nếu thường xuyên bị mất ngủ, âu lo, tim đập nhanh thì thêm 15g Toan Táo nhân. Còn nếu bị đau tức ngực thì thêm vào thang thuốc Hà thủ ô, đan sâm mỗi vị 12g. Sử dụng nồi đất để sắc thuốc.
Bài thuốc điều trị nhức đầu, tê bì ngón tay
- Nguyên liệu gồm có hoa hòe, tâm sen, hạt muồng
- Rửa sạch nguyên liệu rồi đem sao khô và tán thành bột mịn.
- Mỗi ngày uống từ 2 – 4 lần, mỗi lần sử dụng 5g bột.
Bài thuốc chữa sốt xuất huyết ở dạng nhẹ
- Nguyên liệu: Hoa hòe và hạt muồng
- Hoa hòe mang sao vàng rồi nghiền thành bột. Còn nếu dùng cây thì sắc thành thuốc rồi lấy nước uống.
- Dùng bột thì mỗi ngày dùng từ 10g – 20g bột, còn sắc uống thì uống từ 1 – 2 lần trong ngày.
Bài thuốc trị bệnh băng lậu
- Thang thuốc này gồm có các thành phần như sau: 30g hoa hòe than; kế mộc, địa du than, thuyên thảo than, ô tặc cốt nung mỗi vị 15g; sinh cam thảo 5g; bồ hoàng 10g.
- Mỗi ngày sắc 1 thang, kiên trì sử dụng trong 2 tháng sẽ thấy bệnh thuyên giảm
Bài thuốc trị bệnh trĩ
- Bài thuốc 1 gồm có: hoa hòe, chỉ xác, trắc bá mỗi vị 12g; thêm 8g kinh giới. Đem hỗn hợp sao khô rồi tán thành bột mịn. Hằng ngày hòa 10g bột cùng nước sôi, khuấy đều, sử dụng khi nguội.
- Bài thuốc 2 gồm có: hoa hòe và khổ sâm với tỷ lệ bằng nhau. Nghiền 2 vị thuốc thành bột mịn. Mỗi ngày lấy nước trộn với bột để bôi phía bên ngoài hậu môn.
- Bài thuốc 3 gồm có: hoa hòe, chỉ xác, phèn chua mỗi vị thuốc 20g; ngải cứu 40g. Đem đun thang thuốc với nước sau đó tiến hành xông hậu môn hàng ngày. Đều đặn sử dụng sau 1 tháng trĩ sẽ thuyên giảm.
Bài thuốc đặc trị bệnh vẩy nến
- Sử dụng hoa hòe và mật ong. Sao vàng hoa hòe rồi tán thành bột mịn.
- Trộn thêm mật ong nguyên chất lượng vừa đủ và vo thành viên hoàn
- Mỗi ngày uống thuốc sau bữa ăn sáng – tối.
Bài thuốc trị rong kinh ở phụ nữ
- Nguyên liệu gồm hoa hòe 30g và thảo sương 15g.
- Đem hỗn hợp tán thành bột mịn rồi mới sử dụng
- Mỗi ngày dùng 9g bột mịn pha cùng nước để uống.
- Sử dụng từ 3 – 5 ngày sẽ thấy hết tình trạng rong kinh.
Bài thuốc chữa đi cầu ra máu
- Bài thuốc 1: Kết hợp lượng bằng nhau hỗn hợp bao gồm: Bá tử nhân, thương xác, kinh giới tuệ và hoa hòe. Đem các vị thuốc nghiền thành bột mịn. Mỗi ngày dùng 6g pha với nước cơm để uống.
- Bài thuốc 2: Thang thuốc gồm có 60g hoa hòe; 30g cam thảo; 45g thương truật; 45g địa du. Đem các vị thuốc sao cho thơm rồi mang đi sấy khô hoặc phơi khô, sau đó tán thành bột mịn. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần lấy chừng 6g bột.
- Bài thuốc 3: Hỗn hợp vị thuốc gồm có hoa hòe, địa du, hoạt thạch, mỗi vị 15g; kinh địa, đương quy, kim ngân hoa mỗi vị 12g; kinh giới, hoàng liên, hoàng bá, hoàng cầm mỗi vị 10g; sài hồ, thăng ma, chỉ xác mỗi vị 6g. Các vị thuốc đem sắc trong ấm đất, chắt lấy nước cốt uống mỗi ngày 3 lần vào sáng – trưa – tối.
Hoa hòe làm thuốc trị mụn nhọt
- Nguyên liệu gồm có 30 – 60g hoa hòe khô sắc cùng 1500ml nước.
- Mỗi ngày lấy tăm bông thấm nước rồi chấm vào mụn nhọt từ 2 – 3 lần.
- Bã của thuốc sau khi sắc có thể tận dụng để đắp vào chỗ mụn nhọt.
- Làm kiên trì từ 1 – 3 ngày thì mụn nhọt sẽ không còn đau, bớt sưng và có thể khỏi hẳn.
Trả lời một số câu hỏi khi sử dụng hoa hòe khô
Phần chia sẻ tiếp theo, bác sĩ Nguyễn Vân Anh sẽ giải đáp một số câu hỏi liên quan tới hoa hòe dược liệu.
Hoa hòe có tác hại gì không, uống nhiều có tốt không?
Nụ hoa hòe được xác định hoàn toàn không có độc tính, nếu có cũng không ảnh hưởng gì nhiều so với liều lượng bác sĩ chỉ định. Trong quá trình sử dụng, người dùng gặp phải một số phản ứng của cơ thể là do:
- Không chú ý tới cơ địa: Hoa hòe có tác dụng rất tốt trong việc hạ huyết áp vì vậy bản thân những người huyết áp thấp khi dùng có thể bị chóng mặt, gây choáng.
Trong hoa hòe có tính hàn nên những người cơ địa tì vị hư hàn hay đau bụng, kém ăn, chậm tiêu, người thiếu máu,… không nên dùng.
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng cần hết sức cẩn trọng khi dùng. Cần tham khảo kỹ ý kiến bác sĩ.
- Tác hại do dùng sản phẩm chất lượng kém: Người dùng có thể gặp phải tình trạng đau bụng, tiêu chảy, ngộ độc do sử dụng phải hoa hòe làm giả, nụ hoa hòe đã biến chất hoặc quá trình chế biến không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh, sản phẩm bị nhiễm nhiều tạp chất độc hại.
Hoa hòe có tốt cho bà bầu không?
Trong đông y, dược liệu hoa hòe có vị đắng, giúp thanh nhiệt, chống viêm, cầm máu cực tốt. Tuy nhiên rất tiếc loại thảo dược này lại không thích hợp cho bà bầu, phụ nữ có thai.
Các nghiên cứu lâm sàng đã chỉ ra rằng, hoa hòe có vị đắng nhưng lại có tác dụng chỉ huyết trị huyết nhiệt gây ra xuất huyết. Do vậy phụ nữ đang mang bầu khi uống hoa hòe có thể bị co bóp tử cung, nhẹ thì có thể bị động thai; trường hợp nặng có thể bị sảy thai.
Ngoài ra phụ nữ sau sinh cũng không nên sử dụng hoa hòe hay các sản phẩm từ thảo dược này. Nếu chị em muốn giải khát, thanh nhiệt có thể thay thế bằng trà atiso hoặc nước mơ ngâm đường phèn.
Hoa hòe có tác dụng giảm cân không?
Khi đề cập tới thông tin hoa hòe chữa được bệnh gì, chúng tôi cũng đã đưa ra bài thuốc giảm mỡ máu. Tuy nhiên bác sĩ Vân Anh xin đưa ra lời giải thích chính xác và cụ thể cho câu hỏi này như sau.
Hoa hòe có tính chất lương huyết nên có tác dụng điều hòa khí huyết, giúp hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Nhưng bạn chỉ có thể giảm cân khi uống nước hoa hòe trong thời gian bạn ăn uống, tập luyện để giảm cân. Ngoài ra khi bạn bị béo phì và có chế độ ăn để giảm cân thì uống nước hoa hòe cũng hỗ trợ giảm cân.
Hoa hòe dùng để làm gì, pha trà được không?
Ngoài việc sử dụng trong các bài thuốc chữa bệnh, hoa hòe còn được sử dụng làm nguyên liệu hãm trà cực ngon.
Cách pha trà cũng rất đơn giản như sau:
- Cho khoảng 20 – 30g hoa hòe khô vào ấm trà. Bạn nên sử dụng ấm sứ hoặc gốm chuyên dụng chuyên pha trà.
- Dùng nước nóng khoảng 90 – 95 độ C để pha. Nhớ tráng lần nước đầu tiên để sạch bụi bẩn.
- Tiếp tục cho 300ml nước ấm vào rồi hãm trong khoảng 1 – 2 phút là có thể sử dụng được. Để tận dụng được hết hương vị bạn cần phải pha 3 – 4 lần nước sôi.
Giá hoa hòe khô bao nhiêu tiền?
Hoa hòe là loại thảo dược được nhiều người tìm kiếm và sử dụng. Hoa hòe khô giá bao nhiêu còn phụ thuộc vào đơn vị bán cũng như chất lượng sản phẩm như thế nào. Khảo sát thị trường hiện nay giá của dược liệu này dao động từ 130.000 – 180.000 vnđ/kg.
Nhìn chung mỗi địa chỉ bán sẽ đưa ra chính sách giá riêng cho khách hàng. Tuy nhiên hãy là người tiêu dùng thông thái, sản phẩm đắt chưa chắc đã tốt. Bởi thị trường dược liệu Việt đang nhiễu loạn, nhiều gian thương lợi dụng lòng tin của khách hàng mà bán sản phẩm kém chất lượng. Dược liệu giá cao nhưng lại chứa nhiều tạp chất gây hại cho sức khỏe.
Vậy hoa hòe mua ở đâu đảm bảo chất lượng tốt?
Mua hoa hòe không khó nhưng vấn đề nằm ở việc người tiêu dùng cần “chọn mặt gửi vàng” để tìm ra địa chỉ uy tín, bán dược liệu đảm bảo chất lượng.
Giữa hàng trăm lời quảng cáo từ các đơn vị cung cấp dược liệu khác nhau, Trung tâm Nghiên cứu và Nuôi trồng Dược liệu Vietfarm tự tin là đơn vị bán buôn dược liệu uy tín nhất Việt Nam. Tại đây người dùng có thể yên tâm chọn mua hoa hòe đảm bảo chất lượng tuyệt đối.
Cây hoa hòe được trồng tại rừng dược liệu sạch tại Ninh Bình, Hải Phòng với diện tích 30ha. Dược liệu được nuôi trồng, sản xuất đạt tiêu chuẩn quốc tế GACP-WHO. Trước khi đưa ra thị trường, sản phẩm được kiểm định khắt khe bởi các chuyên gia hàng đầu tại Vietfarm, đảm bảo không chứa tạp chất, 100% DƯỢC TÍNH TỰ NHIÊN.
Hoa hòe khô Vietfarm đạt sản phẩm chất lượng CO – CQ của Bộ y tế tuyệt đối AN TOÀN cho người sử dụng. Sản phẩm được đóng gói bao bì đẹp mắt theo dạng túi zip 500g, 1kg tùy theo nhu cầu dùng.
Sản phẩm hiện đang có giá 140.000vnđ/ 500g. Vietfarm nhận giao hàng toàn quốc, tiện lợi, nhanh chóng.
Đặc biệt với mỗi hóa đơn trên 500.000 vnđ sẽ được MIỄN PHÍ SHIP
Khi mua hoa hòe tại Vietfarm người dùng sẽ được đội ngũ chuyên gia tư vấn, hướng dẫn sử dụng dược liệu để đạt được hiệu quả tốt nhất.