Cây dứa dại
Cây dứa dại mặc dù khá phổ biến nhưng nhiều người chưa thực sự biết đến. Các chuyên gia cho biết loại cây này mang đến nhiều lợi ích đối với sức khỏe con người nên thường được dùng để chữa bệnh sỏi thận, viêm gan, mộng mắt, hỗ trợ tiêu độc, bổ máu,… Để biết rõ hơn về đặc điểm nhận biết, công dụng, cách sử dụng tốt nhất và lưu ý đảm bảo an toàn, bạn đọc đừng bỏ qua những thông tin được chia sẻ ở bài viết dưới đây.
Cây dứa dại có đặc điểm như thế nào?
Cây dứa dại thuộc họ dứa dại – Pandanaceae, tên theo khoa học là Pandanus tectorius Sol. Loại cây này được biết đến với nhiều tên gọi như dứa rừng, dứa núi, dứa sai,… Dù khá phổ biến nhưng thực tế không phải ai cũng biết đến cây dứa dại.
Đặc điểm nhận biết
Cây dứa dại có chiều cao khoảng 3 – 4m, nhiều cây cao đến 6m, mọc hoang ở nhiều khu vực. Thân cây màu nâu, nhiều rễ phụ kích thước nhỏ, mọc hướng xuống đất. Phần ngọn cây mọc nhiều nhánh, lá thường màu xanh, ở giữa lá có đường gân nổi rõ và mép lá có răng cưa khá nhọn.
Khác hoàn toàn với dứa ta, loại dứa dại này cho rất nhiều quả tùy thuộc vào số lượng hoa xuất hiện trên cây. Quả dứa dại có hình trứng, nhiều hốc mắt, ban đầu có màu xanh nhưng khi chín sẽ chuyển thành màu vàng.
Phân bố
Dứa dại là cây mọc tự nhiên có điều sức sống vô cùng mạnh mẽ ở mọi điều kiện thời tiết. Chính vì thế, loài cây này có thể thấy ở hầu hết các nước trên thế giới, đặc biệt là châu Á như: Lào, Việt Nam, Thái Lan, Camphuchia, Ấn Độ, Trung Quốc, Srilanka…
Tại Việt Nam, dễ dàng tìm thấy loài cây này ở ven biển, ven bờ ao, bờ sông hay ở những nơi có đất ngập mặn. Trong đó, cây dứa dại xuất hiện nhiều nhất ở các tỉnh Quảng Ninh, Hà Nam, Kiên Giang, Bình Thuận, Hòa Bình…
Dược tính và công dụng của cây dứa dại
Theo Đông y, hoa và lá của dứa dại có tính hàn, vị ngọt nên có khả năng tiêu viêm, trừ độc, thanh nhiệt và bồi bổ sức khỏe cho cơ thể.
Theo những phân tích về thành phần dược tính, loài cây này có nhiều tinh dầu, aldehyd, alcohol, guaiaco, acetate, salicylate… Những thành phần này có tác dụng điều trị viêm gan B, mộng mắt, sỏi thận, tiêu đờm, bổ máu, giải độc…
Trong rễ của dứa dại có hoạt chất Silymarin với tác dụng bảo vệ vững chắc tế bào gan khi vị virus tấn công. Chúng góp phần đẩy mạnh quá trình tái tạo cấu trúc của những tế bào mới bị phá hủy, do đó làm cho chức năng gan không bị suy giảm. Ngoài ra, thành phần này còn giúp cải thiện các bệnh lý về gan như gan nhiễm mỡ, men gan tăng cao.
Dứa dại còn có nhiều công dụng quan trọng khác có thể kể đến như:
- Đối với bệnh gout: Bệnh nhân thường có cảm giác đau tức, khó chịu. Trong đóm thành phần của dứa dại giúp trung hòa lượng uric dư thừa, từ đo giảm đau hiệu quả.
- Đối với bệnh mỡ máu: Vitamin C và chất xơ có trong đó giúp tăng cường tổng các chất, giảm lượng mỡ tích tụ. Do đó, giảm mỡ máu hiệu quả, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm như tai biến mạch máu não, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim…
- Đối với bệnh sỏi thận: Các acid hữu cơ, vitamin, mangan có tác dụng hữu hiệu trong việc điều trị bệnh lý sỏi thận. Tuy nhiên, trường hợp sỏi có kích thước lớn, người bệnh cần tìm đến phương pháp can thiệp trực tiếp để loại bỏ sỏi nhanh chóng, tránh các biến chứng nguy hiểm cho cơ thể.
- Đối với vấn đề làm đẹp da, chống lão hóa ở những người trung niên: Resveratrol trong dứa dại có tác dụng kìm hãm sự hình thành enzym lão hóa, hạn chế hấp thu chất béo, kháng viêm. Từ đó, làm cho làn da trở nên mềm mại, căng bóng và sáng mịn hơn.
- Ngoài ra, những phân tích về thành phần của dứa dại còn có nhiều tác dụng như: phòng bệnh tiểu đường, giảm béo, tăng cường chức năng gan, và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Cách dùng dứa dại sao cho hiệu quả
Có nhiều cách sử dụng cây dứa dại để làm thuốc chữa bệnh, các bạn có thể tham khảo một số bài thuốc sau:
Bài thuốc phòng bệnh tiểu đường
Những người tiểu đường có thể sử dụng dứa dại để cải thiện bệnh theo cách sau đây:
- Các bạn lấy khoảng 20 – 30 gram quả dứa rừng đã được phơi khô.
- Thái dưa khô thành những miếng nhỏ vừa phải, cho vào ấm, sau đó hãm với khoảng 100 ml nước sôi. Đợi 15 phút là có thể sử dụng.
Bài thuốc giải nhiệt
Các bạn cần chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu sau để sắc nước uống hàng ngày nhằm giải nhiệt hiệu quả cho cơ thể:
- Dứa dại phần đọt: 30 gram
- Cỏ bấc đèn: 6 gram
- Xích tiểu đậu: 30 gram
- Búp tre: 15 cái.
Cách làm: Các vị thuốc cần làm sạch, sau đó cho vào ấm cùng 1 lít nước. Tiến hành đun sôi khoảng 15 phút thì tắt bếp. Dùng phần nước này, uống hết trong ngày.
Bài thuốc hỗ trợ điều trị viêm gan B
Người bị viêm gan B có thể sử dụng bài thuốc từ quả dứa dại và một số vị thuốc khác để cải thiện. Các nguyên liệu cho bài thuốc bao gồm:
- Quả dứa dại: 12 gram
- Nhân trần: 12 gram
- Cốt khí củ: 12 gram
- Ngũ vị tử: 6 gram
- Cam thảo: 4 gram
Cách làm: Các bạn rửa sạch các nguyên liệu trên rồi cho vào nồi sắc thuốc có sẵn 1 lít nước sạch. Sắc nhỏ lửa đến khi nước cạn còn một nửa thì có thể lấy ra sử dụng. Uống tốt nhất khi bụng còn đói để thuốc phát huy được hết công dụng.
Những lưu ý khi sử dụng dứa dại
Như đã tìm hiểu ở trên, cây dứa dại mang đến nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên chúng ta cần chú ý một vài vấn đề sau:
- Sử dụng với liều lượng phù hợp mỗi ngày.
- Đối với những bệnh nhân có bệnh lý về gan mà không phải viêm gan do virus cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
- Cần biết cách sơ chế dứa đúng cách bởi dứa dại có một lớp phấn trắng bao ngoài có độc tính gây hại cho cơ thể.
- Những người hư hàn không nên sử dụng loài cây này làm thuốc bởi nó có tính lạnh, gây hạ huyết áp, không tốt cho cơ thể.
- Trong trường hợp bị sỏi thận, dược liệu này chỉ có tác dụng ở những trường hợp sỏi có kích thước nhỏ. Do đó, người bệnh có sỏi có kích thước lớn không nên tùy ý sử dụng bài thuốc này nếu không sẽ gây tổn thương nề khi sỏi chèn ép, giảm chức năng lọc của thận.
- Phụ nữ mang thai hay đang cho con bú, trẻ sơ sinh cần tham khảo ý kiến bác sĩ. Tốt nhất nên tìm phương thuốc khác lành tính và hiệu quả hơn.
Như vậy, chúng ta vừa tìm hiểu về đặc điểm, dược tính và cách dùng cây dứa dại trong điều trị một số bệnh lý thường gặp. Hy vọng với những chia sẻ này, các bạn sẽ có thêm kiến thức hữu ích về vị dược liệu này.