Đan Sâm
Đan sâm là một trong những thảo dược có nhiều công dụng trong việc điều trị các bệnh phụ khoa, xương khớp, suy nhược thần kinh,… và đặc biệt là các bệnh về tim mạch. Các bài thuốc từ đan sâm dược liệu đã được sử dụng từ nhiều năm trước đây, mang đến cho người bệnh những kết quả tích cực. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ những thông tin chi tiết về đặc điểm, tác dụng, cách dùng và những lưu ý khi sử dụng vị thuốc quý này.
Những thông tin tổng quan về đan sâm
Dù được sử dụng nhiều trong Đông y, thế nhưng không phải ai cũng biết đan sâm là cây gì. Dưới đây là những thông tin tổng quan về vị thuốc này:
- Tên gọi khác: huyết sâm, xích sâm, cửu thảo, xôn đỏ, viểu đan sâm, tử đan sâm,…
- Tên khoa học: Salvia miltiorrhiza
- Thuộc họ: Hoa môi (Tên khoa học là Lamiaceae)
Đặc điểm thực vật
Đan sâm là loài thực vật mọc hoang, xuất hiện ít ở nước ta, một số đặc điểm thực vật nổi bật của chúng như sau:
- Là loài thân thảo, có độ cao khoảng từ 30 – 80cm. Thân cây hình trụ vuông nhỏ, có các gân dọc, màu xanh, đôi khi là màu tía nâu đỏ.
- Lá cây mọc kép, đối xứng với nhau, thường gồm 3, 5 hoặc 7 lá chét. Mỗi phiến lá có màu xanh tro, bề mặt được phủ lớp lông nhỏ và mép lá có răng cưa tù.
- Hoa mọc thành từng chùm, xuất hiện ở đầu cành, dài từ 10 – 15cm và có màu trắng hoặc đỏ tím nhạt. Cây thường ra hoa vào khoảng từ tháng 4 – 6 hàng năm.
- Đến tháng 7 – 9 là thời điểm cây kết quả. Quả đan sâm có kích thước nhỏ chỉ vài mm.
- Rễ cây hình trụ dài, thon nhỏ, ít phân nhánh. Phần vỏ có màu đỏ nâu hoặc nâu đen, nhiều rễ con bám xung quanh. Khi già, lớp vỏ ngoài của củ bị bong tróc để lộ lớp vỏ trong màu trắng ngà.
Khu vực phân bố chủ yếu
Đan sâm xuất hiện từ nhiều năm trước đây ở một số tỉnh của Trung Quốc như Tứ Xuyên, An Huy, Sơn Tây, Hà Bắc,… và Nhật Bản. Sau đó, thảo dược được di thực vào Việt Nam, xuất hiện ít trong tự nhiên mà chỉ được trồng là chủ yếu.
Hiện nay, thảo dược này được trồng nhiều nhất tại khu vực Tam Đảo và một số tỉnh thành vùng núi phía Bắc.
Thu hái và bào chế
Bộ phận mang nhiều dược tính nhất trong đan sâm vị thuốc là phần rễ. Chính vì thế, chúng được khai thác và sử dụng nhiều trong Đông y. Để chất lượng dược liệu đạt kết quả tốt nhất, người ta thường thu hái khi cây đã trưởng thành (ít nhất 03 năm tuổi) vào mùa đông hàng năm. Rễ cây thường đâm sâu trong mặt đất nên khi thu hoạch cần đào sâu để tránh đứt gãy hay bỏ sót.
Sau khi thu hái cần tiến hành sơ chế dược liệu trước khi thực hiện công đoạn bào chế. Đầu tiên, đan sâm thu hoạch về rửa sạch đất cát, bụi bẩn và côn trùng rồi ủ mềm một đêm. Sau đó có thể tiến hành vào chế theo 2 cách dưới đây:
- Cách 1: Thái dược liệu thành những lát dày từ 1 – 2cm, phơi trực tiếp dưới nắng 2 – 3 ngày hoặc sấy đến khi khô hoàn toàn. Bảo quản dược liệu khô trong lọ kín hoặc túi bóng, tránh côn trùng, nấm mốc gây hư hại.
- Cách 2: Rễ cây sau khi ủ mềm thái thành những lát mỏng, tẩm rượu ủ trong 1 giờ đồng hồ rồi đem sao vàng cho đến khi khô hoàn toàn. Tiếp đến, dược liệu khô được tán thành bột bột đan sâm để sử dụng lâu dài.
- Cách 3: Dùng đan sâm ngâm rượu. Sau khi thu được dược liệu khô có thể đem ngâm rượu bồi bổ sức khỏe. Cứ mỗi 1kg dược liệu khô thì cần 1 lít rượu trắng 40 – 42 độ. Ủ rượu ở nhiệt độ phòng, nơi thoáng mát trong vòng 1 tuần là có thể sử dụng. Ngoài ra, còn có nhiều cách ngâm rượu đan sâm cùng các dược liệu khác tùy từng mục đích sử dụng.
- Cách 4: Nấu cao đan sâm dạng cao hay viên hoàn đều mang lại nhiều hiệu quả trong việc sử dụng. Cụ thể cao đan sâm có tác dụng gì chúng ta sẽ tìm hiểu trong những nội dung tiếp theo. Tuy nhiên cách bào chế này yêu cầu kỹ thuật cao, thiết bị phức tạp nên thường được thực hiện trong các nhà máy sản xuất dược liệu.
Sử dụng đan sâm có tác dụng gì đối với sức khỏe?
Dù là vị thuốc quý trong Đông y nhưng chắc hẳn không phải ai cũng hiểu rõ những tác dụng của đan sâm đối với sức khỏe. Dưới đây là những công dụng của vị thuốc này đã được chứng minh bởi nền y học cổ truyền và các nghiên cứu khoa học.
Theo y học cổ truyền
Trong các tài liệu Đông y đan sâm là dược liệu có vị đắng, tính hàn nhẹ, không chứa độc tố và quy vào kinh Tâm, Tâm Bào, Can là chủ yếu. Sử dụng dược liệu trong các bài thuốc chủ trị nhiều chứng bệnh, điển hình phải kể đến như:
- Hoạt huyết, tiêu ứ, tiêu ung, dưỡng huyết, thanh nhiệt, giải độc.
- Dưỡng thần định chí, thông lợi quan mạch, đau nhức xương khớp, bổ tân sinh huyết an thai, ôn nhiệt sinh cuồng,…
- Thông tâm bào lạc, ích khí, hàn nhiệt tích tụ, trị sán thống.
Theo y học hiện đại
Các nghiên cứu khoa học nghiên cứu về thành phần dược chất trong đan sâm đã được tiến hành và mang đến kết quả đáng mừng cho người bệnh. Theo đó, thảo dược này chứa nhiều hợp chất quý hiếm, tốt cho sức khỏe, nổi bật như: dẫn xuất Ceton (Tasinon I. II, III), tinh thể vàng (Cryptotanshinone, Methyl-tanshinon, Iso Cryptotanshinone), Acid lactic, Phenol, Vitamin E,…
Các hợp chất này mang lại nhiều lợi ích cho người dùng trong việc hỗ trợ và điều trị nhiều loại bệnh khác nhau.
- Giúp lưu thông mạch máu đến các cơ quan chức năng, giãn động mạch vành, tăng cường chức năng tim. Từ đó hỗ trợ phòng ngừa, điều trị các bệnh về tim mạch, đột quỵ, tai biến mạch máu não,…
- Điều hòa huyết áp, loại bỏ các cholesterol xấu trong máu, chống đông máu.
- Trị khó ngủ, kinh nguyệt không đều, bế kinh, đau nhức xương khớp, cử động không linh hoạt.
- Tiêu viêm, trị mụn nhọt, mụn ung.
- Giảm căng thẳng, mệt mỏi, suy nhược thần kinh, stress.
Những bài thuốc từ đan sâm hiệu quả nhất
Hiện nay có nhiều cách kết hợp đan sâm cùng các dược liệu khác để điều trị bệnh. Sau đây là những cách dùng được nhiều chuyên gia sử dụng phổ biến mang đến hiệu quả tốt nhất cho người bệnh.
Bài thuốc điều hòa kinh nguyệt, trị các bệnh phụ khoa
Người dùng có thể thực hiện theo những bài thuốc dưới đây:
- Bài thuốc 1: Chuẩn bị 20 – 40gr dược liệu khô, thái mỏng rồi tán thành bột mịn, một ít rượu ấm hoặc nước mía đường. Khuấy đều dược liệu với rượu trắng hoặc nước mía đường rồi chia thành 2 lần uống trong ngày, sau mỗi bữa ăn.
- Bài thuốc 2: 12gr xích xâm, 12 gr trạch lan và 8gr hương phụ đem sắc kỹ với 500ml đến khi cô cạn thì chắt lấy nước dùng trong ngày.
- Bài thuốc 3: Đan sâm, đương quy mỗi vị 15gr cùng với 8gr tiểu hồi. Bỏ nguyên liệu vào ấm sắc kỹ, loại bỏ bã chắt lấy nước để uống trong ngày.
Bài thuốc từ đan sâm chữa đau bụng
Đối với đau bụng vùng thượng vị do huyết ứ khí trệ, người dùng có thể sử dụng bài thuốc sau:
- Chuẩn bị đan sâm 40gr, đàn hương, sa nhân mỗi vị 6gr.
- Sắc kỹ với nước, loại bỏ bã, chắt lấy phần nước thuốc uống trong ngày.
Ngoài ra, bài thuốc dưới đây cũng có tác dụng làm thuyên giảm các triệu chứng đau bụng do nhiều nguyên nhân khác nhau.
- Dược liệu cần chuẩn bị gồm đan sâm 12 – 20gr, xích thược 8 – 12gr, nhũ hương, một dược, sa nhân mỗi vị 6 – 10gr. Nếu cơn đau dữ dội, kéo dài thì thêm diên hồ sách, huyết áp không ổn định thì cho thêm nhân sâm.
- Đem tất cả các nguyên liệu sắc với nước đến khi cô cạn thì loại bỏ bã. Nước thuốc nên uống luôn khi còn ấm.
Bài thuốc an thần, giảm căng thẳng, suy nhược thần kinh
- Chuẩn bị xích sâm, đại táo, bạch thược, mạch môn, ngưu tất, huyền sâm, hạt muỗng sao mỗi loại 16gr và dành dành, toan táo nhân mỗi loại 8gr.
- Mang dược liệu sắc cùng với khoảng 500ml nước, đun kỹ rồi loại bỏ bã, chắt lấy nước thuốc.
Mỗi ngày sử dụng một thang cho đến khi bệnh tình có chuyển biến tích cực.
Bài thuốc chữa bệnh mạch vành, giảm đau thắt ngực
- Đem đan sâm sống tán thành bột mịn rồi vo viên, mỗi viên 30gr.
- Sử dụng mỗi ngày 3 lần, mỗi lần uống 2 viên, để đạt hiệu quả tốt nhất nên uống cùng nước ấm.
Bài thuốc chữa viêm khớp cấp tính
- Chuẩn bị xích sâm 12gr, hy thiêm thảo, thổ phục linh, kim ngân hoa và ké đầu ngựa mỗi vị 20gr, tỳ giải, kê huyết đằng mỗi vị 16gr, cam thảo, ý dĩ mỗi vị 12gr.
- Mang tất cả các dược liệu trên sắc kỹ với nước dùng để uống hàng ngày.
Bài thuốc chữa suy tim
- Chuẩn bị: xích sâm, bạch truật, xuyên khung, trạch tả, mã đề, ý dĩ, ngưu tất, mộc thông mỗi vị 16gr, đẳng sâm 20gr.
- Sắc các nguyên liệu trên với nước, sử dụng đều đặn hàng ngày giúp bệnh tình có những chuyển biến tích cực.
Bài thuốc trị thấp khớp thể hàn
- Chuẩn bị: Đan sâm, u chát chìu, thục địa, thổ phục linh, độc hoạt, tang ký sinh, kê huyết đằng, xích thược, thiên niên kiện, khương hoạt, đỗ trọng mỗi vị 12gr cùng 20gr đảng sâm, 10gr ngưu tất, ngục quế 8gr và 16gr hoài sơn.
- Mang tất cả dược liệu sắc cùng với nước, đun nhỏ lửa đến khi cô cạn thì chắt lấy nước uống khi còn ấm, mỗi ngày uống 1 thang.
Bài thuốc chữa sưng, đau gan và viêm gan mãn tính
- Chuẩn bị: Đan sâm, nọc sợi mỗi vị 20gr.
- Sắc kỹ dược liệu hoặc dùng để pha trà uống hàng ngày.
Bài thuốc trị sốt xuất huyết
- Chuẩn bị: xích xâm, 12gr, bồ công anh 100gr, mộc thông, thông thảo, huyền sâm và sa tiền mỗi vị 16gr cùng sài đất 40gr, tạo giác thích 8gr.
- Sắc kỹ dược liệu, chắt lấy nước thuốc để uống trong ngày. Mỗi ngày sử dụng một thang đến khi bệnh khỏi hẳn.
Bài thuốc đan sâm chữa bế kinh
- Chuẩn bị: xích xâm, ngưu tất, thăng ma, đương quy, bạch thược, sài hồ mỗi vị 8gr, hoàng kỳ, đảng sâm, bạch truật mỗi vị 12gr và 4gr cam thảo, 6gr trần bì.
- Sắc kỹ dược liệu, chắt lấy nước thuốc.
- Kiên trì sử dụng đều đặn mỗi ngày một thang sẽ giúp cải thiện tình trạng bế kinh, điều hòa kinh nguyệt.
Bài thuốc trị thiếu máu, mệt mỏi, suy nhược cơ thể và mất máu sau sinh ở phụ nữ
- Chuẩn bị: đan sâm, toan táo nhân, phục linh, đương quy, bá tử nhân, viễn chí mỗi vị 8gr, địa hoàng, huyền sâm mỗi vị 12gr, mạch môn, thiên môn mỗi vị 10gr cùng cát cánh, ngũ vị tử mỗi vị 6gr cùng với 0.6gr chu sa.
- Mang tất cả các dược liệu tán thành bột mịn rồi vo thành viên, mỗi ngày sử dụng 20gr. Hoặc người dùng có thể sắc các dược liệu (ngoại trừ chu sa) với nước, đến khi cô cạn thì chắt lấy nước thuốc uống cùng chu sa.
Những lưu ý khi sử dụng đan sâm dược liệu
Đan sâm là một dược liệu quý nhưng khó tránh khỏi để lại tác dụng phụ nếu người dùng sử dụng sai cách. Khi điều trị bệnh bằng các bài thuốc từ dược liệu này cần lưu ý những điều dưới đây:
- Không kết hợp dược liệu với giấm, úy diêm thủy, phản lê lô để tránh gây ngộ độc cho cơ thể.
- Trẻ em, phụ nữ có thai hay đang cho con bú cần tham khảo ý kiến bác sĩ, chuyên gia trước khi sử dụng.
- Những người bị mẫn cảm với bất kỳ thảo dược nào trong bài thuốc không nên sử dụng.
Đan sâm giá bao nhiêu, mua dược liệu ở đâu uy tín, đảm bảo chất lượng?
Với nhu cầu sử dụng ngày càng nhiều, đan sâm được trồng trong nhiều khu dược liệu. Vì thế, không khó để người dùng có thể tìm mua sản phẩm trên thị trường. Giá bán đan sâm hiện nay dao động trong khoảng 300.000 VNĐ – 500.000 VNĐ. Tuy nhiên, mua đan sâm ở đâu uy tín, chất lượng với giá thành hợp lý? Để trả lời câu hỏi này, hãy đến với Trung tâm Nghiên cứu và Nuôi trồng dược liệu Vietfarm – thương hiệu hàng đầu hiện nay.
Vietfarm là một trong những cơ sở đi đầu trong lĩnh vực nghiên cứu và nuôi trồng dược liệu đạt chuẩn GACP-WHO. Với quy trình khép kín, khoa học, từ khâu chọn giống đến thu hoạch, Vietfarm luôn mang đến cho khách hàng nguồn dược liệu chất lượng, dược tính cao và an toàn đối với sức khỏe.
Thảo dược sau khi sấy khô được đóng trong các túi đạt chuẩn với khối lượng 0.5kg hoặc 1kg thuận tiện cho người sử dụng.
Đồng thời, dược liệu còn có mức giá hợp lý, cạnh tranh với thị trường. Giá đan sâm khô tại Vietfarm là 325.000VNĐ với mỗi 0.5kg.
Trên đây là những thông tin chi tiết về dược liệu đan sâm được sử dụng trong Đông y. Hy vọng bạn đọc sẽ có những thông tin hữu ích về loại dược liệu quý giá của thiên nhiên này.