Gợi Ý 7 Cách Dùng Cam Thảo Trị Ho An Toàn, Hiệu Quả
Cam thảo được biết đến là một trong những dược liệu phổ biến trong các bài thuốc Đông y chữa bệnh nhờ sở hữu nhiều hoạt chất quý, tốt cho sức khỏe. Đặc biệt phải kể đến khả năng tiêu đờm, bổ phế, trừ ho, phục hồi tổn thương niêm mạc họng. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách dùng cam thảo trị hoa để đảm bảo an toàn, hiệu quả. Ở bài viết này, bạn đọc hãy cùng tìm hiểu 7 cách thực hiện đơn giản, đã được nhiều người áp dụng thành công.
Tác dụng của cam thảo trong việc trị ho
Cam thảo thường xuyên xuất hiện trong mẹo dân gian và các bài thuốc chữa bệnh, bao gồm hiện tượng ho, đờm. Cũng bởi vậy, thay vì dùng thuốc Tây y, nhiều người sử dụng cam thảo để trị ho và cho hiệu quả tích cực.
Theo ghi chép của Y học cổ truyền, cam thảo có vị ngọt, tính bình và không độc, giúp thanh nhiệt, giải độc, tiêu đờm, nhuận phế, bổ tỳ dưỡng, chỉ khát, thông kinh mạch, lợi khí huyết. Do đó có thể cải thiện được các triệu chứng như viêm họng, ho khan, đau họng, trúng độc, đinh nhọt.
Ngoài ra, Y học hiện đại cũng nghiên cứu và chỉ ra rằng cam thảo có chứa hơn 300 chất khác nhau, có tính kháng khuẩn, tiêu viêm, chống dị ứng, đẩy nhanh quá trình phục hồi tổn thương ở lớp niêm mạc họng, đẩy lùi cơn đau buốt khi ho dai dẳng kéo dài. Đặc biệt, cam thảo cũng ức chế dây thần kinh trung ương, giúp tinh thần thoải mái, an thần, dễ chịu hơn.
Chính vì thế, cách dùng cam thảo trị ho là một trong những cách làm khoa học và hiệu quả. Dùng cam thảo đúng cách sẽ giúp người bệnh giảm nhanh các cơn đau, sưng đau ở cổ họng, hết ngứa, giảm ho, làm dịu mát cổ họng, long đờm, giảm dịch nhầy,…
Ngoài ra, cam thảo còn được chứng minh đem lại công dụng trong điều trị các bệnh lý khác như viêm loét dạ dày, bệnh Addison, nhuận tràng, giảm co thắt cơ trơn, an thần,… rất tốt.
7 cách dùng cam thảo trị ho đơn giản và hiệu quả
Bài thuốc cam thảo trị ho phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau, kể cả cho trẻ nhỏ. Dưới đây là những bài thuốc trị ho rất hay từ cam thảo mà các bạn có thể tham khảo.
Bài thuốc 1 – Chữa ho và viêm họng mãn tính
Đây là bài thuốc được ghi chép trong báo Học viện Trung Y Vân Nam 1983 và sử dụng rộng rãi cho đến hiện tại, phù hợp với nhiều đối tượng kể cả trẻ nhỏ.
Các mẹ có thể áp dụng bài thuốc cam thảo trị ho cho trẻ sơ sinh dưới đây, rất an toàn và hiệu quả:
- Chuẩn bị 10g cam thảo sống tương đương với 2 thìa canh.
- Hãm cam thảo với 100ml nước sôi, uống như cách uống trà cho đến khi hết vị ngọt thì bỏ đi.
Mỗi ngày uống từ 2 đến 3 lần, liên tục cho đến khi hết ho và viêm họng. Lưu ý khi sử dụng người bệnh phải kiêng ăn cá, đường và ớt cay.
Bài thuốc 2 – Cách dùng cam thảo trị ho lâu ngày, ho có đờm
Cách dùng cam thảo trị ho này phù hợp với những người có dịch đờm trong cổ họng, chán ăn, cơ thể mệt mỏi.
- Chuẩn bị 12g nhân sâm hoặc đẳng sâm, 12g phục linh, 12g bạch truật, 8g cam thảo.
- Sắc nước thuốc cho đến khi cô cạn lại còn một nửa.
Chia bài thuốc thành 2 phần bằng nhau và uống 2 lần hết trong ngày.
Bài thuốc 3 – Dành cho trẻ bị ho nhiệt
Khi con bị ho nhiệt, mẹ có thể cho trẻ sơ sinh uống cam thảo để cắt nhanh các cơn ho dai dẳng bằng phương pháp dân gian sau:
- Dùng 80g cam thảo ngâm với 1 chiếc mật heo trong 5 ngày đêm,
- Sao khô cam thảo và tán thành bột mịn.
- Trộn mật ong nguyên chất vào bột cam thảo, vo thành các viên nhỏ kích thước bằng hạt đậu xanh.
Mỗi lần trẻ bị ho, bạn cho con uống 10 viên thuốc với nước sắc từ lá bạc hà.
Bài thuốc 4 – Cách dùng cam thảo trị ho lao lâu ngày
Những người bị ho lao, ho khan kéo dài mãi không khỏi, gây suy nhược cơ thể, mệt mỏi, kém ăn.
Khi đó, bạn có thể sử dụng bài thuốc dưới đây:
- Cam thảo miếng nướng hoặc sao vàng trên bếp lửa cho đến khi toả ra mùi thơm dịu nhẹ.
- Tán cam thảo thành dạng bột mịn và bảo quản trong lọ kín.
- Mỗi lần sử dụng dùng 4g bột hoà trong nước ấm để uống.
Mỗi ngày uống nước cam thảo từ 3 – 4 lần để trị ho lâu ngày.
Bài thuốc 5 – Trị ho và đau họng do phế nhiệt
Ho kéo dài thường dẫn đến tổn thương niêm mạc họng gây đau họng, có đờm đặc trong cổ họng khiến người bệnh phải khạc nhổ gây đau rát.
- Thành phần gồm có 80g cam thảo, 40g cát cánh.
- Trộn 2 vị thuốc vào với nhau. Mỗi lần uống dùng 20g thuốc sắc lấy nước uống mỗi ngày.
Kiên trì uống thuốc cho đến khi thấy hiệu quả rõ rệt.
Bài thuốc 6 – Cách chưng cam thảo trị ho
Khi bị ho khan, ho do cảm lạnh, viêm , viêm phế quản, bạn có thể dùng cam thảo kết hợp với trà xanh dưới đây đem lại hiệu quả rất tốt.
- Lấy 10g lá trà xanh vừa thu hái, rửa sạch bằng nước muối loãng rồi để cho ráo nước.
- Hãm nước lá trà xanh cùng với 200ml nước sôi trong khoảng 20 phút.
- Thêm 10g bột cam thảo vào nước trà, khuấy cho tan.
Mỗi ngày uống nước trà xanh cam thảo 2 lần vào sáng và tối, liên tục trong 1 tuần, uống ngay khi nước trà còn nóng để giảm ho, dịu cổ họng, hết đờm nhanh chóng.
Bài thuốc 7 – Cam thảo và chanh trị ho đơn giản
Thêm một cách dùng cam thảo trị ho rất đơn giản mà bạn có thể áp dụng ngay tại nhà là kết hợp cùng chanh tươi.
- Lấy 1 quả chanh tươi, vắt nước cốt chanh.
- Hoà tan 10g bột cam thảo vào 200ml nước ấm cho đến khi tan hoàn toàn bột.
- Thêm 20ml nước cốt chanh tươi vào khuấy cùng.
Uống nước cam thảo chanh tươi khi còn ấm, mỗi ngày uống 2 lần cho đến khi hết ho và đau họng.
Những lưu ý phải biết khi dùng cam thảo trị ho
Cách dùng cam thảo trị ho là bài thuốc dân gian được ông cha ta sử dụng và được kiểm chứng hiệu quả cũng như an toàn qua bao đời nay. Thậm chí bài thuốc này còn sử dụng an toàn cho cả trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh.
Song, các chuyên gia cảnh báo, cam thảo trị ho rất tốt nhưng không nên quá lạm dụng, khi sử dụng cũng cần chú ý những điều sau:
- Không dùng chung cam thảo với nhân trần: Gây ít sữa, mất sữa ở phụ nữ đang cho con bú. Ngoài ra nhân trần lợi tiểu làm dưỡng chất và nước bị đào thải ra ngoài nhanh chóng dẫn đến suy thai, dễ đẻ non và gây dị tật thai nhi.
- Phụ nữ mang thai không sử dụng cam thảo: Hoạt chất Glycyrrhiza trong cam thảo có thể tác động đến sự phát triển của não thai nhi, ảnh hưởng nhận thức và trí tuệ của bé sau này. Phụ nữ có thai dùng cam thảo quá nhiều sẽ dẫn đến sinh non, cần hết sức chú ý khi sử dụng.
- Nam giới không dùng quá 8g cam thảo/ngày: Hoạt chất Glycyrrhizic làm giảm sản sinh testosterone ở nam giới gây ra các vấn đề về sinh lý nam giới như bất lực, rối loạn cương dương, xuất tinh sớm,…
- Các đối tượng khác không nên dùng cam thảo: Người bị viêm thận, huyết áp cao, người cao tuổi, người bị táo bón, đầy hơi, người bị tích nước phù nề,…
- Một số tác dụng phụ khi lạm dụng cam thảo: Suy giảm hệ miễn dịch, tăng huyết áp, viêm loét dạ dày, tích nước gây phù nề,…
- Một số loại thuốc có tương tác với cam thảo: Thuốc hạ Kali, thuốc lợi tiểu, thuốc tim mạch, thuốc huyết áp, thuốc ngừa thai, thuốc hormon nội tiết tố, thuốc có chứa Corticosteroid,…
Cách dùng cam thảo trị ho là một trong những phương pháp dân gian lâu đời phù hợp với nhiều đối tượng. Trên đây là 7 cách trị ho bằng cam thảo an toàn hiệu quả mà bạn có thể áp dụng cũng như những lưu ý khi sử dụng. Trước khi dùng, bạn hãy tham khảo và lưu ý để bài thuốc phát huy được hiệu quả tốt nhất và an toàn cho sức khoẻ nhất.