Thực Hư Khổ Qua Rừng Trị Tiểu Đường Như Thế Nào?
Khổ qua rừng ngày càng được biết đến và sử dụng rộng rãi với vai trò là vị thuốc chữa rất nhiều bệnh, trong đó có tiểu đường. Vậy thực hư khổ qua rừng trị tiểu đường như thế nào? Quý độc giả có thể tham khảo những thông tin về các công trình nghiên cứu khoa học và phương pháp sử dụng khổ qua rừng trong việc điều trị tiểu đường mà đội ngũ Vietfarm đã tổng hợp và chia sẻ trong bài viết dưới đây.
Khổ qua rừng trị tiểu đường như thế nào?
Cây khổ qua hay cây mướp đắng (theo cách gọi của người miền Bắc) là một loài thảo dược quý, được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh trong dân gian. Đặc biệt là vị thuốc quan trọng trong các bài thuốc có liên quan đến bệnh tiểu đường. Theo các kết quả nghiên cứu trên thế giới, khổ qua rừng có tác dụng ngăn ngừa, hạn chế, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường vô cùng hữu hiệu.
Nghiên cứu khoa học chứng minh khổ qua trị tiểu đường
- Nghiên cứu Lolitkar và Rao vào năm 1962 trên thỏ bị tiểu đường cho thấy, chất charantin chiết xuất từ cây khổ qua giúp hạ đường huyết.
- Nghiên cứu của Ungsurungsie và Visarata năm 1981 trên thỏ bị tiểu đường cho thấy dịch tiết trong quả khổ qua giúp tăng độ nhạy cảm sản sinh insulin.
- Các nghiên cứu tại Australia, Trung Quốc và Đức cho biết, trong trái khổ qua rừng có chứa 4 bốn hợp chất có khả năng kích hoạt enzyme vận chuyển glucose từ máu vào tế bào.
- Trên tạp chí nước ngoài Journal of Ethnopharmacology cho biết nếu mỗi ngày dùng 2000mg khổ qua rừng, lượng đường huyết trong cơ thể bạn sẽ được giảm đáng kể, nhất là với bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường loại 2.
- Năm 2007, Bộ y tế Philippines cho biết 100mg chất charantin trong khổ tương đương với 2.5mg thuốc tiểu đường glibenclamide uống 2 lần/ngày.
Mướp đắng rừng giúp hỗ trợ trị bệnh tiểu đường
Theo đó, glucose chính là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh tiểu đường. Trong khi đó, trong khổ qua rừng lại có chứa các chất làm tăng oxy hóa glucose, ngăn chặn các tế bào hấp thu glucose và ức chế hoạt tính các men tổng hợp glucose.
Bên cạnh đó, một số chất trong khổ qua rừng có tác dụng sinh học tương đương với insulin. Khi sử dụng khổ, cơ thể sẽ tăng tiết insulin. Đối với những bệnh nhân đang bị tiểu đường tuýp 2 thì cơ chế này có vai trò rất tốt.
Từ hai cơ sở này, có thể khẳng định khổ qua rừng trị tiểu đường là có căn cứ. Bằng chứng cụ thể là những nghiên cứu khoa học đã được công bố từ nhiều năm qua, ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Cách sử dụng khổ qua rừng trị tiểu đường hiệu quả
Theo phân tích ở trên, khổ qua có tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường là có thật. Những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường nên sử dụng khổ qua rừng để kiểm soát, ổn định đường huyết trong cơ thể.
- Ăn khổ qua sống
Khổ qua đem rửa thật sạch, ngâm với nước muối pha loãng để loại bỏ hết độc tố. Sau đó loại bỏ hết hạt và thái lát mỏng rồi ăn sống. Có thể để khổ qua trong ngăn mát tủ lạnh để khi ăn sẽ mát, giòn và giảm vị đắng.
- Chế biến thành món ăn
Dùng khổ qua rừng để chế biến món cho người bị bệnh tiểu đường như canh mướp đắng nhồi thịt, khổ qua xào trứng hay khổ qua luộc chấm mắm… Những món ăn này không những tốt mà còn cực kỳ ngon miệng. Ngoài ra, bạn có thể ép hoặc xay khổ qua thành sinh tố để thưởng thức.
- Uống nước ép khổ qua
Trong các cách sử dụng khổ qua rừng, nhiều người lựa chọn uống nước ép hoặc uống sinh tố khổ qua. Lấy trái khổ qua bỏ hạt, rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng rồi cắt thành từng miếng. Để khổ qua ráo nước rồi cho vào máy xay, xay cùng với một chút nước lọc cho nhuyễn rồi lọc lấy nước. Thêm vào nước vài giọt nước cốt chanh tươi để giảm vị đắng của khổ qua và uống ngay.
- Uống trà khổ qua rừng chữa bệnh tiểu đường
Ngoài các cách sử dụng khổ qua nói trên, để thuận tiện hơn, không mất nhiều công chế biến, bạn có thể uống trà khổ qua. Lưu ý rằng không chỉ quả, lá mà dây khổ qua rừng trị bệnh tiểu đường cũng rất hiệu quả nên chớ bỏ đi nhé. Cách là rất đơn giản, chỉ cần lấy dây, quả khổ qua rửa sạch, thái khúc, phơi hoặc sấy khô và quả quản trong túi nilon. Mỗi khi sử dụng bạn lấy một chút pha với nước nóng, đợi 1 lúc cho khổ qua ngấm vào nước rồi rót nước uống.
Lưu ý khi sử dụng khổ qua rừng trị tiểu đường
- Mỗi ngày chỉ nên dùng trong khoảng từ 60-85g khổ qua tươi hoặc uống 50-100 ml nước ép khổ hoặc ăn 1 trái khổ qua.
- Kết hợp khổ qua với dây thìa canh và tảo spirunina để ổn định đường huyết tốt hơn.
- Phụ nữ mang thai và những người huyết áp thấp không nên sử dụng khổ qua
- Khi áp dụng cách điều trị bệnh tiểu đường bằng mướp đắng rừng, người bệnh cần có chế độ sinh hoạt lành mạnh. Đồng thời tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn theo chỉ định của bác sĩ.
- Có thể thay thế khổ qua nhà trồng bởi khổ qua trồng cũng có tác dụng như khổ qua rừng tự nhiên nhưng dược tính không được cao bằng khổ qua tự nhiên.
Khổ qua rừng trị tiểu đường là có thật. Điều này đã được nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới chứng minh. Tuy nhiên, hãy sử dụng khổ qua rừng theo đúng hướng dẫn, chỉ định để có được hiệu quả tốt nhất nhé!