Cây tầm bóp – Dược liệu mang nhiều công dụng bất ngờ

Ngày cập nhật: 09/04/2024 Biên tập viên: Ngô Tú
Đánh giá

Cây tầm bóp là loại thảo dược quen thuộc với đời sống của nhiều người. Nhưng ít ai biết được loại cây này lại có nhiều công dụng trong việc điều trị bệnh. Cùng tìm hiểu về loại “thần dược mọc hoang” và cách sử dụng hiệu quả trong bài viết dưới đây:

Mô tả cây tầm bóp

Cây tầm bóp là loại cây mọc nhiều ở vùng nhiệt đới trong đó có Việt Nam. Có thể dễ dàng bắt gặp cây mọc dại ven đường, được sử dụng như là một loại rau ăn hoặc thuốc chữa bệnh.

Loại cây mọc phổ biến ở Việt Nam
Loại cây mọc phổ biến ở Việt Nam

Thông tin khoa học

  • Tầm bóp hay còn có tên gọi khác là cây lu lu cái, cây  lồng đèn, thù lù ….
  • Tầm bóp còn có tên khoa học là: Physalis angulata.
  • Cây là thực vật có hoa thuộc họ Cà (Solanaceae).

Cây tầm bóp có mấy loại?  Trên thực tế, tầm bóp chỉ có 1 loại duy nhất là tầm bóp leo (dây) tuy nhiên có 1 loại thực vật khác được gọi là lu lu đực có hình dáng giống tầm bóp khiến nhiều người nhầm lẫn.

Cây lu lu đực có độc tính, cần cẩn trọng tránh nhầm gây nên ngộ độc.  Lu lu đực cao khoảng 70cm. Có một lớp lông mỏng phủ trên cành và lá cây. Hình dáng thân có những khía cạnh. Lá cây mọc đơn lẻ, dáng bầu dục, viền răng cửa thưa. Phân biệt lu lu đực với cây tầm bóp: Hoa lu lu đực xuất hiện từ tháng 6-10. Chùm từ 3 bông với phần đài hoa trắng, 5 cánh, độ dài 2 mm.

Hình dáng

Thân cây cao khoảng 50 – 90 cm, phân thành nhiều cành. Phần thân thường có góc, rủ xuống. Lá tầm bóp mọc so le, dáng lá hình bầu dục. Hoa thường mọc không thành chùm, cuống mảnh, dài khoảng 1 cm. Đài hoa dáng hình chuông, có lông. Đài hoa chia ra từ phía giữa thành 5 thuỳ, tràng hoa màu vàng tươi hay màu trắng nhạt, đôi khi điểm nhiều chấm màu tím ở gốc, chia 5 thuỳ.

Quả mọng tròn, nhẵn, xanh khi non và đỏ khi chín, có đài cùng lớn với quả, dài 3 – 4 cm, rộng 2 cm, bao trùm lên ở ngoài như cái túi, nhiều hạt. Khi bóp quả vỡ phát ra tiếng.

Hình ảnh cây tầm bóp.
Hình ảnh cây tầm bóp.

Phân bố

Cây tầm bóp thường mọc hoang khắp nơi, ở trên các bờ ruộng, bãi cỏ, đất hoang hay ven đường làng quê. Phân bố rộng rãi cả ở những vùng cao.

Thu hạch và bảo quản

Có thể thu hoạch quanh năm, sử dụng phần thân và lá tươi hoặc khô.

Dược tính

Trong Tầm bóp có chứa Protein, cacbohydrat, chất béo, chất xơ, vitamin C, lưu huỳnh, kẽm, sắt, natri, magie, canxi, clo…… Cụ thể trong 100g quả tầm bóp có chứa 80% là cacbohydrat, 12% protein, còn lại là các chất khác.

Tính vị: Toàn cây có vị đắng, tính mát, không độc; Quả có vị chua, tính bình..

Tác dụng của cây tầm bóp

Các bộ phận có thể sử dụng của tâm bóp gồm toàn cây từ lá, thân và quả… Theo Đông y, cây tầm bóp vị đắng, tính mát, không độc, tác dụng thanh nhiệt lợi thấp. Quả tầm bóp vị chua, tính bình tác dụng thanh nhiệt, tiêu đờm.

Cây có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe
Cây có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe

Cây tầm bóp chữa bệnh gì?

Với nhiều hoạt chất có lợi trong thành phần,tầm bóp mang lại nhiều công dụng tốt, trong đó có thể dùng loại thảo dược này để điều trị các bệnh như:

  • Cây tầm bóp chữa bệnh gan: cây tầm bóp tính mát, Sử dụng tầm bóp cũng giúp thanh nhiệt, giải độc gan…
  • Cây tầm bóp chữa bệnh tiểu đường: Một số thành phần hoạt chất trong rễ và thân cây cây tầm bóp có tác dụng rất tốt trong việc hạ đường huyết.
  • Tác dụng tiêu đờm, điều trị ho kéo dài nhờ dưỡng chất tiêu viêm trong cây tầm bóp
  • Giúp hỗ trợ điều trị 5 loại bệnh ung thư gồm: Ung thư phổi, ung thư gan, ung thư ruột, ung thư cổ tử cung, ung thư mũi – vòm họng. Cây tầm bóp có hoạt chất physalin A-D, F, L-O, physagulin A-G giúp tăng cường miễn dịch, kháng các tế bào ung thư.
  • Tác dụng điều trị mụn nhọt, mẩn ngứa, á sừng và eczema. Có thể sử dụng cây tầm bóp để tắm cho bé chữa các bệnh viêm da,chàm sữa ở trẻ..
  • Hỗ trợ và điều trị bệnh Gout: Trong tầm bóp có chứa nhiều chất xơ, các axit béo và alkaloid giúp làm giảm đau kháng viêm, hấp thụ bớt axit uric có trong máu, nước tiểu, tốt cho bệnh Gout.

Cây tầm bóp được sử dụng cho những đối tượng sau:

  • Người mắc chứng ho hen, viêm phế quản
  • Bệnh nhân ung thư: Ung thư phổi, ung thư gan, ung thư ruột, ung thư cổ tử cung, ung thư mũi – vòm họng
  • Bệnh nhân tiểu đường
  • Người bị mụn nhọt, viêm da…
  • Người bình thường dùng hàng ngày để phòng bệnh

Cách sử dụng cây tầm bóp

Phần lớn người dung quen thuộc với cây tầm bóp như một loại rau ăn hàng ngày. Cách chế biến cũng rất đơn giản, món ăn được nhiều người sử dụng thường là tầm bóp xào tỏi, tất có lợi cho sức khỏe. Bên cạnh đó tầm bóp cũng là thành phần trong nhiều bài thuốc chữa bệnh, bạn có thể tham khảo dưới đây:

Tầm bóp có thể dùng dưới dạng khô và tươi
Tầm bóp có thể dùng dưới dạng khô và tươi

Chữa viêm họng, ho khan hoặc có đờm, giọng nói bị khàn, đi tiểu ít

  • Chuẩn bị nguyên liệu: cây tầm bóp tươi lấy khoảng 50g. Nếu dùng khô thì lấy 15g.
  • Cách sử dụng: Sơ chế rủa sạch tầm bóp. cho vào 500ml rồi sắc lấy nước. Chia thành nhiều phần uống trong ngày. Một liệu trình cần phải uống thuốc liên tục trong ít nhất 3 đến 5 ngày sẽ thấy sức khỏe cải thiện.

Điều trị các bệnh da liễu như tay chân miệng, nổi ban đỏ ngoài da, bệnh thủy đậu

  • Chuẩn bị: 50 – 100g tầm bóp tươi (với loại khô tương đương khoảng 30gr).
  • Sắc tầm bóp với khoảng 1-2  lít nước rồi chắt lấy nước uống.

Hoặc dùng để đắp lên da: Chuẩn bị: 40 – 80gr tầm bóp dạng tươi.

Cách sử dụng: Tầm bóp sau khi thu hái về cần sơ chế, rửa sạch, ngâm trong nước muối loãng. Vớt racho ráo nước và giã nát. Phần nước cốt chắt riêng để uống. Phần bã dùng để đắp trực tiếp lên khu vực da bị bệnh hoặc nấu nước để rửa tổn thương. Thực hiện mỗi ngày 1 lần.

Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

  • Nguyên liệu: 20 – 30g rễ tầm bóp tươi và 1 quả tim lợn, chu sa.
  • Cách thực hiện: Sơ chế, rửa sạch, thái nhỏ các nguyên. Sau đó cho chung vào nồi nấu trong thời gian khoảng 20 phút. Chắt lấy nước uống 1 lần trong ngày. Uống liên tục trong 5-7 ngày để thấy rõ tác dụng.

Hỗ trợ điều trị các loại ung thư phổi, ruột, gan, cổ tử cung, vòm họng, mũi

  • Chuẩn bị nguyên liệu: Cành tầm bóp có hoa, trái và cả thân khô 30g (nếu là tươi thì chuẩn bị 100g), bạch truật 20g, mạch môn, hoàng cầm, cát cánh  mỗi vị 10g, cam thảo 4g.
  • Cách thực hiện: Cho các dược liệu trên sắc với 1,5 lít nước đến khi sôi. Khi nước sôi thì vặn nhỏ lửa cho đến khi cạn còn 700ml. Phần nước sắc chia ra làm 2-3 phần uống trong ngày liền. Dùng hết 1 liệu trình thì nghỉ 10 ngày sau khi tiếp tục liệu trình tiếp theo.

Cây tầm bóp bán ở đâu?

Để mua được cây tầm bóp chất lượng, không bị nhầm lẫn với cây Lu lu đực có độc, quý khách nên tìm mua tại các cơ sở phân phối và nuôi trồng dược liệu uy tín. Trung tâm Nghiên cứu và Nuôi trồng Dược liệu Vietfarm là đơn vị uy tín cung cấp dược liệu sạch, an toàn cho người sử dụng. Sản phẩm tầm bóp của trung tâm có nguồn gốc tự nhiên, được sàng lọc, đóng gói trong quy trình khép kín, đảm bảo vệ sinh an toàn và được kiểm định gắt gao. Sản phẩm đảm bảo đúng loại dược liệu, an toàn cho người sử dụng.

Không chỉ tầm bóp, các Trung tâm Nghiên cứu và Nuôi trồng Dược liệu Vietfarm còn cung cấp nhiều sản phẩm dược liệu khác nhau. Với cam kết, sản phẩm đến tay quý khách đạt chất lượng không hư hỏng, ẩm mốc; đúng mẫu mã, loại cây thuốc đúng theo đơn đặt hàng.

 

 

 

 

TTUT, BSCKII Nguyễn Thị Nhuần

Chức vụ: Cố vấn chuyên môn

Học hàm/ học vị: BS.CKII

Nơi công tác: Bệnh viện YHCT Trung Ương

Đăng ký tư vấn với chuyên gia