Rượu Ba Kích: Cách Ngâm Ngon, Tỷ Lệ Ngâm Chuẩn Nhất
Rượu ba kích không đơn thuần chỉ là thức uống có hương vị đặc biệt, mà nó còn là vị thuốc bổ được cánh nam giới ưa chuộng và sử dụng hàng ngày. Bài viết dưới đây gửi tới độc giả công thức ngâm ba kích tửu chuẩn vị, thơm ngon và những lưu ý sử dụng để đạt hiệu quả tốt nhất.
Rượu ba kích là gì?
Ba kích tửu là rượu thuốc được ngâm từ củ ba kích rừng hoặc ba kích trồng. Sau một khoảng thời gian ngâm, rượu từ màu trắng sẽ chuyển sang màu tím nhạt và đậm dần thành tím đen. Loại rượu thuốc này có vị hơi nồng và hương thơm mùi đặc trưng của củ ba kích, nếu ngâm rượu đúng cách với thời gian đủ lâu sẽ loại bỏ được vị nồng gắt của rượu và giữ lại mùi vị ngọt, thơm.
Trong quá trình ngâm rượu chúng ta có thể thêm một số vị thuốc nam khác để tăng thêm công dụng chữa bệnh và bồi dưỡng sức khỏe như: Thạch hộc, phòng phong, thỏ ty tử, sơn thù du, thục địa, đương quy,…
Tác dụng của rượu ba kích
Củ ba kích là vị thuốc nam có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, đặc biệt đối với phái mạnh. Hãy cùng nhau tìm hiểu những tác dụng của rượu 3 kích mang lại:
- Củ ba kích ngâm rượu có tác dụng tăng cường sinh lực, bổ thận sinh tinh, đặc biệt giúp kéo dài thời gian giao hợp.
- Nam giới yếu sinh lý hay xuất tinh sớm khi dùng ba kích tửu hàng ngày sẽ giúp trợ dương, điều tiết xuất tinh và tăng chất lượng cuộc yêu.
- Bên cạnh đó, cây ba kích ngâm rượu còn đặc trị bệnh di mộng tinh, liệt dương giúp bổ thận tráng dương và kiện gân cốt
- Ba kích khi kết hợp cùng các dược liệu khác có thể chữa bệnh cao huyết áp, đặc biệt hiệu quả rõ rệt ở phụ nữ bị cao huyết áp thời kỳ mãn kinh.
- Đối với phụ nữ có kinh nguyệt không đều, sử dụng rượu ngâm ba kích giúp điều tiết tình trạng kinh nguyệt ổn định và giảm đau bụng dưới thời kỳ kinh nguyệt
- Ngoài ra, uống rượu ngâm ba kích còn giúp điều trị các bệnh mất ngủ, ngủ chập chờn, chóng mặt, lo âu, thần kinh suy yếu.
Hướng dẫn cách làm ba kích ngâm rượu đạt chất lượng
Trên thị trường hiện nay có 2 loại củ ba kích đó là củ ba kích tím và củ ba kích trắng. Do có nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe nên củ ba kích tím được ưu tiên sử dụng trong các bài thuốc và ngâm rượu uống.
Bên cạnh đó, ba kích lại có 3 loại được bán phổ biến gồm: ba kích rừng, ba kích trồng và ba kích phơi khô. Loại phơi khô thường không rõ nguồn gốc và hay bị pha lẫn nhiều loại củ dại, do đó chúng ta không nên sử dụng loại này. Hoặc nếu mua cần tìm hiểu kỹ đơn vị cung cấp và nơi sản xuất có uy tín hay không.
Củ ba kích trồng khá mọng nước, tròn trịa, ít bị gấp khúc và to bằng ngón tay trỏ có màu vàng nhạt. Khi lựa chọn loại này, nên lưu ý tránh mua phải ba kích trồng của Trung Quốc được bơm thuốc để củ ngả vàng giống ba kích rừng và không tốt cho sức khỏe.
Với củ ba kích rừng có hình dạng sần sùi do mọc ở bờ bụi, ven rừng,…những nơi khô cằn. Loại ba kích này rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe; nhưng hiện nay loại dược liệu này rất hiếm, tại Việt Nam chỉ tìm thấy ở một số địa phương như Phú Thọ, Bắc Ninh, Bắc Giang,…Vì vậy, nếu có cơ hội sở hữu loại ba kích rừng thì không nên bỏ lỡ.
Loại rượu được sử dụng ngâm ba kích nên có nồng độ từ 40° – 45°, tuyệt đối không được vượt quá 45°. Bởi, rượu có nồng độ quá nặng có thể làm hỏng củ ba kích, dẫn đến bỏ phí bình rượu 3 kích quý hiếm. Các bạn có thể sử dụng rượu trắng, rượu nếp, rượu ngô men hay rượu Kim Sơn để ngâm củ ba kích.
Bình ngâm rượu củ ba kích có tác động mạnh mẽ tới mùi vị của rượu sau này. Vì vậy khi chọn bình nên dùng bình thủy tinh hoặc chum sành để bảo quản và đảm bảo chất lượng rượu ngâm. Tuyệt đối không sử dụng bình nhựa, can nhựa để ngâm, bởi nồng độ của rượu sẽ xúc tác tới nhựa tạo ra những chất không tốt cho sức khỏe.
Cách ngâm ba kích tươi đơn giản
Với cách ngâm rượu ba kích tươi này, đầu tiên, phải rửa sạch củ ba kích tím và phơi khô hết nước. Tiếp theo dùng tay rút lõi hoặc dùng dao tách đôi củ ba kích để loại bỏ phần lõi cứng bên trong. Lý do phải loại bỏ lõi ba kích vì nó không chứa dưỡng chất mà có vị chát, nếu để nguyên lõi ngâm rượu sẽ làm giảm chất lượng và hương vị của ba kích ngâm rượu.
Sau khi rút lõi ba kích, chúng ta bỏ phần thịt ba kích tím vào bình thủy tinh hoặc chum sành rồi đổ rượu vào và đậy kín nắp. Lưu ý tỷ lệ ngâm rượu ba kích trong cách này là 1:3.
Sau 30 ngày đậy nắp kín, bạn hãy mở nắp vào đảo củ ba kích nhằm kích động, giúp ba kích tiết nhiều dưỡng chất. Sau đó lại đậy kín lại trong khoảng thời gian 60 ngày nữa. Chú ý sau khoảng thời gian này, màu ba kích tửu chuyển sang tím đậm là chúng ta có thể sử dụng.
Cách ngâm rượu ba kích khô thơm ngon
Đây là cách ngâm rượu ba kích ngon, đạt chuẩn, bởi hương vị mà nó tạo ra rất độc đáo và thơm ngon. Và để sở hữu bình rượu ngâm ba kích tím thơm ngon, đầu tiên chúng ta cần rửa sạch, phơi ráo nước. Sau đó cần tách bỏ lõi ba kích. Tiếp theo, phơi khô phần thịt ba kích.
Sau khi phơi khô, cho ba kích khô lên chảo nóng sáo qua lại trên lửa nhỏ từ 15 phút – 20 phút, sau đó để nguội. Bước này là bước quan trọng quyết định hương vị của ba kích ngâm rượu nên cần lưu ý tránh để bị cháy.
Củ ba kích sau khi để nguội, chúng ta cũng cho vào bình thủy tinh hoặc chum sành rồi đổ rượu vào bịt kín miệng. Tỷ lệ ngâm ba kích tửu ở cách này là 1:3.
Ba kích ngâm rượu có 2 loại là ba kích trắng và ba kích tím, chính vì vậy cách ngâm rượu ba kích trắng cũng giống như cách ngâm rượu ba kích tím. Trên đây là tổng hợp những cách làm ba kích ngâm rượu độc vị, ngoài phương pháp này bạn có thể ngâm rượu đa vị. Nghĩa là phối hợp thêm nhiều vị thuốc dược liệu khác để tạo thành bài thuốc hiệu quả hơn và tăng cường sức khỏe khi sử dụng.
Rượu ba kích ngâm bao lâu thì uống được?
Theo kinh nghiệm dân gian, rượu ngâm càng lâu thì càng ngon và bổ, bởi dưỡng chất từ ba kích chiết xuất ra nhiều. Đặc biệt ba kích tửu muốn đạt chuẩn và cho hương vị ngọt nhất nên hạ thổ một thời gian dài (tối thiểu 7 tháng).
Tuy nhiên, chúng ta không nhất thiết phải hạ thổ mà có thể ngâm ba kích tửu bình thường. Khi ngâm rượu theo phương án này thì thời gian tối thiểu là 3 tháng thì mới có thể dùng được, lúc này rượu sẽ có màu tím đậm. Nhưng nếu bạn muốn rượu ngon hơn, êm hơn, bớt gắt hơn và dễ uống hơn thì nên ngâm trên 6 tháng để có những kết quả tốt nhất.
Những lưu ý trong cách bảo quản và sử dụng rượu ba kích
Thời tiết cũng là yếu tố quan trọng quyết định tới chất lượng và quá trình ngâm ba kích tửu.
- Vào mùa hè, khi nhiệt độ ngoài trời trên 30°C thì mất khoảng 20 ngày để rượu chuyển sang màu tím.
- Ở mùa đông, khi nhiệt độ ngoài trời dưới 15°C thì phải mất tới 2 tháng để rượu chuyển sang màu tím.
Có sự khác nhau như vậy vì Etanol trong rượu hoạt động mạnh khi nhiệt độ cao, nên nhiệt độ môi trường sẽ ảnh hưởng tới màu rượu và quá trình chiết dưỡng chất của ba kích. Đó cũng là lý do vì sao nhiều người lựa chọn ngâm rượu củ ba kích vào mùa hè. Tuy nhiên, khi ngâm rượu vào những ngày nắng nóng cần đảm bảo bình rượu không bị ánh nắng chiếu trực tiếp, hay để ở nơi có nhiệt độ quá cao. Bởi ánh nắng trực tiếp từ mặt trời có nhiều độc tố không tốt, sẽ xúc tác làm ảnh hưởng tới quá trình trao đổi chất.
Một số điểm cần lưu ý khi sử dụng ba kích ngâm rượu:
- Một ngày 2 lần, mỗi lần chỉ uống 1 chén nhỏ và có thể uống vào bữa ăn
- Mỗi ngày chỉ uống từ 100 – 150ml, không nên dùng quá liều sẽ gây ảnh hưởng không tốt.
- Mỗi người có một cơ địa khác nhau nên liều lượng sử dụng sẽ khác nhau, vì vậy nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
- Nhiều người mới uống ba kích tửu sẽ thấy hơi khó uống, để dễ uống hơn bạn có thể ngâm kèm từ 1 – 2 thìa mật ong nhỏ.
Như vậy chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu công dụng, cách ngâm rượu ba kích và những điều cần kiêng kỵ khi sử dụng loại rượu thuốc này. Hy vọng với những thông tin quan trọng trên có thể giúp bạn tự ngâm cho mình bình ba kích tửu thơm ngon và bổ dưỡng.