Cây xương khỉ
Trong y học cổ truyền, cây xương khỉ được coi là “dược liệu vàng” vì có khả năng chữa được rất nhiều bệnh. Thậm chí còn có những nghiên cứu khẳng định dược liệu này chữa được ung thư. Vậy thực hư công dụng của cây xương khỉ là gì? Cây xương khỉ chữa được những bệnh gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có được những kiến thức cần thiết về loại dược liệu này.
Tổng quan về cây xương khỉ
Để sử dụng lá xương khỉ chữa bệnh, người dùng cần nắm rõ các đặc điểm, hình ảnh cây xương khỉ. Việc hiểu rõ đặc điểm này sẽ giúp người bệnh sử dụng đúng cây thuốc. Từ đó đem lại hiệu quả chữa trị tốt nhất.
Đặc điểm chung
Bên cạnh tên gọi cây “xương khỉ”, dược liệu này còn được gọi với tên cây bìm bịp, cây mảnh cộng, cây mộng công hay cây liền xương. Hình dáng cây xương khỉ khá đặc trưng và có thể dễ dàng nhận diện được.
Xương khỉ là cây bụi, thân mềm, chiều cao trung bình chỉ từ 1 – 2 mét. Thân và cành cây nhỏ, kích thước tương đương đầu đũa. Lá cây có dạng phiến, thuôn dài và không có răng cưa. Lá rất mềm, gân lá tập trung ở mặt dưới.
Khi ra hoa, hoa xương khỉ sẽ mọc ở phần ngọn cành. Bao phấn hướng lên trên còn cánh hoa rủ xuống đất. Kích thước của hoa chỉ từ 3 -5 cm. Màu hoa thường là hồng hoặc đỏ rực, tùy vào thời tiết và độ dinh dưỡng của đất. Bao phấn của hoa xương khỉ có màu vàng xanh.
Quả xương khỉ có hình trùy, phần cuống quả hơi ngắn. Tuy nhiên, xương khỉ thường được thu hoạch trước khi ra quả nên đặc điểm nhận dạng của quả xương khỉ không được nhiều người quan tâm. Hình dáng cây xương khỉ chủ yếu được nhận biết dựa theo hình dáng lá và hoa.
Để sử dụng xương khỉ làm thuốc, người ta thường tận dụng toàn bộ các phần của cây. Từ lá, cành đến thân cây. Còn khi sử dụng xương khỉ để làm thức ăn thì chỉ sử dụng phần lá và ngọn.
Địa điểm phân bố
Cây xương khỉ là loại thảo dược ưa khí hậu nóng ẩm, phân bố rất rộng rãi tại các nước Đông Nam Á. Ở Việt Nam, để tìm kiếm cây xương khỉ mọc ở đâu không hề khó. Loài cây này mọc nhiều nhất ở các vùng nông thôn, đặc biệt là khu vực Đông Nam Bộ và Nam Bộ. Tuy nhiên, khi tìm kiếm cây xương khỉ mọc ở đâu trong tự nhiên cần cẩn trọng nhầm lẫn với các loại cây khác.
Cây xương khỉ có tác dụng gì? – Chuyên gia tư vấn
Cây xương khỉ chữa bệnh gì được quyết định bởi các tính chất của loài thảo dược này. Theo Ts.Bs Nguyễn Thị Vân Anh, hiện tại là Viện trưởng Viện Nghiên cứu và phát triển Y dược học cổ truyền dân tộc giải thích, xương khỉ tính bình, vị ngọt, trong thân, cành và lá có chứa nhiều khoáng chất, vitamin. Đặc biệt có chứa tanin, flavonoid, glycosid, canxi, đạm và chất béo.
Những thành phần hoạt chất này mang lại khả năng chống viêm, chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch và kháng khuẩn cho dược liệu xương khỉ. Nhờ vậy mà cây thuốc này có thể chữa được các bệnh từ gan, thận đến xương khớp.
Cây xương khỉ chữa bệnh xương khớp
Trong xương khỉ có hàm lượng lớn canxi tự nhiên, nên có tác dụng hỗ trợ điều trị những triệu chứng bệnh lý của xương khớp. Khi đun hoặc sắc thuốc cây xương khỉ, lượng canxi này sẽ được hòa tan trong nước và thẩm thấu vào cơ thể qua các thành mạch dạ dày. Qua đó giúp cơ thể được bổ sung lượng lớn canxi.
Những triệu chứng bệnh lý xương khớp mà xương khỉ có thể điều trị là:
- Đau nhức xương khớp
- Phong tê thấp
- Còi xương
- Gãy, rạn xương
Ngoài ra, tác dụng cây xương khỉ trong việc chữa bệnh xương khớp còn đến từ các hoạt chất giúp kích thích tăng sinh tế bào xương. Chính vì thế, từ xa xưa, người Việt ta đã có bài thuốc đắp lá xương khỉ để làm liền xương.
Các hoạt chất trong lá xương khỉ có thể thẩm thấu qua da, nên chỉ cần đắp lá xương khỉ ở vị trí các khớp hoặc vị trí bị gãy, chấn thương xương là sẽ có hiệu quả. Khi đắp lá xương khỉ, vết thương ở xương không chỉ mau lành, mà còn cải thiện độ cứng của xương, giúp xương chắc khỏe hơn.
Cây xương khỉ trị ung thư
Từ lâu, nhiều người thường đồn đoán rằng cây xương khỉ trị ung thư thành công. Tuy nhiên, sự đồn đoán này là không chính xác và không có cơ sở khoa học rõ ràng. Bởi vì các hoạt chất có trong thân, lá xương khỉ không đủ khả năng tác động để tiêu diệt tế bào ung thư. Do đó, dược liệu xương khỉ không thể chữa dứt điểm ung thư mà chỉ có thể hỗ trợ người bệnh đang điều trị ung thư giảm bớt tác hại của thuốc, hóa chất và xạ trị.
Khả năng hỗ trợ cải thiện sức khỏe cho người ung thư của cây xương khỉ đến từ hai hoạt chất chính trong dược liệu này: tanin và flavonoid. Đây là hai chất có khả năng chống oxy hóa cực cao. Đồng thời ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào gốc tự do – là nguyên nhân chính gây ra ung thư. Nhờ vậy mà người bệnh ung thư sử dụng dược liệu xương khỉ có thể giúp làm chậm quá trình tiến triển bệnh.
Bên cạnh đó, trong thân, lá xương khỉ chứa cả các vitamin, khoáng chất, có tính bình, giúp mát gan, thải độc. Người bệnh điều trị ung thư khi sử dụng thuốc, hóa chất và xạ trị sẽ ảnh hưởng rất lớn đến gan, thận. Cây xương khỉ sẽ giúp họ phục hồi và hỗ trợ thải độc, cải thiện chức năng của hai bộ phận này.
Đồng thời, trong xương khỉ có chứa các loại vitamin, khoáng chất, chất đạm, chất béo. Các chất này sẽ giúp bồi bổ cho cơ thể người bệnh, giúp người bệnh phục hồi tốt hơn sau mỗi đợt điều trị.
Chữa trĩ bằng cây bìm bịp
Công dụng của cây xương khỉ trong việc chữa trĩ đến từ tính chất thanh nhiệt, cầm máu của dược liệu này. Dược liệu xương khỉ giúp người bệnh trĩ làm mát nội tạng, bổ sung chất xơ và khoáng chất. Nên việc tiêu hóa và bài tiết sẽ diễn ra dễ dàng hơn.
Bên cạnh đó, với khả năng cầm máu của lá xương khỉ thì sau mỗi lần đi ngoài, người bệnh trĩ sẽ giảm được lượng máu mất đi do búi trĩ gây ra. Từ đó giúp người bệnh thoải mái hơn trong cuộc sống và giảm tác hại của bệnh gây ra.
Cây xương khỉ chữa bệnh gan, thận
Hiện nay chưa có nhiều tài liệu nói về khả năng chữa bệnh gan, thận của dược liệu xương khỉ. Tuy nhiên, vì dược liệu này có tính mát, lại thanh nhiệt, thải độc tốt, nên dân gian vẫn thường sử dụng thân, lá xương khỉ để cải thiện sức khỏe gan, thận. Khi sử dụng xương khỉ, hai bộ phận này sẽ giảm bớt lượng chất độc phải lọc và dần dần cải thiện chức năng gan, thận.
Cây xương khỉ trị viêm xoang
Trong xương khỉ có chứa các hoạt chất chống oxy hóa, kháng viêm đồng thời giúp thanh nhiệt, giải độc nên có tác dụng làm tiêu xoang. Để dùng cây xương khỉ trị viêm xoang, người ta thường đun nước lá xương khỉ để uống. Bên cạnh đó, nên kết hợp sử dụng thuốc tây và thăm khám thường xuyên để chữa trị dứt điểm bệnh xoang.
Cách trồng cây xương khỉ tại nhà
Với đặc tính dễ trồng, dễ sử dụng mà lại nhiều công dụng, dược liệu xương khỉ là một trong số những dược liệu được nhiều người nuôi trồng tại nhà. Thậm chí, nhiều gia đình còn trồng xương khỉ để trang trí và làm cảnh.
Cách trồng cây xương khỉ rất đơn giản. Bạn có thể sử dụng hạt giống mua tại các cửa hàng hạt giống. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm cây non tại môi trường tự nhiên để nhân giống và nuôi trồng.
Cây xương khỉ là loài cây dễ sống, ưa chuộng môi trường mát mẻ, ẩm ướt. Nên có thể trồng được trên mọi địa phương tại nước ta. Mỗi gia đình nên trồng một số lượng nhỏ xương khỉ, không chỉ để làm đẹp mà còn để chữa một số bệnh thông thường như cầm máu, thanh nhiệt, giải độc và làm thức ăn.
Cách sử dụng cây xương khỉ để chữa bệnh
Cách dùng xương khỉ chữa bệnh khá đa dạng. Tùy theo tình trạng và bệnh lý khác nhau mà lựa chọn cách dùng tương ứng. Theo Ts.Bs Nguyễn Thị Vân Anh, cây xương khỉ có mấy loại phương pháp sử dụng khác nhau tùy theo tình trạng bệnh. Tuy nhiên, những phương pháp sử dụng phổ biến hơn cả là: đun nước hoặc sắc thuốc để uống, dùng lá tươi giã nhỏ để đắp hoặc dùng lá tươi để nhai sống.
Cách dùng lá xương khỉ đun nước, sắc thuốc chữa bệnh
Với cách dùng dược liệu xương khỉ đun nước hay sắc thuốc, bạn có thể dùng cây xương khỉ tươi hay khô đều được. Nếu dùng xương khỉ để uống thanh nhiệt, giải độc cơ thể thì chỉ cần dùng duy nhất dược liệu xương khỉ, đun sôi nước là có thể dùng được.
Nếu dùng để chữa bệnh thì nên kết hợp xương khỉ với xạ đen, nấm lim xanh… và các loại thảo dược khác. Sau đó sắc thành nước thuốc đặc để sử dụng. Khi dùng để sắc thuốc thì nên dùng cây xương khỉ khô để dễ kết hợp với các vị thuốc khác.
Cách dùng cây liền xương đắp khi gãy xương, đau nhức xương khớp
Đối với người bị gãy xương, trật khớp hay đau xương thì dùng cây xương khỉ theo cách giã nhỏ và đắp vào vết thương. Ngoài lá xương khỉ, có thể kết hợp thêm các loại lá thuốc khác để nhanh chóng có hiệu quả.
Tùy theo trạng thái vết thương nặng hay nhẹ mà lấy một lượng lá xương khỉ vừa phải, có thể kết hợp với ngải cứu hoặc củ sâm đại hành để có hiệu quả tốt hơn. Cho tất cả các loại dược liệu này vào cối giã nhỏ, rang nóng và bọc lại bằng khăn mỏng. Đợi thuốc nguội bớt thì đặt trực tiếp vào vết thương rồi băng bó lại.
Nên đắp thuốc khi còn ấm và băng bó chính xác, đúng vị trí. Cần chú ý cố định vị trí bó thuốc thật chắc chắn để tránh xô lệch. Nên đắp thuốc trước khi đi ngủ, để qua đêm thì mới tháo băng. Duy trì đắp thuốc từ 7 – 10 ngày để cây thuốc phát huy tác dụng tốt nhất.
Cách dùng cây bìm bịp nhai sống để chữa bệnh
Cách dùng này thường áp dụng cho người bệnh xuất huyết đường tiêu hóa hoặc cần cầm máu trong nội tạng khẩn cấp. Lấy 9 lá xương khỉ, tốt nhất nên lấy lá bánh tẻ có độ già vừa phải, rửa sạch rồi nhai sống với một chút muối, sau đó nuốt toàn bộ phần lá. Cây xương khỉ rất lành tính, có thể dùng làm thức ăn nên phương pháp nhai sống này hoàn toàn an toàn cho người bệnh.
Ngoài ra, cách nhai sống này cũng dùng để điều trị trĩ. Tuy nhiên, thay vì nhai nuốt thì người ta dùng cây xương khỉ nhai sống để đắp vào búi trĩ. Đắp 2 lần mỗi ngày là được.
Trường hợp nên và không nên sử dụng cây xương khỉ
Dù cây xương khỉ có nhiều công dụng chữa bệnh và cải thiện sức khỏe rất tốt, nhưng không phải trường hợp nào cũng nên sử dụng dược liệu này. Thậm chí, đối với một số trường hợp sử dụng cây bìm bịp còn có nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng. Do vậy, trước khi sử dụng cây xương khỉ hay bất cứ dược liệu nào cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc người có chuyên môn.
- Trường hợp KHÔNG nên dùng: Cây xương khỉ là loại thảo dược có tính mát. Do vậy, người bị bệnh huyết áp thấp hoặc thể hàn không nên dùng. Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú cũng không nên sử dụng dược liệu này để chữa bệnh. Tính mát trong dược liệu này có thể gây ra các tác dụng phụ như tiêu chảy cho trẻ nhỏ hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.
- Trường hợp nên dùng: Ngoài những trường hợp không nên sử dụng cây bìm bịp kể trên, thì ai cũng có thể sử dụng cây xương khỉ. Từ trẻ nhỏ đến người già đều có thể dùng loại thảo dược này để ăn và đun lấy nước uống. Dược liệu này đặc biệt phù hợp để sử dụng thường xuyên cho những người có men gan cao, viêm gan, suy giảm chức năng gan và nóng trong người.
Lưu ý khi sử dụng cây xương khỉ chữa bệnh
Cây xương khỉ là cây thuốc nam, dù không có độc tố nhưng cũng không nên lạm dụng dược liệu này quá nhiều. Chỉ nên sử dụng liều lượng vừa phải, tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để tránh gặp phải các tác dụng phụ.
Đặc biệt cần lưu ý với cách dùng xương khỉ đun nước, sắc thuốc: Không được để thuốc, nước đã đun qua đêm. Sử dụng thuốc, nước dược liệu đã đun để qua đêm sẽ không còn tác dụng chữa bệnh.
Trong thời gian dùng cây bìm bịp chữa bệnh bạn nên kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh, tránh chất kích thích để đạt được hiệu quả tốt nhất. Ngoài ra khi thấy cơ thể bị kích ứng cần ngưng sử dụng và tới cơ sở y tế để xử lý kịp thời.
Mua cây xương khỉ tại đâu?
Cây xương khỉ tuy mọc rất phổ biến ở các vùng nông thôn Việt Nam, nhưng không nên dùng cây mọc tự nhiên để chữa bệnh. Vì không phải vùng đất nào cũng đủ dinh dưỡng và đảm bảo độ tinh khiết để cây thuốc cho chất lượng tốt nhất. Khi có nhu cầu sử dụng xương khỉ làm thuốc chữa bệnh, bạn nên tìm mua tại các địa chỉ cung cấp thuốc nam, dược liệu uy tín, chất lượng. Trong đó, uy tín nhất phải kể đến Trung tâm Dược liệu Vietfarm.
Vietfarm là đơn vị bán buôn dược liệu hàng đầu Việt Nam với hệ thống vườn chuyên canh thảo dược chất lượng cao, đạt chuyển GACP – WHO. Các dược liệu mang thương hiệu Vietfarm đều được trải qua quá trình nghiên cứu chuyên sâu để phát hiện dược tính. Từ đó lựa chọn vùng canh tác có thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp nhất với cây thuốc, để cây thuốc có thể phát triển khỏe mạnh, mang chất lượng tốt nhất.
Do đó, để mua được nguồn dược liệu xương khỉ chất lượng cao nhất, bạn nên tham khảo sản phẩm của Vietfarm. Trung tâm không chỉ đem lại các sản phẩm dược liệu chất lượng cao cho người dùng. Mà còn đóng góp trách nhiệm để bảo vệ và tái tạo hệ sinh thái xanh cho môi trường, đồng thời giúp hàng ngàn nông dân địa phương có việc làm ổn định.
Cây xương khỉ là một trong những thứ dược liệu phổ biến, ai cũng có thể sử dụng và thậm chí là nuôi trồng xương khỉ tại nhà. Khi đã biết và hiểu rõ về đặc điểm, tính chất, khả năng tác động của dược liệu này, bạn có thể yên tâm sử dụng dược liệu chữa bệnh mà không sợ mua phải cây xương khỉ giả, không có tác dụng chữa bệnh. Để tham khảo thêm thông tin của nhiều cây thuốc khác, mời bạn truy cập trang web của Vietfarm tại đây.