Cà gai leo có tác dụng phụ không? Có thực sự tốt như lời đồn?
Cà gai leo là vốn được xem là một vị thuốc nam quý, được sử dụng với rất nhiều công dụng, mục đích khác nhau. Tuy nhiên, nhiều câu hỏi đặt ra “Liệu sử dụng cà gai leo có tác dụng phụ không?”. Cùng VietFarm theo dõi bài viết dưới đây để có thể trả lời những thắc mắc của bạn.
Đặc điểm của cây cà gai leo
Những thông tin cung cấp về cây cà gai leo dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về những đặc điểm, thành phần, công dụng của loại cây này.
Cà gai leo là tên gọi trong dân gian, tuy nhiên tùy từng địa phương, tùy nơi còn được gọi với các tên sau: cà gai cườm, cà Hải Nam, cà quánh, cà lù, cà bò, cà vạnh….Tên khoa học của cà gai leo là Solanum hainanense Hance hoặc Solanum procumbens Lour.
Các thành phần có trong cà gai leo bao gồm có alkaloid, acid amin, sterol, aponin, flavonoid…Trong đó Flavonoid được biết đến là một trong những chất chống oxy cực mạnh giúp cho việc ức chế việc phát triển các tế bào ung thư, xơ gan..
Thêm vào đó, ở rễ và lá còn có nhiều dược tính có lợi cho sức khỏe như ihysrolanosterol, beta hydroxy 5 anpha pregan 16 on, Solamin A, B. Các thành phần này, đặc biệt giúp cho việc giảm đau, kháng viêm. Chính vì vậy, loại cây này được sử dụng rất nhiều vào việc điều trị xương khớp.
Do đặc tính của cà gai leo có vị ngăm đắng, tính ấm nên trong đông y vị thuốc này được sử dụng để tiêu độc, trừ ho, giảm đau, cầm máu và tán thấp.
Tác dụng cụ thể của cà gai leo
Theo các nghiên cứu của những nhà nghiên cứu về y học đã chỉ ra những công dụng chính của cà gai leo bao gồm:
- Chữa bệnh viêm gan do virut, giải độc gan, gan nhiễm mỡ:
Một thử nghiệm lâm sàng trong điều trị bệnh về gan bằng cà gai leo đã chỉ ra rằng trong 60 người viêm gan B sử dụng thì kết quả đạt mức tốt, rất tốt là khoảng 66,7%. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng hoạt chất của glycoancaloid có trong dịch chiết giúp hạn chế sự phát triển của xơ gan và chống oxy hóa cực kỳ tốt.
- Tác dụng giải độc rượu:
Các hoạt chất có trong cà gai leo giúp cho việc biểu hiện của cơn say được giảm đi rõ rệt như đau đầu, loạng choạng, chất độc của rượu ngấm vào trong cơ thể.
Hoạt chất glycoancaloid có trong cà gai leo là một trong những chất có khả năng chống oxy hóa mạnh giúp chống gốc tự do để loại tế bảo này khó có thể phát triển được. Bởi vậy, mà cà gai leo luôn được coi là vị thuốc quý có tác dụng ức chế quá trình ung thư diễn ra nhanh chóng, đồng thời phòng chống ung thư.
- Tác dụng chữa đau lưng, rắn cắn:
Cây cà gai leo còn có tác dụng giảm đau lưng hiệu quả. Thêm vào đó, thành phần trong dược liệu còn giúp cơ thể tống tiễn độc tố của rắn xâm nhập vào cơ thể.
Ngoài ra cây cà gai leo còn có công dụng hỗ trợ chữa vàng mắt, da mẩn ngứa, mụn nhọt, tê thấp, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Uống cà gai leo có tác dụng phụ không?
Có nhiều công trình khoa học đã nghiên cứu về độc tính cấp đi kèm với công dụng của cà gai leo đã chứng minh rằng ở dưới dạng chiết xuất toàn phần thì cà gai leo không hề gây độc hay có bất kỳ tác dụng phụ nguy hại tới sức khỏe người sử dụng. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng do sử dụng sai liều lượng mà người dùng có thể gặp phải một số tác dụng phụ của cà gai leo như: đau bụng, khó tiêu, đầy hơi, dị ứng da, đi ngoài,…
Với việc sơ chế dạng thô thì bạn đặc biệt phải lưu ý đến liều lượng sử dụng cũng như thời gian đun nấu để đảm bảo mang đến hiệu quả tốt nhất, cơ thể không bị kích ứng. Theo khuyến cáo của các bác sĩ thì chỉ nên sử dụng từ 20 – 30g cà gai leo một ngày.
Một số trường hợp người dùng băn khoăn về việc uống cà gai leo bị nổi mụn tuy nhiên theo Ts.Bs Nguyễn Thị Vân Anh – Viện trưởng Viện Nghiên cứu và phát triển Y dược học cổ truyền dân tộc cá gai leo có tác dụng giải độc, mát gan, thanh lọc cơ thể. Chính vì vậy, việc nổi mụn nóng do sử dụng cà gai leo là việc khó có thể xảy ra. Trái lại, nếu cơ địa bạn do nóng mà nổi mụn thì cà gai leo chính là một gợi ý trong các phương pháp trị mụn bằng các dược liệu thiên nhiên đáng sử dụng nhất.
Một số trường hợp người dùng bị nổi mụn nhọt, mề đay hay đi ngoài sau khi dùng cà gai leo là do sử dụng phải dược liệu giả, kém chất lượng. Do đó cần “chọn mặt gửi vàng” tìm tới những địa chỉ uy tín để mua sản phẩm.
Sử dụng dây cà gai leo chữa bệnh để tránh tác dụng phụ
Dưới đây là một số bài thuốc về cà gai leo hỗ trợ điều trị các bệnh thường gặp mà không gây tác dụng phụ bạn có thể tham khảo như:
- Chữa ho gà:Sử dụng 10g cà gai leo, 10g thiên môn, 10g mạch môn tất cả đem sao vàng, sau đó sắc thành nước uống ngày 3 lần.
- Chữa viêm gan, xơ gan: Dùng 30g cà gai leo (thân, rễ, lá) kết hợp với 10g dừa cạn và 10g cây chó đẻ. Đem bài thuốc này sắc uống hằng ngày sẽ giúp hỗ trợ chống tế bào ung thư và điều trị chữa viêm gan, xơ gan
- Chữa phong tê thấp: Với công thức của thang thuốc sau: Cà gai leo 10g, dây gấm 10g, thổ phục linh 10g, kê huyết đằng 10g, lá lốt 10g, tất cả sao vàng sau đó đem sắc và sử dụng 1 ngày 1 thang thuốc như vậy sẽ giúp chữ đau lưng, phong tê thấp và nhức mỏi.
- Giải rượu bia:Để giải rượu bia đêm 100g cà gai leo sắc với 400ml nước cho tới khi chỉ còn 150ml, sử dụng nước này để uống trong ngày. Lưu ý là bạn nên uống khi còn ấm để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Một số lưu ý khi sử dụng cà gai leo
Để mang lại hiệu quả tốt nhất thì khi sử dụng cà gai leo bạn cần chú ý một số điểm sau đây:
- Sử dụng lượng cà gai leo hợp lý để mang lại hiệu quả tốt nhất. Nếu trong quá trình sử dụng nếu thấy bất cứ dấu hiệu bất thường nào nên dừng sử dụng ngay và hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn.
- Nên đun cà gai leo với thời gian chuẩn theo yêu cầu của bác sĩ để đảm bảo nhất khi sử dụng.
- Không nên sử dụng cà gai leo đối với những trường hợp phụ nữ đang mang thai hay cho con bú. Vì những dược tính mạnh trong cà gai leo có thể gây tắc tuyến sữa, ảnh hưởng đến những dưỡng chất cho cả mẹ và bé.
- Hiện trạng gan của trẻ nhỏ vẫn chưa được hoàn thiện đầy đủ các chức năng của mình cho nên không sử dụng cà gai leo đối với trẻ dưới 6 tuổi.
Hướng dẫn đánh giá cà gai leo chất lượng
Cà gai leo là một trong những dược liệu rất quen thuộc với mọi người và dễ tìm kiếm. Chính vì thế, hiện nay có rất nhiều sản phẩm cà gai leo hiện nay được trồng, bày bán tràn lan trên thị trường khiến cho người sử dụng không biết đâu để lựa chọn được cà gai leo chất lượng, tiêu chuẩn nhất. Việc không lựa chọn được sản phẩm dược liệu đúng chuẩn sẽ rất dễ dẫn đến “tiền mất, tật mang” vừa không mang lại hiệu quả khi sử dụng, lại vừa có thể gây hại sức khỏe.
Để đánh giá được cà gai leo có chất lượng, chuẩn hay không thì cần chú ý đến một số đặc điểm sau:
- Cà gai leo đúng phải là cây thân nhỏ có nhiều nhánh, gai trên cây có màu vàng không phải là cây thẳng đứng, cao như các loại cà dại khác.
- Lá cây có lông mịn màu trắng, trên bề mặt lá có gai nhỏ, hơi thuôn và có hình bầu dục.
- Vị của cà gai leo chuẩn khi sắc lên có mùi thơm, vị hơi the và đắng nhẹ
- Khi mua cà gai leo đạt chuẩn, thì phần cà gai leo đã được phơi khô phải có mùi thơm, không có dấu hiệu của mùi ẩm mốc hư hỏng.
- Cà gai leo mang lại chất lượng tốt nhất là cà gai leo được trồng không có sử dụng thuốc sâu, không thuốc diệt cỏ và phải trồng theo tiêu chuẩn sạch GACP – WHO tiêu chuẩn về thực hành trồng trọt và thu hái theo tổ chức y tế thế giới.
- Nếu là cà gai leo dạng chiết cao thì cần lưu ý những loại không có chất bảo quản và phải được mua tại những địa điểm uy tín để đảm bảo chất lượng nhất.
Sử dụng cà gai leo đạt tiêu chuẩn sẽ mang lại những hiệu quả tốt nhất trong việc điều trị các bệnh về gan, viêm gan, chống ung thư, ho…Do đó, bạn cần lưu ý những điểm trên để có thể lựa chọn được sản phẩm cà gai leo tốt nhất cho mình.
Vậy mua cà gai leo ở đâu là đạt chuẩn và đảm bảo chất lượng tốt nhất? Luôn được chuẩn bị kỹ từng khâu từ gieo trồng hạt giống, chăm sóc cho đến thu hoạch theo tiêu chuẩn cho phép đã mang lại các sản phẩm cà gai leo từ Vietfarm luôn đạt chất lượng cho phép và đảm bảo chất lượng nhất. Cũng chính bởi vậy, mà nhiều năm qua Vietfarm luôn được người sử dụng tin tưởng là địa chỉ uy tín cung cấp các dược liệu từ thiên nhiên đảm bảo, chất lượng nhất.
Hy vọng với những thông tin chia sẻ bên trên về vấn đề “Cà gai leo có tác dụng phụ không?” đã giúp cho bạn có những thông tin cụ thể nhất về phương thuốc nam quý này. Để đảm bảo trong quá trình sử dụng mang lại hiệu quả cao nhất và phù hợp nhất với bản thân mình, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng nhé.