Cây dạ cẩm
Cây dạ cẩm, một loại cây mọc hoang với nhiều tên gọi dân gian không hoa mỹ như cây loét mồm, đứt lưỡi,… nhưng lại là một vị thuốc dân tộc quý với nhiều công dụng chữa bệnh. Đặc biệt, vào năm 1960, cây thuốc này được ghi danh trong danh sách cây thuốc trị dạ dày do bệnh viện Lạng Sơn nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi. Vậy cây dạ cẩm có tác dụng gì, dùng trong các bài thuốc gì và mua ở đâu thì chất lượng?
Những thông tin và đặc điểm cây dạ cẩm
Với nhiều người, cây dạ cẩm là một loại cây khá xa lạ, bởi nó thường mọc hoang nên rất khó để nhận biết, không chú ý.
Thông tin về cây dạ cẩm
Dạ cẩm là tên gọi của dược liệu trong Y học cổ truyền, còn trong dân gian mỗi vùng miền có tên gọi khác nhau cho loại cây thuốc quý này.
- Tên: Dược liệu dạ cẩm
- Tên dân gian: Đứt lưỡi, Loét mồm, Loét miệng, Đất lượt, Đứt lượt, Dây ngón cúi, Ngón lợn, Chạ khẩu cắm
- Danh pháp khoa học: Hedyotis Capitellata Wall.ex G.Don
- Thuộc họ Cà phê: Rubiaceae.
Lý giải về những tên gọi dân gian có phần kém hoa mỹ này, Viện trưởng viện nghiên cứu và phát triển Y dược học cổ truyền dân tộc – TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh cho biết: “Từ xa xưa đây là cây dại mọc hoang, không biết tên, người dân truyền tai nhau cách dùng lá cây để điều trị các triệu chứng loét miệng, tưa đứt lưỡi. Chính vì thế dân gian gọi đây là cây loét miệng, cây đứt lưỡi. Còn trong Y học cổ truyền, cây có tên gọi là dạ cẩm”.
Đặc điểm thực vật của cây dạ cẩm
Bạn có biết cây dạ cẩm có mấy loại không? Hiện nay có 2 loại cây dạ cẩm được tìm thấy nhiều nhất là dạ cẩm thân xanh và dạ cẩm thân tím với những đặc trưng riêng biệt.
- Loại thân xanh: ít lông, có các đốt sát nhau trên thân cây.
- Loại thân tím: toàn thân được bao phủ bởi lông mịn, thân cây có các đốt cách xa nhau.
Song nhìn chung thì cả 2 loại cây đều có những đặc điểm thực vật sau:
- Thân dây leo, thường sinh trưởng bằng cách quấn leo vào cây to khác. Cây dài khoảng 1 – 2m, thân hình trụ, có các mấu đốt phình to. Thân có hoặc không có lông, màu tím hoặc xanh.
- Lá cây mọc đối xứng với nhau, dài khoảng 5 – 15cm, rộng 3 – 5cm, hình bầu dục hoặc trứng thuôn dài, đầu lá nhọn, có gân lá. Phiến lá phẳng và có lông bao mỏng bao phủ, không có khía, cuống ngắn. Mặt trên màu xanh thẫm và bóng, mặt dưới màu nhạt hơn và gân nổi rõ hơn.
- Hoa nở vào tháng 5 đến tháng 7, mọc ra ở kẽ lá, 6 – 12 hoa xếp lại với nhau thành chùm. Hoa dạ cẩm màu trắng hoặc trắng pha vàng, mỗi cánh có lông ở mặt bên ngoài, phấn hoa hình dải.
- Quả nang nhỏ, xếp thành hình cầu, dài khoảng 1.2 – 2mm, có chứa hạt màu đen rất nhỏ. Cây đậu quả vào tháng 5 – 7 hàng năm.
Ở Việt Nam cây dạ cẩm mọc ở đâu?
Dạ cẩm là loại cây mọc hoang dại, được phát hiện ở nhiều nước có khí hậu nhiệt đới ở châu Á như Việt Nam, Lào, Trung Quốc, Campuchia,…
Tại Việt Nam, loại cây dược liệu này ưa mọc ở vùng trung du và miền núi, nơi có độ cao trên 1000m so với nước biển, khí hậu mát mẻ như Hà Tây, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Hà Giang,…
Thu hoạch và bào chế dược liệu dạ cẩm
Cây dạ cẩm có sức sống mãnh liệt, có thể sinh trưởng tươi tốt quanh năm, có thể thu hoạch mọi thời điểm. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của người bản địa thì nên thu hoạch trước khi cây ra hoa vào tháng 5 đến tháng 7, khi đó thân dây mập hơn và lá cũng dày hơn.
Dạ cẩm dược liệu được bào chế từ toàn bộ cây thuốc bao gồm lá, ngọn non, hoa và rễ cây. Tuy nhiên, rễ cây ít dược tính hơn nên ít sử dụng để bào chế thuốc hơn.
Có 3 cách dùng cây dạ cẩm gồm dùng cây tươi, phơi sấy khô hoặc làm cao mềm.
- Dùng tươi: Thường chỉ dùng phần mọc trên mặt đất, rửa sạch bụi đất, tạp chất và dùng ngay.
- Phơi hoặc sấy khô: Cây dạ cẩm thu hoạch được, cắt thành đoạn dài khoảng 5cm, đem sao vàng hạ thổ, phơi khô hoặc sấy khô dùng dần.
- Cao dạ cẩm: Thu hoạch dạ cẩm số lượng lớn, rửa sạch, cắt thành đoạn và đem phơi khô. Dùng 7kg lá khô nấu lấy nước lá (lượng nước gấp 4 lần lượng cây thuốc), đun khoảng 6 tiếng cho đến khi nước thuốc cô cạn lại được 8kg cao. Cho 2kg đường vào cao và đánh tan, cuối cùng cho thêm 1kg mật ong để chế biến thành cao mềm. Thành phẩm cao mềm sánh đặc, hàm lượng nước khoảng 20%, màu nâu đen, hơi đắng, bảo quản kín để dùng dần.
Công dụng của cây dạ cẩm và đối tượng phù hợp
Vào năm 1960, nhận thấy tiềm năng chữa bệnh của cây dạ cẩm, bệnh viện Lạng Sơn đã dày công nghiên cứu và đưa loại cây này vào ứng dụng chữa bệnh. Từ đó, tác dụng chữa bệnh của cây thuốc này được lan truyền và sử dụng phổ biến ở khắp mọi nơi trên nước ta.
Trong Y học cổ truyền, cây dạ cẩm được xếp vào thuốc dân tộc và đã được sử dụng từ bao đời nay. Vậy cây dạ cẩm có công dụng gì?
Theo Y học cổ truyền
Các tài liệu Đông y ghi chép lại rằng, dạ cầm là vị thuốc có vị ngọt hơi đắng, tính bình, quy vào kinh Tỳ và kinh Vị.
Công dụng: thanh nhiệt, thanh lọc cơ thể, giải độc tố, lợi tiểu, tiêm viêm, tiêu sưng, giảm đau, chữa loét miệng, tưa lưỡi, làm lành vết loét dạ dày, trung hòa acid dạ dày,…
Theo Y học hiện đại
Nghiên cứu của bệnh viện Lạng Sơn và đại học Y Hà Nội về cây dạ cẩm cho thấy, trong cây thuốc này có chứa thành phần chính gồm: Alcaloid, saponin, anthraglycosid, anthra glucozit, tanin.
Nhờ đó, loại cây này có tác dụng kháng viêm, sát khuẩn, làm lành vết loét tổn thương ở dạ dày, cải thiện tình trạng ợ hơi, ợ chua, trung hòa acid dạ dày, điều trị bệnh lý dạ dày rất hiệu quả. Ngoài ra, cây thuốc này còn có công dụng chữa trị viêm họng, các chứng viêm loét khoang miệng.
Đối tượng nên sử dụng cây dược liệu dạ cẩm
Với những công dụng tuyệt vời, cây thuốc này phù hợp với các đối tượng sau:
- Người bị viêm loét miệng, tưa lưỡi, lở mồm.
- Người bị đầy hơi, chướng bụng, ợ hơi, ợ chua, trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày, viêm hang vị.
Liều lượng dùng phù hợp
Mặc dù là một loại dược liệu lành tính, an toàn cho sức khoẻ và có thể sử dụng lâu dài nhưng các chuyên gia khuyên rằng, chỉ nên sử dụng với liều lượng thích hợp.
- Với nước thuốc sắc: Chỉ nên uống 10 – 25g cây thuốc mỗi ngày.
- Với dạng cao: Mỗi ngày chỉ nên dùng 60 – 90ml.
- Với dạng dược liệu khô tán mịn: Tối đa 20 – 30ml/ ngày.
Cây dạ cẩm chữa bệnh gì và top 9 bài thuốc quý chữa bệnh
Từ xa xưa, dược liệu dạ cẩm trong dân gian đã được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh. Có thể sử dụng cây dạ cẩm tươi, dược liệu sấy khô hay dạng cao đều được, đều có dược tính như nhau.
Dưới đây là những bài thuốc hay nhất từ cây dạ cẩm mà bạn có thể tham khảo.
Tác dụng của cây dạ cẩm với chứng viêm loét miệng
Cây loét mồm, loét miệng, đứt lưỡi là những tên gọi dân gian quen thuộc của cây dạ cẩm đã nói lên công dụng của cây thuốc này.
Bài thuốc 1 – Uống nước thuốc lá dạ cẩm
- Hái lá và ngọn non của cây loét miệng (khoảng 20g) rửa thật sạch.
- Đun nước lá và uống thay nước trà mỗi ngày vào trước bữa ăn.
Kiên trì uống nước lá trong nhiều ngày liên tục để phát huy hiệu quả của bài thuốc.
Bài thuốc 2 – Thuốc bôi từ cây dạ cẩm trị loét miệng
Dùng cao dạ cẩm để bôi lên vết thương hoặc nếu không có cao chế biến sẵn bạn có thể tự làm nước thuốc từ cây lá tươi để chữa bệnh.
- Giã nát một nắm lá thuốc, chắt lấy nước cốt và bôi vào vết thương bị lở loét trên miệng và lưỡi.
- Nấu nước thuốc từ lá cây loét miệng, thu được nước sắc. Sau đó cho thêm mật ong vào với tỷ lệ 1:1, cô thành cao lỏng. Mỗi ngày dùng một ít cao thoa lên vết thương.
- Nếu có cao dạ cẩm chế biến sẵn, bạn có thể thoa trực tiếp cao lên vết lở loét để chữa bệnh hiệu quả.
Lưu ý: Phải vệ sinh răng miệng sạch sẽ trước khi bôi thuốc.
Bài thuốc 3 – Dạ cẩm và cam thảo chữa bệnh loét miệng
Một trong những cách sử dụng dược liệu dạ cẩm là đem tán thành bột mịn, bảo quản dùng dần. Mỗi lần bị loét miệng, lở miệng do nhiệt, bạn có thể sử dụng bột dạ cẩm và cam thảo.
Cách làm như sau:
- Chuẩn bị 200g dược liệu dạ cẩm sấy khô, đem tán thành bột mịn.
- Trộn bột dạ cẩm với 30g bột cam thảo bắc được hỗn hợp đồng nhất và bảo quản trong lọ kín.
Mỗi ngày lấy 30g thuốc bột, hãm cùng nước sôi và uống hết, dùng 3 lần/ ngày.
Bài thuốc 4 – Ăn cháo lá dạ cẩm
Người bị viêm loét miệng, loét họng gây đau, ăn uống khó khăn thì cháo trắng là món ăn phù hợp nhất. Cháo dạ cẩm vừa là món ăn vừa là bài thuốc để chữa bệnh loét miệng, đứt lưỡi rất hay.
- Hái một nắm lá dạ cẩm non ở phần ngọn, rửa sạch với nước muối loãng, sau đó thái nhỏ.
- Hầm cháo trắng, khi cháo chín thì cho lá thuốc vào hầm cùng.
Mỗi ngày ăn 2 – 3 bát cháo vào các bữa chính đến khi khỏi hoàn toàn.
Cách dùng cây dạ cẩm chữa dạ dày đơn giản tại nhà
Sau những nghiên cứu của Bệnh viện Lạng Sơn và Đại học Y Hà Nội, cây dạ cẩm được đưa vào danh sách cây thuốc điều trị bệnh dạ dày hiệu quả. Dưới đây là các cách dùng cây dạ cẩm chữa đau dạ dày hiệu quả.
Bài thuốc 5 – Sắc nước thuốc chữa đau dạ dày
- Thu hoạch 30g lá cây dạ cẩm, chọn phần lá và ngọn non, rửa sạch.
- Sắc nước thuốc và chia thành 2 – 3 phần.
Khi uống có thể pha thêm một chút đường, uống trước bữa ăn hoặc ngay khi bị đau dạ dày.
Bài thuốc 6 – Chữa dạ dày bằng dạ cẩm và cam thảo
- Tán 5kg dược liệu dạ cẩm sấy khô thành bột mịn, trộn cùng với 1kg bột cam thảo, cho vào lọ thuỷ tinh kín để bảo quản.
- Lấy 15 – 20g thuốc bột, pha cùng nước sôi để uống.
Bạn có thể thêm đường để tạo vị ngọt cho nước thuốc dễ uống, mỗi ngày uống 2 – 3 lần để điều trị bệnh dạ dày hiệu quả. Đặc biệt, bài thuốc này dùng rất tốt cho người gặp triệu chứng ợ hơi, ợ chua, đầy hơi chướng bụng do viêm dạ dày nên nên.
Bài thuốc 7 – Làm cao dạ cẩm chữa bệnh dạ dày
Nguyên liệu cần chuẩn bị: 5kg lá dạ cẩm, 2kg đường phèn và 1 lít mật ong nguyên chất.
Cách làm như sau:
- Lá thuốc rửa sạch, sau đó đun với nước nhiều giờ cho đến khi cô lại thành dạng cao lỏng.
- Cho đường phèn vào nồi cao, khuấy đều cho đường tan hoàn toàn và cô đặc lại, cho tiếp mật ong vào nấu cùng.
- Chờ đến khi thuốc nguội, cô đặc lại thành cao thì cho vào chai bảo quản dùng dần.
Mỗi lần bị đau dạ dày hay có triệu chứng ợ chua hoặc trước khi ăn, lấy 1 thìa cao pha với nước sôi để nguội và uống, ngày dùng 2 đến 3 lần.
Bài thuốc 8 – Chữa bệnh dạ dày bằng cốm dạ cẩm
Thêm một cách chữa dạ dày từ bài thuốc dân gian rất hay là bào chế cốm từ cây dược liệu dạ cẩm.
Để làm cốm, bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:
7kg lá loét miệng tán bột, 1kg cam thảo dạng bột, 2kg đường, hồ nếp.
Cách bào chế:
- Trộn bột lá loét miệng, cam thảo vào hồ nếp và khuấy đều cho đến khi được hỗn hợp sánh đặc.
- Thêm đường kính vào khuấy cho tan hoàn toàn.
Ngày 2 lần, lấy 10 – 15g thuốc uống lúc đau hoặc trước bữa ăn, trẻ em dưới 5 tuổi chỉ nên dùng 10g.
Công dụng chữa lành vết thương của cây loét miệng
Bài thuốc 9 – Thuốc đắp chữa vết thương
Cây loét miệng có thể chữa lành những vết thương hở, chảy máu, bị cắt, kích thích kéo da non nhanh chóng chỉ sau một thời gian sử dụng.
Cách làm rất đơn giản như sau:
- Hái một vài lá cây dạ cẩm, ngâm với nước muối loãng trong 10 phút rồi vớt ra, rửa lại bằng nước sạch.
- Dùng chày giã nát cây thuốc.
- Vệ sinh vết thương, đắp cả bã thuốc cả phần nước cốt lên vết thương trong 15 phút cho đến khi khô hoàn toàn.
Đắp thuốc ngày 2 – 3 lần cho đến khi vết thương khép miệng, lên da non.
Mua cây dạ cẩm ở đâu? Giá bao nhiêu?
Dạ cẩm là cây mọc hoang, rất phổ biến và dễ tìm, nhưng chủ yếu chỉ sinh sống ở khu vực trung du miền núi.
Bạn có thể mua dược liệu dạ cẩm tại các nhà thuốc Đông y hoặc đại lý thuốc dược liệu với giá dao động từ 200.000 – 270.000 VNĐ/kg khô.
Tuy nhiên, với thực trạng thuốc dược liệu kém chất lượng trà trộn trên thị trường hiện nay thì việc chọn mua ở thương hiệu uy tín là điều quan trọng nhất.
Trong các thương hiệu chuyên phân phối các sản phẩm dược liệu thì Trung tâm nghiên cứu và nuôi trồng Vietfarm là đơn vị uy tín hàng đầu cả nước.
Tại vùng dược liệu sạch ở Vĩnh Phúc, Bắc Kạn – 2 trong chuỗi vùng nuôi trồng dược liệu sạch đạt chuẩn GACP – WHO khắp nước của Việt Nam, cây dạ cẩm được nghiên cứu và nuôi trồng, thu hái và bào chế theo quy trình khép kín.
Dược liệu sau khi thu hoạch được chọn lọc, bào chế dược liệu bằng công nghệ sấy khô hiện đại, đóng gói đạt chuẩn CO – CQ, đảm bảo chất lượng và không chứa chất bảo quản.
Đặc biệt, với mỗi đơn hàng có giá trị trên 500000 VNĐ sẽ được trung tâm Vietfarm hỗ trợ miễn phí vận chuyển trên toàn quốc.
Cây dạ cẩm là một loại cây thuốc dân gian mọc hoang nhưng lại có nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe con người. Những bài thuốc điều chế từ cây thuốc rất đơn giản nhưng đem lại hiệu quả tuyệt vời đến khó ngờ.
Khách hàng có thể đặt mua cây thuốc dạ cẩm hoặc các loại dược liệu khác tại website hoặc đến trực tiếp 3 cửa hàng đại lý của Vietfarm.