Hoa Atiso
NHẬN NGAY TƯ VẤN TỪ CHUYÊN GIA ĐẦU NGÀNH VỀ CÁCH DÙNG HOA ATISO VỚI TỪNG ĐỐI TƯỢNG
Hoa atiso là thảo dược được trồng phổ biến tại Việt Nam với dùng để pha trà nhờ hương vị thơm ngon. Bên cạnh đó, loài hoa này còn là một thảo dược quý trong Đông y với nhiều công dụng như tốt cho hệ tuần hoàn, cung cấp vitamin thiết yếu, chống lão hóa,… Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ đến quý bạn đọc những thông tin chi tiết nhất về dược liệu hoa atiso.
Những thông tin tổng quát về hoa atiso
Atiso là loài thực vật xuất hiện phổ biến và được trồng nhiều ở nước ta. Một số thông tin về loài cây này trong các tài liệu nghiên cứu như sau:
- Tên gọi khác: Atiso Đà Lạt, atiso xanh
- Danh pháp khoa học: Cynara Scolymus L
- Thuộc họ: Hoa Cúc (Compositae)
Đặc điểm thực vật
Cây hoa atiso thu hút nhiều người không chỉ nhờ công dụng trong điều trị bệnh mà còn có vẻ đẹp độc đáo. Một số đặc điểm thực vật để phân biệt loài cây này như sau:
- Là loài cây thân thảo, tương đối thấp, chiều cao trung bình của cây trưởng thành chừng 1 – 2m, có lớp lông trắng bao phủ xung quanh.
- Lá cây mọc so le, to dài, phiến lá khía sâu, có hình răng cưa không đều. Mặt lá trên có màu xanh lục, mặt dưới có màu xanh nhạt hơn và có lớp lông trắng mịn.
- Hoa atiso mọc thành cụm ở đầu ngọn cây, hình đầu, kích thước tương đối lớn và có màu xanh, đỏ tím hoặc tím lơ nhạt. Phấn hoa atiso có màu vàng tươi và mùi thơm đặc trưng cũng được khai thác phổ biến. Những nội dung tiếp theo sẽ giải đáp thắc mắc phấn hoa atiso có tác dụng gì cho sức khỏe người dùng.
- Quả cây màu nâu sẫm, nhẵn bóng và có mào lông màu trắng.
Hoa atiso có mấy loại phổ biến?
Trên thực tế, cây atiso chỉ có một loại duy nhất với những đặc điểm thực vật như trên. Hiện nay, có một loài cây cũng mang tên atiso đỏ (hay bụp giấm) nhưng loài cây này là một loài riêng biệt, thuộc họ Bông và không có điểm chung với cây atiso Đà Lạt.
Cây atiso đỏ có thân màu đỏ tím, quả hình búp và có màu đỏ, mọc nhiều xung quanh thân. Loài cây này được dùng làm siro, dược liệu nhưng mang dược tính, công dụng khác hoàn toàn với atiso Đà Lạt.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ không nhắc đến những thông tin hoa atiso ngâm đường uống có tác dụng gì, cách ngâm như thế nào mà tìm hiểu sâu hơn về tác dụng, cách dùng cây atiso Đà Lạt.
Hiện nay thị trường có nhiều đơn vị cung cấp hoa Atiso sấy khô để mua về nấu trà trực tiếp. Tuy nhiên, là một dược liệu mang đến nhiều tác dụng cho sức khoẻ, nhiều cơ sở cung cấp hoa Atiso khô kém chất lượng, phương pháp sấy thủ công làm mất đi nhiều loại dưỡng chất quý hiếm. Cái người dùng sử dụng chỉ là xác dược liệu, không có tác dụng gì cả. Vì thế khi mua Atiso về sử dụng tại nhà, người dùng đặt niềm tin ở những đơn vị uy tín, có thương hiệu rõ ràng.
Khu vực phân bố chủ yếu
Cây hoa atiso có nguồn gốc từ miền Nam Châu Âu (vùng Địa Trung Hải), sau đó được di thực vào Việt Nam từ nhiều thập kỷ trước đây. Loài cây này sinh trưởng tốt trong khí hậu ôn đới như Đà Lạt (Lâm Đồng), Sapa (Đà Lạt) hay Tam Đảo (Vĩnh Phúc).
Ngoài ra, một số tỉnh thành cây phát triển mạnh mẽ có thể kể đến như Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên,…
Mùa hoa atiso vào tháng mấy, cách thu hái và bào chế
Hầu hết các bộ phận của cây atiso đều được khai thác làm dược liệu nhờ có hàm lượng dược tính cao như thân, lá, hoa, rễ, phấn hoa và lá bắc có phần gốc nạc. Thời điểm thu hoạch tốt nhất là lúc cây ra hoa, chưa nở rộ, thường rơi vào tháng 5, 6 hàng năm. Đối với bộ phận lá thì nên lấy vào thời cây mới sinh trưởng hoặc cuối mùa hoa.
Sau khi thu hoạch về cần tiến hành rửa sạch dược liệu, phần hoa cần mở nhẹ các kẽ lá để loại bỏ hết bụi bẩn bên trong. Tiếp đến người dùng có thể dùng tươi hay phơi hoặc sấy khô để sử dụng lâu dài.
Ngoài ra, phần nhụy hoa cũng được khai thác khi hoa đã nở rộ, sau đó phơi hoặc sấy nhẹ. Chúng ta sẽ tìm hiểu công dụng của nhụy hoa atiso dùng để làm gì trong phần tiếp theo.
Dược liệu atiso có khả năng hút ẩm rất mạnh nên cần được bảo quản thật kỹ trong các lọ, túi bóng kín, để nơi khô ráo thoáng mát để tránh nấm mốc.
Sử dụng hoa atiso có tác dụng gì đối với sức khỏe?
Dù mới xuất hiện trên thị trường hiện nay nhưng hoa atiso vẫn được nhiều người ưa chuộng nhờ những công dụng tốt cho sức khỏe.
Theo y học cổ truyền
Các tài liệu Đông y đã giúp chúng ta trả lời những thắc mắc về hoa atiso có vị gì, tác dụng như thế nào,…. Theo đó, thảo dược này có vị hơi đắng, tính mát và có nhiều công dụng như thông mật, lợi tiểu, nhuận trường, mát gan, giải độc, trị thấp khớp,…
Theo y học hiện đại
Các nhà khoa học đã tìm thấy rất nhiều hợp chất quý tốt cho sức khỏe trong cây atiso, cụ thể như sau:
- Chất đắng Cynarin, Inulin, Tanin, K, Canxi, Magie, Natri,…
- Các acid hữu cơ đa dạng như: Acid phenol, acid alcol, acid succinic,…
- Các hợp chất Flavonoid điển hình như Cynarozid, Scolymozid,…
- Nhiều vitamin thiết yếu như vitamin A, C, B1, B2 cùng nhiều hoạt chất khác.
Vậy các hợp chất này có trong hoa atiso khô co tac dung gi cho sức khỏe? Ngay sau đây là những công dụng của atiso đã được các nhà khoa học chứng mình và khẳng định:
- Làm giảm cholesterol xấu trong máu, giảm lượng mỡ máu và ngăn ngừa các bệnh về tim mạch.
- An thần, cải thiện chất lượng giấc ngủ, trị chứng mất ngủ về đêm, giảm căng thẳng mệt mỏi, stress,…
- Lợi tiểu, bổ sung chất xơ cho cơ thể, điều trị bệnh phù, thấp khớp.
- Chữa chứng buồn nôn, kích thích tiêu hóa tốt.
- Chống lão hóa, làm đẹp da, xóa mờ vết thâm, tàn nhang, trị mụn.
- Cân bằng đường huyết, tốt cho bệnh nhân tiểu đường, hỗ trợ điều trị bệnh.
- Mát gan, giải độc, giải rượu và tăng cường chức năng gan.
NHẬN NGAY TƯ VẤN TỪ CHUYÊN GIA ĐẦU NGÀNH VỀ CÁCH DÙNG HOA ATISO VỚI TỪNG ĐỐI TƯỢNG
Hoa atiso làm gì để khai thác tác dụng tốt nhất? Những cách dùng hiệu quả nhất
Cây atiso khô hay hoa atiso tươi làm gì cũng mang lại rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Và để khai thác chúng một cách hiệu quả người dùng cần sử dụng đúng cách và phù hợp với từng đối tượng, mục đích cụ thể. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những cách dùng đơn giản, hiệu quả trong nội dung sau đây.
Cách pha trà từ hoa atiso
Trà hoa atiso là thức uống yêu thích của nhiều người hiện nay bởi mùi thơm đặc trưng và vị ngon đậm đà. Người dùng có thể pha trà theo 2 cách như sau:
Cách pha trà tươi
- Chuẩn bị: Hoa atiso tươi, lá dứa thơm rửa sạch, để ráo nước.
- Cho atiso và lá dứa vào nồi đun sôi đến khi hoa mềm ra thì vớt ra.
- Bỏ thêm đường rồi tiếp tục đun đến khi tan hoàn toàn, đổ ra bình để nguội.
Cách pha trà atiso khô
- Lấy 10gr hoa atiso khô cho vào bình, tráng qua một lần với nước sôi.
- Tiếp đến, đổ thêm khoảng 2 lít nước sôi, ủ trà trong khoảng 3 – 5 phút là được.
Với cách làm này, người dùng có thể uống khi còn ấm hoặc bảo quản trong tủ lạnh để uống trong ngày.
Dùng hoa atiso nấu món gì thơm ngon, bổ dưỡng?
Hoa atiso có ăn được không chắc hẳn là thắc mắc của nhiều người. Không chỉ dùng được trong các bài thuốc, loài hoa này còn được dùng dùng làm nguyên liệu trong các món ăn bổ dưỡng như hầm cùng giò heo, canh thịt băm,… với cách chế biến như sau:
- Chuẩn bị: Hoa atiso 1 bông cắt dọc, 1 tép tỏi, 1 lát chanh tươi và lá nguyệt quế.
- Cho tỏi, chanh và lá nguyệt quế vào đun cùng với 1 ít nước, để nhỏ lửa. Đến khi sôi đều thì cho thêm hoa atiso vào đun tiếp trong khoảng 30 – 45 phút.
- Nấu các món ăn như thường lệ đến khi gần được thì cho hoa atiso vào hầm thêm 5 phút.
Bài thuốc giảm cholesterol xấu trong máu
- Chuẩn bị: Thân, rễ atiso mỗi loại 40gr cùng 20gr cụm hoa khô.
- Nghiền nhỏ dược liệu thành bột. Mỗi lần dùng 2gr dược liệu pha với nước sôi để uống hàng ngày.
Kiên trì thực hiện đều đặn hàng ngày sẽ giúp loại bỏ các cholesterol xấu, giảm đáng kể lượng mỡ trong máu, ngăn ngừa các bệnh tim mạch.
Cách ăn hoa atiso hầm sườn lợn điều trị tiểu đường
- Chuẩn bị: 50gr hoa atiso sấy khô, 100gr khoai tây, 50gr cà rốt và 150gr sườn lợn.
- Sơ chế các nguyên liệu: Dược liệu rửa sạch, khoai tây, cà rốt cắt thành những miếng vuông nhỏ, sườn lợn chặt khúc chừng 2 đốt ngón tay.
- Hầm kỹ xương lợn rồi bỏ các nguyên liệu khác vào hầm tiếp đến khi nhừ, nêm gia vị vừa miệng.
Mỗi ngày dùng 1 lần và sử dụng liên tục theo từng đợt 5 – 10 ngày sẽ mang đến hiệu quả tích cực.
Hoa atiso giá bao nhiêu hợp lý? Địa chỉ mua sản phẩm uy tín, chất lượng
Hoa atiso chỉ xuất hiện ở một số vùng nhất định nên người dùng khó có thể tìm được dược liệu tươi. Đồng thời, hoa atiso tươi giá bao nhiêu rất khó xác định vì phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mùa vụ, vận chuyển, bảo quản,…
Thay vào đó, dược liệu khô lại khá phổ biến trên thị trường hiện nay như tại các hiệu thuốc, cửa hàng dược liệu, chợ,… Giá hoa atiso sấy khô hiện nay dao động khoảng 800.000 – 1.000.000 VNĐ/kg..
Tuy nhiên, nếu không lựa chọn cẩn thận, rất có thể bạn sẽ mua phải những sản phẩm kém chất lượng, chứa chất bảo quản gây hại đến sức khỏe. Vậy hoa atiso mua ở đâu uy tín, chất lượng? Không chỉ riêng bạn mà rất nhiều người dùng khác cũng băn khoăn về hoa atiso khô giá bao nhiêu.
Để giải quyết các vấn đề này hãy đến với Trung tâm Nghiên cứu và Nuôi trồng dược liệu Vietfarm – Đơn vị số 1 cả nước chuyên cung cấp dược liệu sạch được hàng triệu người dùng tin tưởng và đánh giá cao hiện nay.
Nhận thấy nhu cầu người dùng tìm đến loại hoa này để nấu nước giúp thanh nhiệt tăng cường sức khỏe ngày càng cao. Trong khi không nhiều cơ sở cung cấp đảm bảo uy tín, chất lượng dược liệu. Trung tâm Vietfarm đã tiến hành đầu tư và xây dựng một vườn trồng hoa Atiso để thuận tiện cho việc chăm sóc, thu hái và đảm bảo hàm lượng dưỡng chất bên trong.
Vườn Atiso của Vietfarm được trồng và chăm sóc đạt chuẩn GACP – WHO đặt tại Tam Đảo – Vĩnh Phúc. Địa phương có khí hậu quanh năm mát mẻ, ôn hòa, rất thích hợp cho loài cây này sinh trưởng và phát triển, bông hoa to, giàu dưỡng chất hơn. Chủng giống được nuôi trồng cũng là nguồn giống tốt nhất, cho năng suất cao, đúng mùa vụ.
Quá trình nuôi trồng cây hoa Atiso được chăm sóc bởi bàn tay của những người nông dân với nhiều năm kinh nghiệm và giám sát bởi đội ngũ chuyên gia đầu ngành. Đảm bảo 100% cây phát triển tự nhiên, không phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng.
Hoa Atiso thường sẽ được thu hoạch vào mùa hè tầm tháng 5, 6. Người ta sẽ thu hái cả cây các bộ phận của cây đều có thể dùng làm dược liệu. Tùy vào nhu cầu sẽ có cách sơ chế khác nhau.
Với những bông hoa Atiso sẽ được thái mỏng, đưa vào nhà máy đạt chuẩn GMP được Trung tâm Vietfarm đầu tư hàng chục tỷ đồng để xây dựng. Hoa Atiso được sấy khô bằng công nghệ sấy thăng hoa lưu hương – công nghệ hiện đại, tiên tiến nhất của Nhật Bản. Nhờ đó, giữ được 99% hàm lượng dược chất cùng màu sắc, hương thơm của hoa như khi còn tươi, không gãy, vỡ, vụn.
Sau khi sấy khô, hoa Atiso được đóng gói trên dây chuyền công nghệ cao, bao bì chắc chắn, thiết kế thuận tiện khi sử dụng. Bên ngoài còn được tích hợp thêm một mã QR-code để người dùng kiểm tra và truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Mỗi túi dược liệu có trọng lượng 0,5kg giá bán công khai, minh bạch trên thị trường là 375.000 VNĐ/0,5kg.
Hoa Atiso Vietfarm đảm bảo đạt chuẩn CO-CQ, được cấp phép lưu hành toàn quốc. Chưa kể đến dược liệu trước khi cung cấp ra thị trường đã được đội ngũ chuyên gia của Trung tâm dược liệu Vietfarm thẩm định chất lượng. Nhằm mang đến sản phẩm tốt nhất cho người sử dụng.
Những lưu ý khi sử dụng hoa atiso
Để tránh những tác dụng phụ cho sức khỏe, người dùng cần chú ý những vấn đề sau:
- Không nên lạm dụng dược liệu mà cần sử dụng đúng liều lượng. Nếu không, người dùng có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn như: trướng bụng, mệt mỏi, suy nhược chức năng gan,…
- Phân biệt rõ với cây atiso đỏ (bụp giấm) để tránh sử dụng sai cách.
- Khi tiếp xúc nhiều với cây atiso có thể bị kích ứng, mẩn ngứa do lớp lông nhỏ bên ngoài.
- Những người bị tắc ống mật, sỏi mật, dị ứng với bất cứ dược liệu nào trong bài thuốc thì không nên sử dụng.
- Hoa atiso có thể gây cản trở quá trình hấp thụ muối sắt của cơ thể vì thế không sử dụng đồng thời cả hai.
- Phụ nữ mang thai và cho con bú cần cân nhắc, tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
- Thường xuyên khám sức khỏe, theo dõi hàm lượng cholesterol trong máu để có phương pháp điều trị phù hợp.
Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về dược liệu hoa atiso. Hy vọng bài viết này đã mang đến cho bạn nhiều kiến thức hữu ích và đừng quên cập nhật thêm nhiều kiến thức hữu ích về dược liệu trong các bài viết tiếp theo.