Dùng Hạt Gấc Ngâm Rượu: Công Dụng, Cách Làm Và Lưu Ý
Từ lâu, quả gấc đã được người dân sử dụng như một chất tạo màu, tăng hương vị, bổ sung dầu thực vật và dưỡng chất trong ẩm thực. Trong Đông y, hạt gấc có tính nhiệt cùng vị đắng, đồng thời có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe và làm đẹp nên có thể dùng trong một số bài thuốc hoặc công thức rượu thuốc. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cơ bản về công dụng, cách thực hiện và lưu ý khi sử dụng hạt gấc ngâm rượu.
Dùng hạt gấc ngâm rượu có công dụng gì?
Quả gấc từ lâu đã là một loại quả phổ biến tại nước ta, gấc không chỉ ngon mà còn mang lại rất nhiều giá trị dinh dưỡng. Người dân thường dùng thịt gấc để chế biến nhiều món ăn trong thực đơn hằng ngày, tuy nhiên thực tế hạt gấc cũng có nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe. Trong dân gian và y học cổ truyền có nhiều công thức ngâm rượu thuốc để thoa ngoài da hoặc xoa bóp nhằm hỗ trợ điều trị một số bệnh.
Hạt gấc có đặc điểm gì và thành phần ra sao?
Cây gấc là một giống cây thân dây leo, phát triển nhanh và thích hợp sống trong điều kiện khí hậu nóng ẩm ở Việt Nam. Mỗi năm cây sẽ héo khô một lần và đến mùa xuân sẽ nhú mầm mới từ gốc lên, mỗi gốc sẽ có nhiều dây non, có gai, nhiều nhánh. Lá gấc màu xanh tốt, lá mọc đối xứng nhau, bề mặt hơi nhám.
Hoa của gấc có màu vàng, ban đầu quả còn non sẽ có màu xanh lá cây, khi chín có màu đỏ, bề mặt quả có nhiều gai mọc. Bổ quả gấc thì bên trong có nhiều thịt màu đỏ và nhiều hạt được bọc màng đỏ, phía trong hạt có màu đen, hình tròn xung quanh sẽ có nhiều răng cưa, đường vân lõm xuống. Thông thường sau khi ăn người ta vứt bỏ hạt gấc đi, tuy nhiên hạt gấc cũng là một thành phần có giá trị dinh dưỡng cao và được sử dụng như một vị dược trong y học cổ truyền.
Trong Đông y, hạt gấc là mộc miết tử, nó hình gần tròn, màu đen, có vỏ rất cứng với đặc tính hoạt huyết, giảm sưng, tiêu viêm. Nhân của loại hạt này khi thử có vị đắng, hơi ngọt nhẹ, tính ôn, hơi độc nhưng có khả năng chữa mụn nhọt và tiêu thũng tốt.
Lớp màng phía bên ngoài hạt gấc còn được sử dụng để làm thành dầu gấc chứa nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể. Nghiên cứu của y học hiện đại chỉ ra rằng hạt gấc bên trong có nhiều hoạt chất quý đối với sức khỏe của con người, cụ thể gồm: 1.8% Tanin, 2.8% Xenluloza, 55.3% chất Lipit, 16.6% chất Protit, 6% nước, 2.9% đường, 2.9% chất vô cơ, 11.7% chất khoáng,… Theo các nhà khoa học, các hoạt chất trong hạt gấc có tác dụng giảm đau gấp nhiều lần tốt hơn mật gấu.
Xem thêm: Rượu Đinh Lăng: Công Dụng Và Hướng Dẫn Cách Ngâm Chi Tiết
Quả gấc thường chín vào khoảng chừng tháng 8 – 10 hàng năm, người ta thu hoạch quả về để lấy hạt đem ngâm với rượu hoặc sử dụng trong một số bài thuốc Đông y khác. Tuy nhiên, dùng hạt gấc ngâm rượu thường chỉ để thoa ngoài da hoặc trong xoa bóp, tuyệt đối không nên dùng để uống. Đó là bởi vì trong quá trình ngâm với rượu sẽ giải phóng ra nhiều hoạt chất có thể gây ngộ độc khi đi vào cơ thể con người.
Công dụng của rượu ngâm hạt gấc
Dùng hạt gấc ngâm rượu trắng là một công thức rượu xoa bóp được áp dụng từ lâu nhờ sở hữu nhiều công dụng tốt và dược tính hỗ trợ điều trị một số bệnh lý hiệu quả. Như đã nói ở trên, trong thành phần hạt gấc có nhiều hoạt chất tốt với sức khỏe cùng tác dụng hoạt huyết, tiêu sưng thũng, chống viêm,…
Trong khi đó, rượu trắng cũng chữa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, đồng thời có khả năng sát khuẩn, đẩy lùi các bệnh liên quan đến tuyến tiền liệt, phòng chống bệnh loãng xương, khử trùng, xoa bóp, điều trị bong gân và trẻ hóa được làn da… Do đó, sự kết hợp của 2 nguyên liệu này sẽ mang đến nhiều tác dụng tuyệt vời như:
- Hỗ trợ trị sang chấn, tụ máu do té ngã, tai nạn: Các tài liệu nghiên cứu cho thấy, vì hạt gấc có tính hàn nên tác dụng giảm đau, tiêu viêm và chống ứ rất tốt. Vậy nên chúng được coi như một loại dược liệu và hay được dùng ngâm cùng với rượu thuốc giúp làm giảm sưng đau sau chấn thương, đánh bay những mảng máu tụ trên cơ thể. Hạt gấc ngâm rượu có công dụng như mật gấu trong việc hỗ trợ điều trị chấn thương và cầm máu. Bạn chỉ cần sử dụng rượu ngâm hạt gấc bôi lên vùng cần chữa trị và thực hiện hàng ngày cho tới khi hết đau nhức.
- Cải thiện đau nhức xương khớp: Rượu hạt gấc được coi là giải pháp hữu hiệu đối với những bệnh nhân bị đau nhức xương khớp. Chúng được sử dụng để giảm đau nhức và giảm sưng khớp một cách tự nhiên mà không tạo nên phản ứng phụ như Tây y. Tuỳ theo vị trí bị đau nhức, bạn nên dùng một lượng rượu hạt gấc vừa đủ rồi bôi lên các khớp đó. Kết hợp massage, nắn bóp nhẹ để những hoạt chất thẩm thấu sâu vào bên trong khớp, thúc đẩy tuần hoàn máu tới vùng bị đau giúp cho tổn thương nhanh chóng được chữa khỏi.\
Đừng bỏ qua: Rượu Tứn Khửn: Thành Phần, Tác Dụng, Cách Ngâm Và Lưu Ý
- Sát khuẩn cho vết côn trùng cắn, vết thương gây chảy máu ngoài da: Lượng Vitamin C có trong hạt gấc kết hợp với khả năng kháng khuẩn tự nhiên của rượu sẽ mang đến khả năng diệt trùng tuyệt vời. Từ đó, rượu hạt gấc sẽ giúp làm sạch bề mặt bị tổn thương, tiêu diệt vi khuẩn, ngăn ngừa nhiễm trùng ở vết thương ngoài da, đồng thời làm giảm hiện tượng sưng tấy, ngứa ngáy do côn trùng cắn.
- Giảm sưng đau vú: Các trường hợp bệnh nhân có biểu hiện sưng vú, dân gian thường dùng loại rượu gấc này bôi vào khu vực sưng đau với tần suất 3 – 4 lần/ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
- Cải thiện triệu chứng bệnh trĩ: Loại rượu này với tác dụng giảm đau, chống sưng tự nhiên mà có thể dùng để điều trị bệnh trĩ ngoại ở mức độ nhẹ. Bạn chỉ cần lấy một ít rượu rồi xát hạt gấc giã nát sau đó đắp vào hậu môn. Để như vậy ít nhất 30 phút rồi rửa sạch lại, thực hiện cách chữa này tại nhà 1 – 2 lần/ngày để thấy các triệu chứng do bệnh gây nên thuyên giảm.
- Hỗ trợ khắc phục bệnh quai bị: Đây là một loại bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ gây ra bởi virus tấn công vào tuyến nước bọt tạo nên tình trạng sưng viêm. Theo dân gian, bệnh nhân dùng rượu ngâm gấc để khắc phục bệnh bằng cách thấm một ít rượu hạt gấc vào miếng gạc y tế để đắp lên chỗ bị sưng đau. Tiếp đó dùng băng dán cố định lại, mỗi ngày đắp rượu thuốc khoảng 30 phút, tình trạng sưng đau sẽ được giảm đi đáng kể.
- Điều trị bệnh lý liên quan tới răng miệng: Đối với các bệnh lý này, hạt gấc ngâm rượu sẽ được sử dụng như một loại thuốc ngậm có khả năng làm giảm tình trạng đau nhức, chảy máu ở chân răng. Các đối tượng bị chảy máu hay loét miệng lưỡi cũng có thể sử dụng rượu ngâm hạt gấc để điều trị. Mỗi ngày dùng 2 lần, lấy một ngụm rượu nhỏ ngậm trong 15 – 30 phút rồi nhổ ra. Sau đó, bạn cần súc miệng lại với nước trước khi ăn hoặc uống nước và nên thực hiện đầy đủ vào buổi sáng hoặc buổi chiều là tốt nhất.
- Cải thiện tình trạng viêm xoang: Viêm xoang hay gây ra những triệu chứng như nghẹt mũi, chảy nước mắt, nhức đầu,… Trong trường hợp bệnh nhẹ, bạn nên dùng rượu hạt gấc để điều trị bằng cách lấy bông gòn nhúng với dung dịch rượu bôi vào bên trong mũi. Chờ trong một vài phút để rượu thuốc thấm sâu phía trong và nhẹ nhàng hút sạch dịch mũi từ bên trong ra. Lúc này lỗ mũi sẽ trở nên thông thoáng, dễ chịu hơn và tình trạng viêm xoang cũng được giảm thiểu tối đa.
- Hỗ trợ điều trị bướu bạch: Lấy rượu hạt gấc thoa bóp ngoài bướu hạch mỗi ngày từ 2 đến 3 lần để giảm sưng đau hạch, thu nhỏ cục bướu.
- Giảm vết chai sần ở chân: Nhân hạt gấc đem giã nhuyễn và trộn cùng với rượu trắng khoảng 35 – 40 độ. Mỗi ngày bạn sử dụng hỗn hợp trên đựng trong túi Polyetylen buộc vào vị trí cần chữa trị. Sau đó đục 1 cái lỗ nhỏ trên túi tại vị trí vết chai chân cho rượu thuốc thấm và ngấm sâu vào nơi có chai, bạn cần thay thuốc mỗi 2 ngày.
- Làm mờ nám, làm đẹp da: Với hàm lượng Lycopen bên trong, hạt gấc mang đến hiệu làm đẹp và giảm sắc tố đen cực tốt trên da. Nhờ vậy mà hạt gấc giúp chăm sóc làn da hiệu quả, hỗ trợ việc làm mờ thâm nám và tàn nhang. Các bạn có thể dùng màng ngoài của hạt gấc hoặc làm mặt nạ với rượu gấc và dầu gấc hỗ trợ điều trị nám.
- Làm đen tóc: Thêm một công dụng của hạt gấc ngâm rượu đó là làm đen tóc và giúp sáng mắt giống như hà thủ ô. Loại rượu ngâm này sẽ làm cho tóc chắc khoẻ, bóng mượt và đen chỉ sau một thời gian ngắn.
Sở hữu nhiều công dụng tốt cho sức khỏe và làm đẹp, do đó dễ hiểu khi nhiều người dùng hạt gấc ngâm rượu tại nhà. Tuy nhiên cần lưu ý không dùng rượu hạt gấc theo đường uống bởi có thể dẫn đến ngộ độc.
Hướng dẫn cách dùng hạt gấc ngâm rượu xoa bóp
Dù với bất cứ loại rượu thuốc nào, khi dùng chúng ta cũng phải tuân thủ đúng hướng dẫn đưa ra cũng như công thức pha chế để có được một bình rượu an toàn và hiệu quả khi sử dụng cho bất cứ mục đích gì. Với rượu hạt gấc ngâm, chúng sẽ phát huy được công dụng tối đa trong hỗ trợ điều trị bệnh, làm đẹp khi các bạn tuân thủ theo thứ tự các bước chỉ dẫn và liều lượng sau đây:
- Bước 1: Chuẩn bị 30 – 40 hạt gấc từ những quả gấc chín, không hư hỏng có vỏ ngoài đen bóng, bên cạnh đó cần có 500ml rượu trắng với nồng độ cồn từ 40 – 50 độ cùng một chiếc bình thủy tinh có nắp đậy kín.
- Bước 2: Dùng bếp than đốt hạt gấc cho tới khi lớp vỏ phía bên ngoài cháy đen.
- Bước 3: Loại bỏ đi lớp vỏ, chỉ chọn lấy phần nhân hạt gấc màu vàng ở bên trong.
- Bước 4: Cho hạt gấc vào trong bình thủy tinh, đổ lượng toàn bộ lượng rượu đã chuẩn bị vào để tiến hành ngâm.
- Bước 5: Vặn chặt nắp bình rượu sau khi đảm bảo rượu đã ngập hết phần hạt gấc bên dưới. Bảo quản bình rượu ở khu vực thoáng mát, không có ánh nắng mặt trời và thỉnh thoảng lắc nhẹ bình rượu để rượu ngấm đều vào hạt gấc.
- Bước 6: Rượu hạt gấc khi ngâm càng lâu thì tác dụng chữa bệnh sẽ càng tuyệt vời. Trong trường hợp cần dùng gấp, các bạn có thể lấy rượu ra sử dụng sau 10 ngày ngâm.
Cách sử dụng và bảo quản rượu hạt gấc
Việc sử dụng cũng như bảo quản rượu ngâm hạt gấc cần được thực hiện đúng cách để đảm bảo an toàn khi dùng cũng như hiệu quả trong làm đẹp hay hỗ trợ chữa bệnh.
Sử dụng rượu hạt gấc như thế nào an toàn?
Tuy rượu hạt gấc rất tốt cho sức khỏe lại có nhiều công dụng chữa bệnh và làm đẹp nhưng theo ghi chép từ sách Đông y từ xa xưa, loại hạt này cũng có chứa độc tính có thể gây ngộ độc, nguy hiểm khi dùng để uống. Vì lý do đó, chúng ta chỉ nên dùng loại rượu ngâm này để bôi ngoài da với liều lượng không quá 2.5 ml/ngày. Lưu ý, tuyệt đối không uống rượu hạt gấc, tránh để các vùng da nhạy cảm hoặc mắt tiếp xúc trực tiếp với rượu ngâm.
Về cách sử dụng cụ thể, mỗi loại bệnh sẽ có một cách chữa trị riêng. Bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia, lương y để dùng đúng liều lượng, phương thức, từ đó tránh xảy ra những biến chứng không đáng có. Ngoài ra, khi muốn kết hợp rượu hạt gấc với bất cứ dược liệu nào, cần tham khảo và nghe theo chỉ định của bác sĩ để tránh gây ra các tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe.
Nếu trong quá trình sử dụng nếu xảy ra bất cứ triệu chứng dị ứng nào dù nhẹ nhất hoặc các biểu hiện phát ban, sốt co giật, khó thở, loạn nhịp tim hay tình trạng khác, bạn cần rửa sạch vùng da thoa rượu và liên hệ ngay với bác sĩ hoặc thầy thuốc có chuyên môn để được thăm khám cũng như điều trị ngay, kịp thời.
Nên bảo quản rượu ngâm hạt gấc ra sao?
Sau khi chế biến hạt gấc ngâm rượu xong, bạn phải bảo quản rượu thật tốt để không ảnh hưởng đến chất lượng thành phẩm. Trước hết, bạn nên tránh để bình rượu ở nơi bị ánh nắng chiếu trực tiếp, nên đặt bình ở nơi khô ráo, nhiệt độ hợp lý nhất là khoảng 25 độ.
Mua hạt gấc để ngâm rượu ở đâu uy tín? Giá bao nhiêu?
Do hạt gấc là vị thuốc tốt trong điều trị viêm đau xương khớp cũng như chữa bệnh trĩ, hỗ trợ làm đẹp,… nên hiện này có nhiều người bệnh với nhu cầu tìm mua loại dược liệu này nhưng lại chưa biết được địa chỉ bán hàng uy tín. Được biết hạt gấc hiện có bán với giá 140.000 VND/kg tại các cửa hàng, nhà thuốc cung cấp dược liệu Đông y hoặc các sàn thương mại điện tử.
Khách hàng có thể tìm mua hạt gấc trên các sàn thương mại điện tử hay một số địa chỉ cung cấp dược liệu uy tín. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng sản phẩm, cần chú ý xem các đánh giá của khách hàng đã mua trước đó và lựa chọn những da thuốc Đông y có tiếng để tham khảo và quyết định nên mua hay không.
Có thể bạn quan tâm: Rượu Tắc Kè Có Tốt Không, Nên Dùng Cho Đối Tượng Nào?
Những điều cần lưu ý khi sử dụng hạt gấc ngâm rượu
Khi lựa chọn sử dụng các hạt gấc ngâm rượu chữa bệnh xương khớp có một số điều cần đặc biệt lưu tâm. Để đảm bảo tác dụng hỗ trợ cải thiện đau nhức các vị trí, giảm đau cơ xương khớp và hỗ trợ trị bệnh, đồng thời tránh các tác dụng phụ khi dùng hạt gấc ngâm rượu, bạn cần chú ý:
- Chỉ nên thoa và xoa bóp rượu gấc bên ngoài da, không nên uống để tránh tối đa khả năng gây phản ứng phụ khó kiểm soát.
- Sử dụng rượu ngâm với liều lượng vừa phải chừng 2 – 4gr/ngày, không sử dụng quá nhiều bởi nó cũng không thực sự tốt cho cơ thể.
- Với những bệnh nhân đang dùng thuốc Tây y để điều trị bệnh xương khớp, tuyệt đối không nên dùng kết hợp rượu gấc thời gian này.
- Không nên dùng rượu gấc cho trẻ em dưới 9 tuổi vì làn da của trẻ còn rất mỏng và nhạy cảm.
- Cách thức dùng hạt gấc ngâm rượu chữa xương khớp này hiện nay chưa có minh chứng y khoa rõ ràng. Đây là bài thuốc dân gian có tác dụng hỗ trợ giảm đau nhức, giảm sưng và hoàn toàn không thay thế được phương pháp đặc trị.
Trên đây là những thông tin về những công dụng cũng như lưu ý khi dùng hạt gấc ngâm rượu. Mong rằng với những thông tin được chia sẻ ở trên, các bạn sẽ hiểu hơn về loại rượu thuốc này, đồng thời biết cách ngâm và sử dụng hợp lý để mang lại hiệu quả điều trị an toàn.